Khi Trung Quốc vào làm tổng thầu các công trình ở Việt Nam, họ đưa từ cái đinh ốc cho đến lao động phổ thông từ nước họ vào làm việc”, chính vấn đề này đang tạo ra “bước lùi” của ngành cơ khí vì bị mất đi đầu ra.
Cả thế giới “chào thua” với giá chào thầu của Trung Quốc
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Thụ - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI) tỏ ra bức xúc trước tình trạng “lũng đoạn” của các nhà thầu Trung Quốc đối với nhiều công trình mang tính trọng điểm ở Việt Nam.
Ông Thụ nói, từ năm 2003 đến 2011, nhà thầu Trung Quốc làm tổng thầu EPC 5/6 dự án hóa chất; 2/2 dự án chế biến khoáng sản; 49/62 dự án xi măng và nhiều dự án giao thông. Riêng nhiệt điện, nhà thầu Trung Quốc nắm 16/27 dự án.
“Có thể nói ngành công nghiệp cơ khí bị ảnh hưởng nặng nề nhất về việc các nhà thầu Trung Quốc làm tổng thầu bởi họ chẳng giành phần việc nào cho cơ khí trong nước”, ông Thụ dẫn chứng.
Nếu năm 2002 nhập siêu từ Trung Quốc chỉ mới 1 tỷ USD thì 10 năm sau đã lên tới hơn 20 tỷ USD, trong đó chủ yếu là nhóm trang thiết bị, nguyên vật liệu.
“Tại sao tất cả dự án quan trọng lọt vào tay nhà thầu Trung Quốc?” ông Thụ vừa đặt câu hỏi, vừa đưa ra câu trả lời và cũng chính là những tồn tại rất “nóng” về chất lượng các công trình có sự tham gia của tổng thầu Trung Quốc.
Vị lãnh đạo VAMI cho rằng, nguyên nhân đầu tiên phải kể đến xuất phát chính từ chính “tư duy” quá quan tâm đến lượng mà “hờ hững” với chất lượng.
Ngay bản thân Luật Đấu thầu của Việt Nam cũng đang ưu tiên các nhà thầu có giá bỏ thầu thấp.
“Nắm bắt được yếu tố này, hầu hết các nhà thầu Trung Quốc chào thầu với giá rất thấp. Nhiều hồ sơ chào thầu quốc tế khi thấy Trung Quốc tham gia thì họ không muốn tham gia nữa, bởi đơn giản, giá nhà thầu Trung Quốc đưa ra thì cả thế giới phải 'chào thua'”.
Vấn đề thứ hai ông Thụ nói tới, đó là phần lớn các nhà đầu tư của chúng ta chưa đủ năng lực và thực lực thực sự. Họ đều trông chờ tổng thầu EPC khi đầu tư dự án.
“Các chủ đầu tư dự án không quản lý được các dự án khi đã ký hợp đồng, cho nên các nhà thầu Trung Quốc có thay đổi nguyên vật liệu, thay đổi hoặc bổ sung nhà cung cấp khiến giá hợp đồng bị đội lên, thậm chí kéo dài thời gian mà chúng ta không làm gì được, bởi chưa có chế tài xử lý”, ông Thụ nói.
Yếu tố “chính sách” cũng được vị Chủ tịch VAMI đề cập đến trong cuộc trao đổi với phóng viên, ông Thụ cho rằng: Rất nhiều chính sách đưa ra, nhưng khi đưa vào thực tế thực hiện lại không nghiêm.
“Chúng ta có Luật Đấu thầu, luật quản lý lao động trên các công trình, đặc biệt là lao động nước ngoài. Tuy nhiên, trên thực tế lại bỏ ngỏ, buông lỏng, không quy trách nhiệm rõ ràng. Dẫn đến thực trạng khi Trung Quốc vào làm nhà thầu, họ đưa từ cái đinh ốc cho đến lao động phổ thông vào Việt Nam làm việc”, chính vấn đề này, theo ông Thụ đang tạo ra “bước lùi” cho ngành cơ khí vì bị mất đi đầu ra.
Chính sách, Nghị quyết cũng nói khuyến khích phát triển cơ khí, nhưng cứ loay hoay với “đầu ra” ngay từ các dự án trong nước thì bao giờ mới phát triển thực sự được, người đứng đầu VAMI tỏ ra lo lắng.
Rà soát toàn bộ dự án có nhà thầu Trung Quốc
Ông Nguyễn Văn Thụ cho biết, hiện có một số dự án do nhà thầu Trung Quốc đang làm dở dang, chuyên gia rút về.
