• Zalo

Máy đọc tài liệu dành cho người khiếm thị của 2 học sinh phố núi

Khoa học - Công nghệThứ Tư, 25/10/2017 11:24:00 +07:00Google News

Chứng kiến người khiếm thị phải lấy tay dò từng chữ nổi trên bảng nhựa, hai em Nguyễn Thanh Trung và Lê Nguyễn Ngọc học sinh lớp 12, trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành - Kon Tum đã nảy ra ý tưởng và chế tạo thành công máy đọc tài liệu dành cho người khiếm thị.

Nguyễn Ngọc Thạch cho biết, máy đọc tài liệu dành cho người khiếm thị được xây dựng trên broad mạch xử lý ardunio, lập trình với ngôn ngữ C và C++. Với công dụng đọc các văn bản trên máy tính và xuất ra dưới dạng bảng chữ Brallie. Người sử dụng lưu trữ văn bản trong USB và giúp người khiếm thị đọc bằng cách nhận bằng tay trên bề mặt máy một cách dễ dàng và đem lại hiệu quả cao.

Hai em cho biết, ban đầu ý tưởng chỉ dừng ở mức đọc ký tự từ văn bản cho trước, rồi truyền dữ liệu tới mạch. Sau đó quá trình đối chiếu tín hiệu sẽ được diễn ra đưa ra tín hiệu để điều khiển máy. Tuy nhiên, quá trình trên khá tốn tài nguyên (nhất là với các mạch điều khiển vốn có hệ thống bộ nhớ và bộ xử lý khá yếu) và hơn nữa làm code khá phức tạp. Vì những hạn chế đối với phần tín hiệu xuất - phần có vai trò quyết định trong việc đưa dữ liệu đọc được ra máy chữ nổi nên chuyển sang cơ cấu điều khiển theo dạng bit.

Sau hơn 3 tháng, các em đã nghiên cứu chế tạo ra thiết bị đọc tài liệu dành cho người khiếm thị với sự hướng dẫn của thầy giáo Hồ Hữu Sơn. Về bo mạch chủ 2 em đã tự thiết kế và mua linh kiện về lắp ráp hoàn thành thiết bị. Qua nhiều lần sửa đổi, hoàn thiện từ nhận xét của các bạn học, thầy cô giáo chúng em đã chế tạo thành công thiết bị đọc tài liệu cho người khiếm thị. Chi phí cho sản phẩm khoảng 600 nghìn đồng, rẻ hơn rất nhiều so với các sản phẩm khác có trên thị trường.

2_69558

 

Theo Thạch giới thiệu về cơ cấu hoạt động của máy, nội dung văn bản được soạn dưới mã chữ TCVN3 (ABC) với biểu diễn font 1 byte và 256 kí tự. Nhằm giúp cho chương trình có thể nhận được kí tự dưới mã ASCII và chuyển sang hệ - bit. Ta nhập dữ liệu qua cổng COM 3, khi dữ liệu kí tự được được là “a”, máy tính sẽ truyền kí tiệu thập phân tương ứng là “1” đến mạch điều khiển, sau đó mạch điều khiển sẽ chuyển sang dạng thập phân là 1, tương ứng với dạng 6-bit là 000001, theo đó sẽ làm chấm số 1 hoạt động truyền dữ liệu ra. Người khiếm thị có thể đặt bàn tay lên mặt máy cảm nhận để đọc chữ.

Thiết bị máy đọc tài liệu cho người khiếm thị của Nguyễn Thanh Trung và Lê Nguyễn Ngọc Thạch đã được Hội đồng giám khảo Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh Kon Tum lần thứ 9 đánh giá cao và đề nghị gửi dự thi Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhiên đồng toàn quốc lần thứ 13 năm 2016-2017.

Nhã Phương
Bình luận
vtcnews.vn