• Zalo

Molniya Việt Nam lọt top tàu tấn công nhanh mạnh nhất châu Á

Thế giớiThứ Tư, 21/06/2017 15:43:00 +07:00Google News

Project 12418 Molniya của Hải quân Việt Nam được xem là một trong những tàu tấn công nhanh đặc biệt nguy hiểm ở châu Á.

molniya-viet-nam-lot-top-tau-fac-nguy-hiem-nhat-chau-a

 Những năm gần đây, trong khi các nước châu Âu (ngoài Nga) ít phát triển tàu tấn công nhanh - Fast Attack Craft (FAC), thì tại châu Á kiểu tàu chiến nhỏ này đang được phát triển mạnh mẽ với đủ kiểu dáng, vũ khí. Việc tàu FAC “nở rộ” ở châu Á một phần vì giá rẻ, dễ chế tạo với số lượng lớn trong khi hiệu quả tác chiến chống tàu mặt nước là cực mạnh. Điều đó đã khiến hải quân nhỏ bé các nước châu Á và thậm chí kể cả hải quân hùng mạnh Ấn Độ - Trung Quốc chú trọng tàu FAC. (Ảnh: Nation States Forums)

molniya-viet-nam-lot-top-tau-fac-nguy-hiem-nhat-chau-a-hinh-2

Hiện nay ở châu Á có tới hàng chục loại tàu tấn công nhanh, tuy nhiên tựu chung lại các tàu đều mang các đặc điểm hệt nhau: lượng giãn nước dưới 700 tấn; tốc độ cao; trang bị nhiều tên lửa chống hạm; hỏa lực phòng không yếu. Các tàu này thiên về chiến thuật “bất đối xứng” – tấn công theo kiểu “bầy sói” rồi rút nhanh. Với cách đánh này, một lực lượng hải quân nhỏ bé hoàn toàn có thể gây thiệt hại lớn tới các cường quốc hải quân trên biển. 

molniya-viet-nam-lot-top-tau-fac-nguy-hiem-nhat-chau-a-hinh-3 3

Dù lực lượng hải quân đã có tàu khu trục, tàu sân bay, tuy nhiên Ấn Độ hiện vẫn chú trọng đội tàu tấn công nhanh FAC với 15-20 chiếc. Trong đó nổi bật hơn cả là lớp tàu Veer - phiên bản tàu hộ vệ Project 1241 Tarantul của Liên Xô được Ấn Độ chế tạo theo giấy phép. Có tới 10 chiếc đang biên chế trong Hải quân Ấn Độ. (Ảnh: INS Pralaya)

molniya-viet-nam-lot-top-tau-fac-nguy-hiem-nhat-chau-a-hinh-4 4

 Lớp tàu Veer có lượng giãn nước 455 tấn, dài 56m, tốc độ tối đa 32 hải lý/h. Vũ khí chủ lực gồm 4 tên lửa hành trình P-15 Termit hoặc 16 tên lửa hành trình Uran-E hoặc 4 tên lửa hành trình siêu thanh P-270 Moskit. Chỉ cần một phát bắn của các loại tên lửa này, một tàu chiến 4.000-5.000 tấn có thể mất khả năng tác chiến ngay lập tức. Ngoài ra, con tàu còn có pháo hạm 76,2m và AK-630. (Ẩnh: Bharat Rakshar)

molniya-viet-nam-lot-top-tau-fac-nguy-hiem-nhat-chau-a-hinh-5 5

Các tàu tên lửa Molniya Project 12418 của Việt Nam cũng có chung nguồn gốc tàu lớp Veer. Việt Nam đã mua 2 chiếc tàu 12418 của Nga và sau đó mua giấy phép tự đóng thành công 6 chiếc trong nước. Đây được xem là một trong những tàu chiến tốt nhất của Việt Nam hiện nay, trang bị hỏa lực mạnh, cơ động cao, phù hợp với tác chiến “bất đối xứng”. 

molniya-viet-nam-lot-top-tau-fac-nguy-hiem-nhat-chau-a-hinh-6 6

 Tàu tên lửa Molniya có lượng giãn nước 540 tấn, dài 56m, tốc độ tối đa 32 hải lý/h, trang bị 16 tên lửa hành trình chống hạm Uran-E có tầm bắn đến 130km, một phát bắn có thể hạ được tàu 5.000 tấn. Ngoài ra, tàu còn có pháo hạm AK-176M và AK-630, 12 tên lửa đối không 9K38 Igla trong trường hợp tăng cường bảo vệ để chống các máy bay tấn công, tên lửa hành trình và máy bay không người lái.