“Thêm vào đó, chúng ta đang phụ thuộc quá lớn nguồn nguyên liệu giá rẻ, cho nên sự kiện Biển Đông có thể tác động lớn tới ngành cơ khí nói riêng”
Ông Thụ nói và đưa ra kiến nghị Chính phủ sau đây nên tiến hành rà soát toàn bộ thực trạng các dự án có tổng thầu Trung Quốc để tính toán các phương án đối phó, tránh rơi vào tình thế bị động.
Cùng với đó, ông Thụ cũng cho rằng Việt Nam cần làm chỉ định thầu cho những dự án lớn, quan trọng.
Sau khi có quyết định chỉ định thầu về cơ khí thủy công, sau khi làm 20 công trình thủy điện thì đến nay chúng ta hoàn toàn có thể tự thiết kế triển khai được các công trình cơ khí thủy công.
“Khi nhà nước chỉ định tổng thầu cho PVN thiết kế giàn khoan khai thác dầu khí, sau gần 30 tháng thì PVN cũng đã hoàn thành chế tạo thành công giàn khoan tự nâng 90m nước, khai thác hiệu quả”, ông Thụ cho rằng: Nếu Chính phủ quan tâm hơn đến khai thác năng lực nội sinh, khai thác năng lực tự chủ hoàn toàn có thể có đơn đặt hàng trong cả nước, khai thác mối quan hệ quốc tế và tiếp tục làm các công trình Trung Quốc bỏ dở.
Cùng với đó, vị Chủ tịch VAMI kiến nghị nên tăng cường, thu hút hợp tác đối với các nhà thầu lớn có uy tín trên thế giới nhằm nâng cao năng lực các nhà đầu tư trong nước.
Vị Chủ tịch VAMI kể: “Cách đây 15 năm, khi tôi làm chỉ huy một số công trình lớn, làm việc với các nhà thầu Nhật, Pháp, Mỹ… họ thường ký với các nhà thầu phụ Việt Nam chế tạo sản phẩm phục vụ công trình từ 20-30%, ví dụ nhiệt điện Phả Lại, Phú Mỹ”.
Vì vậy, bản thân các doanh nghiệp Việt khi nhận được khối lượng công việc này họ buộc phải nâng cao chất lượng, năng lực, mua công nghệ châu Âu, bởi yêu cầu các nhà thầu này là rất cao, ông Thụ nói.
Trong cuộc trao đổi ngắn với BizLIVE, Chủ tịch VAMI tiết lộ, sắp tới Tập đoàn Dầu khí PVN sẽ sản xuất giàn khoan lớn cỡ như 981 tại cơ sở chế tạo ở Vũng Tàu.
“Mới đây, chúng tôi họp giao ban tại PVD với chủ đề hướng về Biển Đông, Tổng giám đốc PVD cho biết họ đã nhận được thông báo của lãnh đạo PVN sẽ tiến tới sản xuất giàn khoan cỡ như 981. Đây là một trong những chiến lược biển quan trọng của chúng ta”, ông Thụ nói.
Theo BizLIVE
Cả thế giới “chào thua” với giá chào thầu của Trung Quốc
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Thụ - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI) tỏ ra bức xúc trước tình trạng “lũng đoạn” của các nhà thầu Trung Quốc đối với nhiều công trình mang tính trọng điểm ở Việt Nam.
Ông Thụ nói, từ năm 2003 đến 2011, nhà thầu Trung Quốc làm tổng thầu EPC 5/6 dự án hóa chất; 2/2 dự án chế biến khoáng sản; 49/62 dự án xi măng và nhiều dự án giao thông. Riêng nhiệt điện, nhà thầu Trung Quốc nắm 16/27 dự án.
“Có thể nói ngành công nghiệp cơ khí bị ảnh hưởng nặng nề nhất về việc các nhà thầu Trung Quốc làm tổng thầu bởi họ chẳng giành phần việc nào cho cơ khí trong nước”, ông Thụ dẫn chứng.
Nếu năm 2002 nhập siêu từ Trung Quốc chỉ mới 1 tỷ USD thì 10 năm sau đã lên tới hơn 20 tỷ USD, trong đó chủ yếu là nhóm trang thiết bị, nguyên vật liệu.
“Tại sao tất cả dự án quan trọng lọt vào tay nhà thầu Trung Quốc?” ông Thụ vừa đặt câu hỏi, vừa đưa ra câu trả lời và cũng chính là những tồn tại rất “nóng” về chất lượng các công trình có sự tham gia của tổng thầu Trung Quốc.
Vị lãnh đạo VAMI cho rằng, nguyên nhân đầu tiên phải kể đến xuất phát chính từ chính “tư duy” quá quan tâm đến lượng mà “hờ hững” với chất lượng.
Ngay bản thân Luật Đấu thầu của Việt Nam cũng đang ưu tiên các nhà thầu có giá bỏ thầu thấp.
