(VTC News) - Theo đề án đăng cai ASIAD 2019 của Việt Nam, chúng ta sẽ thu được trên 1.000 tỷ đồng, chính xác là 1.012 tỷ đồng từ việc đăng cai Á vận hội lần thứ 18.
Tuy nhiên, thực tế để đạt được con số này là chuyện gần như không thể. Các chuyên gia tài chính nhận định, Ban tổ chức ASIAD 2019 chỉ cần thu được một nửa số tiền đề ra đã là rất thành công.
Lý do để các chuyên gia đưa ra nhận định trên là vì thực tế khách quan của nền kinh tế Việt Nam lẫn thế giới trong bối cảnh hiện nay. Bên cạnh đó là việc Việt Nam lần đầu tiên tổ chức một kỳ Á vận hội, kinh nghiệm không có nhiều. Đặc biệt hơn, năng lực và cung cách tiếp thị, vận động tài trợ cho các sự kiện Thể thao ở Việt Nam còn rất yếu. Bằng chứng là những kỳ Đại hội thể thao có tầm thấp hơn trước đó như SEA Games 22 (2003), Asian Indoor Games 3 (2009), chúng ta đều không đạt được mục tiêu về khoản thu này.
Tại SEA Games 22, Ban tổ chức chỉ thu được 70 tỷ đồng (tiền mặt và hiện vật) còn ở Asian Indoor Games con số này còn tụt giảm tệ hại với chỉ 30 tỷ đồng.
Đề án chỉ ra, chúng ta chắc chắn sẽ có 141 tỷ đồng từ tiền đóng lệ phí dự tranh của các đoàn và khoảng 30 tỷ từ tiền bán vé.
Đó là phần “cứng” nhưng phần “mềm” thì quả là khiến nhiều người phải giật mình - giật mình vì đây là mục tiêu không dễ để thực hiện. Theo đề án, khoản thu từ các mảng tiếp thị tài trợ, quảng cáo, bản quyền truyền hình lên tới 840 tỷ đồng.
Đây là những con số được xây dựng dựa trên những tham khảo từ các kỳ Á vận hội đã qua của các nước khác, bên cạnh đó là những dự báo lạc quan về tình hình kinh tế Việt Nam và thế giới trong vài năm tới.
Asian Indoor Games 2009 chỉ mang về 30 tỷ từ tiền tài trợ, quảng cáo, bản quyền truyền hình. |
Tuy nhiên, thực tế để đạt được con số này là chuyện gần như không thể. Các chuyên gia tài chính nhận định, Ban tổ chức ASIAD 2019 chỉ cần thu được một nửa số tiền đề ra đã là rất thành công.
Lý do để các chuyên gia đưa ra nhận định trên là vì thực tế khách quan của nền kinh tế Việt Nam lẫn thế giới trong bối cảnh hiện nay. Bên cạnh đó là việc Việt Nam lần đầu tiên tổ chức một kỳ Á vận hội, kinh nghiệm không có nhiều. Đặc biệt hơn, năng lực và cung cách tiếp thị, vận động tài trợ cho các sự kiện Thể thao ở Việt Nam còn rất yếu. Bằng chứng là những kỳ Đại hội thể thao có tầm thấp hơn trước đó như SEA Games 22 (2003), Asian Indoor Games 3 (2009), chúng ta đều không đạt được mục tiêu về khoản thu này.
Tại SEA Games 22, Ban tổ chức chỉ thu được 70 tỷ đồng (tiền mặt và hiện vật) còn ở Asian Indoor Games con số này còn tụt giảm tệ hại với chỉ 30 tỷ đồng.
Đ.Q
Bình luận