Người tiêu dùng hiện nay có thể gọi đến đường dây nóng của một số đơn vị chức năng theo danh sách do Bộ Công thương cấp dưới đây để phản ánh các vấn đề của mình khi có những vướng mắc trong quá trình giao dịch thương mại điện tử trong tình huống cần sự hỗ trợ của cơ quan chức năng.
STT | Lĩnh vực | Đường dây nóng | Đơn vị đầu mối |
1 | Xuất nhập khẩu | 024.2220.2240 | Cục Xuất nhập khẩu |
2 | Dịch vụ công trực tuyến (hỗ trợ kỹ thuật) | 18006838 | Uỷ ban Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng |
3 | Phản ánh kiến nghị với lực lượng quản lý thị trường | 1900888655 | Tổng cục Quản lý thị trường |
4 | Dịch vụ công trực tuyến (hỗ trợ kỹ thuật) | 024.2220.5395 | Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số |
5 | Phản ánh, kiến nghị, khiếu nại về website thương mại điện tử | 024.2220.5512 | Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số |
Mới đây, theo Tổng cục Quản lý Thị trường, mặc dù đã tích cực vào cuộc ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, song vấn nạn hàng giả, gian lận thương mại, hàng lậu vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. Các đối tượng chuyển địa bàn hoạt động từ môi trường truyền thống sang môi trường thương mại điện tử. Tính chung 10 tháng năm 2023, lực lượng quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra 62.338 vụ việc, xử lý 44.554 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách trên 410 tỷ đồng.
Chống hàng giả trên thương mại điện tử là vấn đề vô cùng quan trọng, cấp thiết trong bối cảnh hiện nay, nhiệm vụ này sẽ được toàn lực lượng quản lý thị trường đẩy mạnh trong vòng 3 đến 5 năm tới. Đây không chỉ là nhiệm vụ của riêng Bộ Công Thương mà còn là trách nhiệm chung của toàn xã hội, trên hết là của lực lượng quản lý thị trường.
Thương mại điện tử, mạng xã hội là không gian vô cùng rộng lớn, xuyên biên giới, do vậy, lực lượng quản lý thị trường cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và con người, để phục vụ nhiệm vụ đấu tranh phòng chống hàng giả trên thương mại điện tử.
Bình luận