Dự án Liên hợp quốc 2045 chọn Mạng Sáng tạo Xã hội Trí tuệ nhân tạo (AIWS-IN) làm nền tảng cho các cuộc đối thoại, thực hành triển khai những ý tưởng để định hình tương lai của thế giới.
Giáo sư Alex Sandy Pentland (Đại học MIT), đồng sáng lập AIWS-IN, đồng sáng lập Khế ước Xã hội Trí tuệ nhân tạo chia sẻ những đóng góp của AIWS-IN trong cuộc sống tương lai khi mà trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần lên ngôi. Giáo sư Alex Sandy Pentland được đánh giá là một trong 7 nhà Khoa học Dữ liệu (nền tảng của Trí tuệ nhân tạo) xuất sắc nhất thế giới.
- AIWS-IN được chọn làm nền tảng cho các cuộc đối thoại của Dự án Liên hợp quốc 2045. Xin chúc mừng ông và các cộng sự. Là người đồng sáp lập AIWS-IN, theo Giáo sư, điểm độc đáo nhất của dự án là gì?
Mạng Sáng tạo Xã hội Trí tuệ nhân tạo chính thức ra mắt vào Ngày An ninh mạng toàn cầu 12/12/2019 tại Loeb House, Đại học Harvard.
7 người đồng sáng lập là Thống đốc Michael Dukakis, ông Nguyễn Anh Tuấn, Giáo sư Alex Pentland, Nazli Choucri (đại học MIT), Thomas Patterson, David Silbersweig (đại học Harvard), Christo Wilson (đại học Northeastern). AIWS-IN được chính quyền Massachusetts và MIT Connection Science tài trợ.
AIWS-IN quy tụ những nhà tư tưởng ưu tú, các nhà phát minh, những nhà đổi mới sáng tạo tới từ các trường đại học hàng đầu như Harvard, MIT, Stanford, Princeton, Yale, Columbia, Berkeley, Oxford, Cambridge, v.v. và lãnh đạo các nước.
AIWS-IN là một nền tảng thực hiện những ý tưởng, sáng kiến, giải pháp mới để định hình một thế giới tốt đẹp hơn.
GS. Alex Sandy Pentland
AIWS-IN như là mô hình Uber về trí tuệ và tri thức. Thành viên của AIWS-IN có thể đóng góp chuyên môn, kiến thức cho các chính phủ, tổ chức. Điều đó có nghĩa là chính phủ, tổ chức, công ty có thể gửi yêu cầu của họ tới AIWS-IN và AIWS-IN sẽ tư vấn và đề xuất các giải pháp ưu việt, giới thiệu các nhà chiến lược, nhà sáng tạo cho các dự án của chính phủ, tổ chức, công ty đó.
AIWS-IN là một nền tảng thực hiện những ý tưởng, sáng kiến, giải pháp mới để định hình một thế giới tốt đẹp hơn.
Sự kiện đầu tiên của AIWS-IN diễn ra vào ngày 02/02/2020: Hội nghị bàn tròn AIWS-IN về Dự án Liên hợp quốc 2045 được Diễn đàn toàn cầu Boston, Liên minh lãnh đạo thế giới Club de Madrid và Bộ phận Tác động học thuật (UN AI) của Liên Hợp Quốc đồng tổ chức.
- Vậy AIWS-IN đóng góp gì cho Dự án Liên hợp quốc 2045, thưa Giáo sư?
AIWS-IN là nền tảng của dự án này.
AIWS-IN và UN AI sẽ đồng tổ chức Bàn tròn AIWS-IN về chủ đề Liên Hợp Quốc năm 2045, các sự kiện, đối thoại về Liên hợp quốc 2045.
AIWS-IN là mạng để thực hành các ý tưởng , các nguyên lý của Khế ước xã hội 2020 và dự án Liên hợp quốc 2045.
AIWS-IN đóng góp những bộ não hàng đầu cho các giải pháp, sáng kiến để định hình một thế giới hòa bình, an ninh, thịnh vượng khi Trí tuệ nhân tạo và công nghệ tiên tiến len lỏi sâu sắc vào đời sống.
Chúng tôi cũng đóp góp Khế ước xã hội 2020 cho Dự án Liên hợp quốc 2045.
Năm tới, AIWS-IN và Liên hợp quốc sẽ đồng tổ chức một loạt các sự kiện đặc biệt từ 9/1/2021 đến 1/9/2021.
- Ông và các nhà tư tưởng, nhà đổi mới và nhà lãnh đạo kiệt xuất đang thảo luận về Hội nghị bàn tròn AIWS-IN Khế ước xã hội 2020. Giáo sư có thể hé lộ những ý tưởng đặc biệt về Khế ước xã hội 2020?
Chủ nghĩa tư bản truyền thống đã phát triển thành chủ nghĩa tư bản do Trí tuệ nhân tạo điều khiển và mọi người trên khắp thế giới lo ngại sâu sắc rằng điều này đang phá hoại Khế ước xã hội của chính chúng ta.
Chúng ta phải xây dựng các thể chế và luật kiểm soát AI cũng như chi phối các quyền, quyền sở hữu và sử dụng dữ liệu. Với Khế ước xã hội mới này, chúng tôi xây dựng các giải pháp mới để quản lý các hệ thống dân sự và chính phủ, quyền riêng tư và an ninh mạng, cung cấp các phản ứng nhanh, toàn diện và minh bạch hơn cho các vấn đề của xã hội và gây quỹ hỗ trợ các cơ sở hạ tầng.
