Minh Hiến Tông (chữ Hán: 明憲宗, 9 tháng 12, 1447 – 19 tháng 9, 1487), là vị Hoàng đế thứ 9 của nhà Minh trong lịch sử Trung Quốc. Ông cai trị từ năm 1464 đến năm 1487, tổng cộng 23 năm với niên hiệu là Thành Hoá (成化), nên còn gọi là Thành Hoá Đế (成化帝).
Thời đại của ông được gọi là Thành Hóa tân phong (成化新风), một thời kì thịnh trị phát triển kinh tế, văn hóa, chế độ pháp luật khoan thứ, giảm miễn tô thuế. Những thành tựu này khiến thời đại của ông được so sánh ngang với Nhân Tuyên chi trị (仁宣之治).
Vạn Quý Phi tên là Vạn Trinh Nhi, người Chư Thành, Sơn Đông. Bà vào cung từ khi mới 4 tuổi và trở thành thị nữ của Tuyên Tông hoàng hậu Tôn thị. Khi Chu Kiến Thâm được sắc phong thái tử được Tôn thái hậu ban cho thị nữ Vạn Trinh Nhi làm bảo mẫu. Khi Anh Tông tức vị, Chu Kiến Thâm bị phế thành Nghi Vương, mọi vinh hoa phú quý bổng lộc bỗng chốc tan biến.
Trong những lúc cô đơn chán chường chỉ có cung nữ Vạn Trinh Nhi luôn ở bên che chở, hầu hạ và an ủi như một người mẹ, một người hầu và một người bạn tâm giao. Sau khi Anh Tông phục vị, Chu Kiến Thâm lúc đó 11 tuổi lại được phục vị thái tử và địa vị của bảo mẫu Vạn Trinh Nhi càng lên cao.
Tháng giêng năm thứ 8 Thiên Thuận tức năm 1464, Minh Hiến Tông tức vị. Ông ta đã không quên tình cảm bao năm với Vạn thị. Tình cảm dành cho nàng bảo mẫu hơn mình 17 tuổi giờ trở thành tình cảm yêu đương trai gái. Ông ta đã sắc phong cho Vạn thị lúc này đã 35 tuổi thành phi tử. Đây là chuyện vô cùng kỳ lạ trong lịch sử hôn nhân của hoàng thất.
Sử sách ghi chép viết: Vạn Trinh Nhi giữ một vai trò phức tạp với Chu Kiến Thâm như vừa là chị, là mẹ, là bạn, là nô tì, cũng là người tình. Sau khi lên ngôi hiệu là Minh Hiến Tông, Chu Kiến Thâm đã tìm cách đền ơn báo đáp Vạn Trinh Nhi. Do tuổi tác của Vạn Trinh Nhi quá cao nên không thể lập vị Hoàng Hậu, vì vậy Chu Kiến Thâm đã phong Vạn Trinh Nhi là Hoàng Quý Phi. Mặc dù lớn tuổi, nhưng Vạn Trinh Nhi vẫn được vua yêu chiều, vì vậy Hoàng Hậu đã nổi cơn ghen định hãm hại, nhưng do được Vua sủng ái, nên rốt cuộc Hoàng Hậu chính là người đã bị trừng phạt và phế truất.
Tháng 7 năm thứ 8 Thiên Thuận, Ngô thị được sắc phong hoàng hậu nhưng chỉ sau một tháng lại bị phế truất và giam vào lãnh cung vì đã đắc tội với phi tử Vạn thị. Ngô hoàng hậu mới chỉ 17 tuổi sao đủ sức lường hết mọi hiểm ác nơi hậu cung, hơn nữa không thể đấu lại được Vạn Phi 35 tuổi từng trải, lại luôn có hoàng thượng bênh vực và quá tường tận tâm tính của hoàng thượng.
Năm thứ hai Thành Hóa tức năm 1466, Vạn thị đã 37 tuổi tự dưng lại hạ sinh được một hoàng tử khiến Hiến Tông vô cùng vui mừng và coi đây là ân huệ trời ban. Ông ta cử thái giám khắp nơi tế trời đất và sắc phong cho Vạn thị thành Quý phi. Nhưng ông trời dường như muốn trêu ngươi Vạn Quý Phi, khi hoàng tử vừa được 10 tháng tuổi thì chết yểu và từ đó về sau Vạn Quý Phi cũng không thể tiếp tục mang thai được nữa.
Vạn Quý Phi liền đưa hoàng tử Chu Hựu Cực con Bách Hiền Phi về cung Chiêu Đức tiếp tục nuôi dưỡng như con đẻ của mình. Tháng 11 năm thứ 7 Thành Hóa tức năm 1471 được sắc lập làm thái tử nhưng bất hạnh thay hai tháng sau thì thái tử cũng chết yểu.
