• Zalo

Một ngày nên uống bao nhiêu nước lá tía tô?

Tư vấnThứ Bảy, 01/07/2023 09:00:00 +07:00Google News
(VTC News) -

Nhiều người thường nấu nước lá tía tô để uống hàng ngày, vậy một ngày nên uống bao nhiêu nước lá tía tô?

Từ lâu lá tía tô được người dân sử dụng như phương pháp tự nhiên để chữa bệnh không cần dùng thuốc. Ngoài việc làm rau gia vị nhiều người thường có thói quen nấu nước lá tía tô để uống. vậy, 1 ngày nên uống bao nhiêu nước lá tía tô?

Tác dụng của nước lá tía tô

Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Vinmec chỉ ra, lá tía tô là loại rau thơm phổ biến có tác dụng chữa bệnh. Trong y học cổ truyền tía tô có vị cay, tính ấm, vào 3 kinh phế - tâm – tỳ, kích thích ra mồ hôi.

Dưới đây là tác dụng của nước lá tía tô với sức khỏe:

Giảm cân

Lá tía tô chứa nhiều protein thực vật, chất xơ, vitamin và khoáng chất thiết yếu do đó tác dụng của lá tía tô là tăng cường chuyển hóa, trao đổi chất từ đó đốt cháy, đào thải chất béo ra ngoài.

Lượng chất xơ trong lá tía tô có công dụng duy trì vóc dáng săn chắc, thon gọn.

Uống nước lá tía tô thay nước lọc hàng ngày là phương pháp giảm cân cực kỳ hiệu quả.

Xóa mờ thâm nám

Chiết xuất lá tía tô có khả năng ức chế sự tổng hợp tyrosinase và melanin giúp làm sáng da.

Uống nước lá tía tô thay nước lọc hàng ngày bổ sung cho cơ thể một lượng lớn dưỡng chất giúp cải thiện sắc tố, tẩy tế bào chết từ đó xóa mờ thâm nám, dưỡng da trắng sáng.

Một ngày nên uống bao nhiêu nước lá tía tô là băn khoăn của nhiều người

Một ngày nên uống bao nhiêu nước lá tía tô là băn khoăn của nhiều người

Ngăn ngừa lão hóa

Lá tía tô chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa giúp làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể, ngăn ngừa các dấu hiệu của tuổi tác như nếp nhăn, tàn nhang, sạm da.

Điều trị mụn

Lá tía tô chứa hàm lượng cao chất kháng khuẩn, chống viêm có tác dụng chữa lành, ngăn ngừa mụn, điều trị viêm da hay mẩn ngứa.

Tác dụng của lá tía tô đó là thanh lọc, giải độc hiệu quả. Vậy có thể uống nước lá tía tô thay nước lọc được không? Uống lá tía tô hàng ngày giúp làm sạch cơ thể, giảm thiểu tình trạng da xỉn màu.

Cách đun lá tía tô để giúp giữ lại nhiều dinh dưỡng

Để đun nước lá tía tô uống hàng ngày, bạn có thể ngâm lá tía tô với nước muối pha loãng rồi rửa sạch. Sau đó đun sôi nước rồi cho lá tía tô vào. Sau 2 phút tắt bếp, để nguội. Cuối cùng cho thêm 3 lát chanh vào bình, đậy nắp, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để uống dần.

Bạn cũng có thể đun lá tía tô như sau để chữa cảm lạnh: Lấy 3 lát gừng, 1 vỏ quả quýt rửa sạch, 1 nắm lá tía tô tươi. Cho vào nồi nước, đun sôi, uống ấm.

Cách giải cảm bằng lá tía tô: 1 nắm lá tía tô tươi, 2 củ hành, 3 lát gừng. Thái nhỏ các nguyên liệu rồi cho vào bát, đập 1 quả trứng gà rồi múc cháo hoa. Trộn đều ăn nóng.

Lưu ý: Nước lá tía tô tươi nên sử dụng trong 24 giờ để đảm bảo chất lượng, mùi vị.

Không nên đun sôi nước tía tô tươi quá 15 phút. Vì các tinh dầu trong lá, cành cây sẽ bị bốc hơi. Từ đó làm giảm hiệu quả đối với người sử dụng.

1 ngày nên uống bao nhiêu nước lá tía tô?

Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân cho biết, nước lá tía tô không nên dùng cho người ra nhiều mồ hôi, cảm nóng, phụ nữ mang thai và trẻ em. Hàng ngày chỉ nên uống tối đa 3 - 4 cốc nước lá tía tô nhưng cần chia nhỏ thành nhiều lần.

Bài thuốc sử dụng lá tía tô

- Giải cảm: Dùng một nắm lá tía tô tươi cùng với 3 lát gừng và 2 củ hành được thái nhỏ đem cho vào bát sau đó đập vào thêm một quả trứng gà và múc cháo vào, trộn đều lên ăn nóng.

- Chữa đầy hơi, đau bụng: giã một nắm lá tía tô cùng chút muối rồi chắt lấy nước uống.

- Chữa tức thở, ho: dùng phẩn bỏ rễ cây dâu đã được bóc trắng cùng với lá tía tô cho vào nồi nấu cùng lượng nước xâm xấp cho đến khi còn một chén nước thì chắt lấy nước để uống.

Hạ An(Tổng hợp)
Bình luận
vtcnews.vn