molniya-viet-nam-lot-top-tau-fac-nguy-hiem-nhat-chau-a-hinh-7 7

 Hải quân Pakistan - lực lượng luôn dè chừng Ấn Độ thì lại chọn Trung Quốc làm đối tác chế tạo tàu tấn công nhanh. Nước này hiện đã trang bị 3 tàu FAC PNS Azmat do Tổng công ty đóng tàu quốc gia Trung Quốc (CSSC) chế tạo. (Ảnh: Asian Defence News)

molniya-viet-nam-lot-top-tau-fac-nguy-hiem-nhat-chau-a-hinh-8 8

Tàu này có lượng giãn nước 560 tấn, dài 62m, tốc độ tối đa 30 hải lý/h. Hỏa lực gồm 8 tên lửa chống hạm C-802 có tầm phóng 120km cùng pháo AK-630 và pháo tự động 23mm. (Ảnh: Jane's)

molniya-viet-nam-lot-top-tau-fac-nguy-hiem-nhat-chau-a-hinh-9 9

Trong khi một số quốc gia chọn mua và chế tạo theo giấy phép thì nhiều quốc gia châu Á đủ tiềm lực tự nghiên cứu chế tạo. Nổi bật lên trong các thế hệ tàu tấn công nhanh FAC tự thiết kế ở châu Á là lớp Gumdoksuri hay còn gọi là Chamsuri-211 của Hàn Quốc. Được khởi đóng từ năm 2008, tới nay đã có 18 tàu loại này được Hàn Quốc biên chế. Chúng được chế tạo với mục đích đối phó với các tàu tấn công nhanh của Triều Tiên sau vụ một tàu lớp Chamsuri bị đánh chìm vào năm 2002. (Ảnh: Wikipedia)

molniya-viet-nam-lot-top-tau-fac-nguy-hiem-nhat-chau-a-hinh-10 10

Lớp Gumdoksuri có lượng giãn nước 570 tấn, dài 63m, tốc độ tối đa 44 hải lý/h. Về hỏa lực, con tàu được trang bị 4 tên lửa chống hạm SSM-700K Hae Sung bắn xa 140km, một pháo hạm 76mm hoặc pháo phòng không 40mm. Vỏ tàu được bọc thép có thể chống đạn AK-47 bắn ở cự ly 10m. (Ảnh: Wikipedia)

molniya-viet-nam-lot-top-tau-fac-nguy-hiem-nhat-chau-a-hinh-11 12

 Đài Loan - trước sức ép lớn từ Hải quân Trung Quốc đại lục, cũng đang nỗ lực đẩy nhanh tốc độ chế tạo tàu tấn công nhanh tàng hình Tuo Chiang do nhà máy Lung TEH sản xuất với giá 72,39 triệu USD/chiếc. Giá này có thể nói là đắt nhất trong số các tàu FAC hiện nay, tuy vậy "đắt xắt ra miếng", các tàu Tuo Chiang sở hữu hỏa lực vượt trội các tàu FAC ở châu Á, gồm cả loại Type 022 của Trung Quốc. (Ảnh: NavWeaps)

molniya-viet-nam-lot-top-tau-fac-nguy-hiem-nhat-chau-a-hinh-12 13

Con tàu có lượng giãn nước 567 tấn, dài 60,4m, tốc độ 40 hải lý/h, trang bị 8 tên lửa hành trình chống hạm siêu thanh Hùng Phong III có tầm phóng đến 200km, tốc độ Mach 3. Ngoài ra, còn có pháo hạm 76mm cùng tổ hợp pháo CIWS Phalanx và thậm chí có thể trang bị cả ngư lôi 324mm - loại vũ khí ít thấy trên các tàu tên lửa FAC. (Ảnh: NavWeaps)

molniya-viet-nam-lot-top-tau-fac-nguy-hiem-nhat-chau-a-hinh-13 14

 Indonesia dù có nền công nghiệp đóng tàu mức trung bình ở châu Á, nhưng họ cũng vô cùng nỗ lực tự thiết kế chế tạo loạt tàu tên lửa tấn công nhanh KCR-40 với số lượng 16 chiếc (8 chiếc đã hoàn thành). Loại tàu này có lượng giãn nước 250 tấn, dài 44m, tốc độ 30 hải lý/h. Hỏa lực có 2 tên lửa chống hạm C-705 và pháo 30mm NG-18. (Ảnh: Defense Studies)

molniya-viet-nam-lot-top-tau-fac-nguy-hiem-nhat-chau-a-hinh-14 15

Tuy nhiên, loại tàu này đang gặp vấn đề lớn với các tên lửa chống hạm C-705 do Trung Quốc sản xuất. Theo đó, trong một cuộc thử nghiệm gần đây, các tên lửa C-705 đã không nhận lệnh bắn, sau đó vài phút thì tên lửa lại bất ngờ rời bệ phóng trong khi các sĩ quan tàu phóng đang vô cùng bối rối. (Ảnh: Defense Studies)) 

molniya-viet-nam-lot-top-tau-fac-nguy-hiem-nhat-chau-a-hinh-15 16

 Trung Quốc dù sở hữu đội tàu khu trục, hộ vệ trên 2.000 tấn rất mạnh, nhưng họ cũng chú trọng chế tạo một đội tàu tấn công nhanh đông đảo tới 83 chiếc Type 022, mỗi chiếc có giá chừng 14,3-50 triệu USD. Type 022 được cho là một trong những "quân bài" sử dụng để tiêu diệt nhóm tác chiến tàu sân bay của Mỹ. (Ảnh: Reddit)

molniya-viet-nam-lot-top-tau-fac-nguy-hiem-nhat-chau-a-hinh-16 17

Type 022 có lượng giãn nước 220 tấn, dài 42m, tốc độ tối đa 36 hải lý/h, trang bị 8 tên lửa hành trình chống hạm C-802 hoặc C-803 cùng một pháo phòng không 30mm. (Ảnh: kajianhankamindonesia )

(Nguồn: Kiến Thức)
Bình luận
vtcnews.vn