Hai hoàng tử liên tiếp chết yểu khiến Hiến Tông vô cùng đau lòng. Nhưng không vì thế mà Vạn Quý Phi bị thất sủng. Vì không thể sinh nở được lại cậy được hoàng thượng sủng ái, bà ta kéo bè kết đảng, mua quan bán chức làm loạn triều chính. Độc ác hơn nếu biết phi tử nào mang thai bà ta đều tìm mọi cách hãm hại.
Trong cung có nàng cung nữ họ Kỷ, người dân tộc thiểu số ở Quảng Tây bị bắt vào cung làm quản lý nội khố trong hoàng thất. Có một lần vô tình Hiến Tông gặp nàng thấy yêu thích và kết quả nàng đã có thai. Vạn Quý Phi biết chuyện vô cùng đố kỵ và cho cung nữ đến bắt nàng uống thuốc phá thai. Hiến Tông biết chuyện nên đã bảo Kỷ thị giả vờ mang trọng bệnh rồi chuyển nàng đến ở An Lạc Đường (viện dưỡng lão), giao cho thái giám Trương Mẫn chăm sóc.
Không lâu sau thì nàng sinh được một hoàng tử nhưng đầu trọc lốc không có tóc do ảnh hưởng của thuốc phá thai. Đứa bé được thái giám Trương đem về bí mật nuôi dưỡng ở Tây cung, cách rất xa An Lạc Đường. Sau này được sự đồng ý của Vạn Quý Phi, Hiến Tông đã cho người đến An Lạc Đường đón hoàng tử về cho Vạn Quý Phi nuôi.
Các đại thần trong triều biết chuyện, sợ có điều gì bất trắc nên đã xin hoàng thượng đưa Kỷ Phi về cung Vĩnh Thọ, vừa tiện bảo vệ vừa thuận lợi cho mẹ con qua lại. Hiến Tông nhiều lần đến cung Vĩnh Thọ uống rượu với nàng đã khiến Vạn Quý Phi vô cùng ghen tức. Bà ta tìm mọi cách triệt hạ Kỷ Phi. Hiến Tông biết rõ, nhưng không dám nói gì. Thái giám Trương Mẫn biết trước mình cũng sẽ không thoát nên đã tự vẫn.
Năm thứ 11 Thành Hóa tức năm 1475, Hiến Tông sắc phong hoàng tử Chu Hựu Đường làm hoàng thái tử. Hoàng thái hậu Chu thị lo lắng cho sự an nguy của hoàng thái tử nên đã đích thân đưa thái tử về chăm sóc tại cung Nhân Thọ. Từ đó thái tử được bảo vệ và nuôi dưỡng trưởng thành.
Tóm lại, dù là một ông vua quyền cao chức trọng và trẻ hơn vợ lẽ đến tận 17 tuổi, nhưng vua Hiến Tôn luôn phải giả bộ làm ngơ để Vạn Trân Nhi giết cả máu mủ của mình.
Cho đến khi Vạn Trân Nhi 58 tuổi, khi ấy đã là một bà già có thân hình sồ sề và béo phục phịch, nhưng vua Hiến Tôn vẫn yêu và nể sợ vợ lẽ.
Sử sách kể lại rằng, khi Vạn Trân Nhi một lần giận dữ đánh cung nữ, vì thân thể béo phục phịch nên đã đứt hơi mà chết. Nhà vua nghe tin thì đã đau khổ như đứt từng khúc ruột. Ông gào khóc thương tiếc người vợ lẽ: "Vạn bỏ đi rồi, ta còn ở lâu sao được?". Từ đó, ông âu sầu, u uất mà sinh bệnh.
Chỉ vài tháng sau khi Vạn Trân Nhi qua đời, nhà vua Hiến Tôn vì thương tiếc người vợ lẽ này nên cũng về bên kia thế giới ở tuổi 40.
Mùa xuân Thành Hóa năm thứ 23 tức năm 1487, Vạn quý phi lâm bạo bệnh qua đời. Hiến Tông 7 ngày liên tiếp không thượng triều và đau thương khôn xiết nói rằng: “Vạn Quý Phi đi rồi ta cũng nhanh đi thôi”. Không ngờ tháng 8 cùng năm, ông ta cũng đột ngột băng hà mang theo mối tình cuồng dại với chị bảo mẫu Vạn thị của mình.
Minh Hiến Tông sợ vợ tới mù quáng khiến một thời làm Vương triều nhà Minh lao đao tưởng chứng như sụp đổ. Hậu quả là ông đã để lại cho hậu thế những điều chê cười.
Nguồn: Kiến thức
Bình luận