Động thái này cho thấy tham vọng trở thành "siêu ứng dụng hàng ngày" giúp hàng triệu người thực hiện các sinh hoạt thường xuyên của công ty này tại Singapore, Giám đốc điều hành Anthony Tan nhận định trong bài phỏng vấn.
"Ứng dụng này bao gồm dịch vụ giao hàng tạp hóa với cửa hàng đầu tiên - bước khởi động trong chiến dịch cạnh tranh với đối thủ Go-Jek không chỉ trong lĩnh vực gọi xe. Các dịch vụ mới sẽ giúp Grab đạt doanh thu 1 tỷ USD lần đầu tiên trong năm nay", ông nói thêm.
Sáng kiến này được đưa ra khi Grab bị cáo buộc đang hoạt động độc quyền tại thị trường nội địa. Công ty khởi nghiệp mới 6 năm này hy vọng sẽ tái tạo mối quan hệ gắn bó sâu sắc như những "gã khổng lồ công nghệ" Trung Quốc với người tiêu dùng.
Hệ thống nhắn tin WeChat của Tencent cho phép khoảng một tỷ người đặt hàng thực phẩm, gọi taxi và thanh toán nhanh. Mặc dù vậy, chọn hướng phát triển giống như WeChat có thể là một thách thức thực sự đối với Grab, khi doanh nghiệp này không có số lượng người dùng khổng lồ như WeChat. Tuy nhiên, ông Tan tin tưởng rằng Grab, với thương hiệu trị giá 6 tỷ USD của mình sẽ phát triển mạnh mẽ theo cách riêng.
"Đối tác có thể phát triển bằng cách tận dụng tài sản của chúng tôi. Chúng tôi sẽ không mở rộng trên mọi lĩnh vực mà chỉ tập trung vào các dịch vụ hàng ngày, tận dụng hệ thống thanh toán và phát triển lĩnh vực giao thông trên toàn khu vực”, ông nói.
Ứng dụng cải tiến cho khách hàng tại Singapore và Indonesia sẽ có mặt trên các thiết bị Apple vào này 10/7 và trên các thiết bị Android vào ngày 18/7, trước khi mở rộng thêm ra các quốc gia khác vào quý III năm nay.
Tuy nhiên, không giống Trung Quốc, nhiều thị trường Đông Nam Á vẫn bị phân mảnh. Dù vậy, lợi thế của Grab vẫn là một trong số ít các ứng dụng ở Đông Nam Á có độ phủ sóng của ứng dụng rộng khắp. Doanh nghiệp này quản lý hơn 7 triệu tài xế, đại lý và thương nhân rải rác trên 225 thành phố ở 8 quốc gia. Đồng thời, ứng dụng của nó cũng được cài đặt trên hơn 100 triệu thiết bị di động.
Video: Vắng Uber, Grab được thể 'hét giá' gấp đôi
Bình luận