Trong bài đăng trên tài khoản Telegram, ông Medvedev dẫn lại ước tính mới đây của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho rằng châu Âu có thể cầm cự việc thiếu khí đốt Nga trong 6 tháng.
"Nhưng nghiêm túc mà nói thì châu Âu sẽ không thể trụ được trong một tuần", Phó chủ tịch Hội đồng an ninh Nga nói.
Giới chức châu Âu vẫn đang nỗ lực thực hiện các biện pháp gây sức ép buộc Nga phải chấm dứt chiến dịch quân sự ở Ukraine. Một số nước đề xuất chấm dứt khẩu dầu mỏ và khí đốt, nguồn thu quan trọng của Nga.
Tuy nhiên, nhiều quốc gia phản đối, cho rằng động thái này sẽ gây tổn thương cho nền kinh tế của họ nhiều hơn Nga.
Châu Âu hiện nhập khẩu 40% lượng khí đốt từ Nga.
Áo hôm 23/4 cho biết nước này sẽ không ủng hộ việc áp đặt lệnh nhập khẩu khí đốt của Nga vì điều đó sẽ gây hại cho Vienna nhiều hơn là Moskva.
"Khi hình phạt gây tổn hại cho chính bản thân bạn nhiều hơn đối tượng chịu hình phạt, tôi nghĩ (hình phạt đó) sẽ không nên được sử dụng nhiều", ngoại trưởng Áo Magnus Brunner nói.
Tuần trước, thủ tướng Áo Karl Nehammer nói rằng lệnh cấm nhập khẩu khí đốt của Nga sẽ không được Áo, Đức và Hungary ủng hộ.
Theo các nhà phân tích, việc chấm dứt dứt sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng Nga sẽ khiến các quốc gia châu Âu rơi vào tình trạng suy thoái kinh tế, chi phí sinh hoạt của người dân bị đẩy lên cao, lạm phát gia tăng.
Hôm 22/4, Ủy ban châu Âu (EC) cho biết các doanh nghiệp thuộc Liên minh châu Âu (EU) có thể tuân thủ hệ thống thanh toán mà Nga để xuất, chi trả các hợp đồng mua khí đốt bằng đồng rúp, không vi phạm các lệnh trừng phạt của EU nhằm vào Moskva.
Theo tài liệu hướng dẫn mà EC gửi tới các nước thành viên EU mới đây, quy trình thanh toán theo đề nghị của Nga không nằm trong lệnh trừng phạt của khối này đối với Moskva. Mặc dù vậy EC cũng nhấn mạnh "các thủ tục thanh toán đó hiện chưa rõ ràng”.
Tháng trước, Tổng thống Nga Putin ký sắc lệnh yêu cầu các nước "không thân thiện" phải mua khí đốt bằng đồng rúp gồm Mỹ, các nước thành viên EU, Anh, Nhật Bản, Canada, Na Uy, Singapore, Hàn Quốc, Thụy Sĩ và Ukraine.
Bình luận