Đóng góp đặc biệt của MIT cho cuộc thảo các công nghệ như AI, blockchain và IoT đang hạ thấp chi phí đo lường. Chúng liên kết tới mức các tổ chức tập trung truyền thống, phân cấp không còn cần thiết ngay cả đối với các dự án hoặc sản xuất quy mô lớn.
Điều này dẫn tới việc mọi người có thể nhanh chóng tạo ra các hệ thống xã hội mới phân tán và linh hoạt hơn nhiều mà không mấy tốn kém. Hệ thống xã hội mới này có thể hoạt động liền kề với thị trường vốn hiện tại, nhóm lao động và khung pháp lý.
Khế ước xã hội 2020 xác định 7 trung tâm quyền lực, cân bằng các trung tâm quyền lực này.
Chúng tôi sử dụng AIWS-IN làm nền tảng để thực hành các nguyên tắc của Khế ước xã hội 2020.
- Trong Khế ước xã hội 2020: Làm thế nào để cân bằng 7 trung tâm quyền lực? Quản lý và kiểm toán Trợ lý ảo AI, một trung tâm quyền lực mới?
Chìa khóa để quản lý và kiểm toán AI là kiểm soát dữ liệu mà chúng sử dụng và sử dụng kiểm soát dữ liệu này để liên tục kiểm tra hiệu suất của chúng.
Ý tưởng này được minh họa bởi hệ thống mà Estonia đưa ra cách đây hai thập kỷ. Trong hệ thống chính phủ của họ, tất cả dữ liệu được lưu trữ ở chính nơi dữ liệu được thu thập. Chính phủ sẽ truy vấn các nguồn dữ liệu này bằng cách sử dụng tin nhắn internet thay vì sao chép dữ liệu cục bộ.
Cách làm này giúp theo dõi tất cả quá trình sử dụng dữ liệu và các quyết định được tạo ra từ hệ quả của việc sử dụng dữ liệu đó. Công việc của chúng tôi tại MIT là giúp các nước EU, Mỹ Latinh và châu Phi triển khai các phiên bản hiện đại, cập nhật của hệ thống này.
- Giáo sư sẽ trình bày Bài giảng đặc biệt Xã hội trí tuệ nhân tạo (AIWS Distinguished Lecture ) tại sự kiện Đối thoại chính sách được Diễn đàn toàn cầu Boston và Liên minh Lãnh đạo Thế giới Club de Madrid đồng tổ chức tại Đại học Harvard từ 27 đến 29/4, thưa ông?
Tôi sẽ trình bày bài thuyết trình “Các thức hoạt động của Khế ước xã hội 2020”.
Ý tưởng cho “hình dạng” của Khế ước xã hội mới này được tóm tắt bằng cụm từ chủ nghĩa tư bản của các bên liên quan, đó là chủ nghĩa tư bản có lợi cho tất cả mọi người.
Từ những khám phá này, một con đường dẫn đến kiểu chủ nghĩa tư bản các bên liên quan có thể hỗ trợ một Khế ước xã hội mới khả thi trở nên rõ ràng hơn.
Chủ nghĩa tư bản mang lại lợi ích cho tất cả mọi người không thể tự đo lường bằng tiền mà thay vào đó phải bao gồm tất cả các khía cạnh của cuộc sống con người, sử dụng các số liệu như được phát triển để định lượng các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) của Liên hợp quốc. Có lẽ thành tựu lớn nhất của SDGs là tính bền vững cũng như khả năng tiếp cận cơ hội, giáo dục và y tế được mọi quốc gia đồng thuận, có thể được sử dụng để hướng dẫn cả doanh nghiệp và quốc gia hướng tới bền vững hơn, bao gồm, công bằng, và tương lai rủi ro thấp hơn.
- Làm thế nào Việt Nam có thể tham gia và sử dụng các dịch vụ của AIWS-IN, thưa ông?
Ông Nguyễn Anh Tuấn là đồng sáng lập AIWS-IN, Khế ước xã hội 2020 là một người Việt Nam hết sức có lợi cho Việt Nam. Chính phủ, các tổ chức, các trường đại học Việt Nam có thể gửi yêu cầu tới AIWS-IN và AIWS-IN có thể cung cấp các nhân vật hàng đầu, cũng như đưa ra giải pháp ưu việt. Họ cũng có thể trở thành thành viên của Mạng Sáng Tạo Xã Hội Trí Tuệ AIWS-IN AIWS-IN.
Việt Nam tất nhiên có thể tham gia cuộc đối thoại để thiết lập Khế ước xã hội mới này và tại MIT Connection Science,
- Theo như tôi biết thì Giáo sư sẽ đến thăm Việt Nam. Ông sẽ mang gì tới Việt Nam trong chuyến đi này?
Tôi sẽ mang AIWS-IN đến Việt Nam, gặp gỡ và khuyến khích Việt Nam và tư vấn các chiến lược của Việt Nam trong ứng dụng Trí tuệ nhân tạo.
Tôi cũng sẽ chia sẻ về nghiên cứu mới của chúng tôi và cách áp dụng AI vào Việt Nam
- Xin cảm ơn Giáo sư!
Video: Trí tuệ nhân tạo của Google phát hiện ung thư vú chính xác hơn bác sỹ
Bình luận