“Nắm bắt được yếu tố này, hầu hết các nhà thầu Trung Quốc chào thầu với giá rất thấp. Nhiều hồ sơ chào thầu quốc tế khi thấy Trung Quốc tham gia thì họ không muốn tham gia nữa, bởi đơn giản, giá nhà thầu Trung Quốc đưa ra thì cả thế giới phải 'chào thua'”.
Ông Nguyễn Văn Thụ |
“Các chủ đầu tư dự án không quản lý được các dự án khi đã ký hợp đồng, cho nên các nhà thầu Trung Quốc có thay đổi nguyên vật liệu, thay đổi hoặc bổ sung nhà cung cấp khiến giá hợp đồng bị đội lên, thậm chí kéo dài thời gian mà chúng ta không làm gì được, bởi chưa có chế tài xử lý”, ông Thụ nói.
Yếu tố “chính sách” cũng được vị Chủ tịch VAMI đề cập đến trong cuộc trao đổi với phóng viên, ông Thụ cho rằng: Rất nhiều chính sách đưa ra, nhưng khi đưa vào thực tế thực hiện lại không nghiêm.
“Chúng ta có Luật Đấu thầu, luật quản lý lao động trên các công trình, đặc biệt là lao động nước ngoài. Tuy nhiên, trên thực tế lại bỏ ngỏ, buông lỏng, không quy trách nhiệm rõ ràng. Dẫn đến thực trạng khi Trung Quốc vào làm nhà thầu, họ đưa từ cái đinh ốc cho đến lao động phổ thông vào Việt Nam làm việc”, chính vấn đề này, theo ông Thụ đang tạo ra “bước lùi” cho ngành cơ khí vì bị mất đi đầu ra.
Chính sách, Nghị quyết cũng nói khuyến khích phát triển cơ khí, nhưng cứ loay hoay với “đầu ra” ngay từ các dự án trong nước thì bao giờ mới phát triển thực sự được, người đứng đầu VAMI tỏ ra lo lắng.
Rà soát toàn bộ dự án có nhà thầu Trung Quốc
Ông Nguyễn Văn Thụ cho biết, hiện có một số dự án do nhà thầu Trung Quốc đang làm dở dang, chuyên gia rút về.
“Thêm vào đó, chúng ta đang phụ thuộc quá lớn nguồn nguyên liệu giá rẻ, cho nên sự kiện Biển Đông có thể tác động lớn tới ngành cơ khí nói riêng”
Ông Thụ nói và đưa ra kiến nghị Chính phủ sau đây nên tiến hành rà soát toàn bộ thực trạng các dự án có tổng thầu Trung Quốc để tính toán các phương án đối phó, tránh rơi vào tình thế bị động.
Cùng với đó, ông Thụ cũng cho rằng Việt Nam cần làm chỉ định thầu cho những dự án lớn, quan trọng.
|
“Khi nhà nước chỉ định tổng thầu cho PVN thiết kế giàn khoan khai thác dầu khí, sau gần 30 tháng thì PVN cũng đã hoàn thành chế tạo thành công giàn khoan tự nâng 90m nước, khai thác hiệu quả”, ông Thụ cho rằng: Nếu Chính phủ quan tâm hơn đến khai thác năng lực nội sinh, khai thác năng lực tự chủ hoàn toàn có thể có đơn đặt hàng trong cả nước, khai thác mối quan hệ quốc tế và tiếp tục làm các công trình Trung Quốc bỏ dở.
Cùng với đó, vị Chủ tịch VAMI kiến nghị nên tăng cường, thu hút hợp tác đối với các nhà thầu lớn có uy tín trên thế giới nhằm nâng cao năng lực các nhà đầu tư trong nước.
Vị Chủ tịch VAMI kể: “Cách đây 15 năm, khi tôi làm chỉ huy một số công trình lớn, làm việc với các nhà thầu Nhật, Pháp, Mỹ… họ thường ký với các nhà thầu phụ Việt Nam chế tạo sản phẩm phục vụ công trình từ 20-30%, ví dụ nhiệt điện Phả Lại, Phú Mỹ”.
Vì vậy, bản thân các doanh nghiệp Việt khi nhận được khối lượng công việc này họ buộc phải nâng cao chất lượng, năng lực, mua công nghệ châu Âu, bởi yêu cầu các nhà thầu này là rất cao, ông Thụ nói.
Trong cuộc trao đổi ngắn với BizLIVE, Chủ tịch VAMI tiết lộ, sắp tới Tập đoàn Dầu khí PVN sẽ sản xuất giàn khoan lớn cỡ như 981 tại cơ sở chế tạo ở Vũng Tàu.
“Mới đây, chúng tôi họp giao ban tại PVD với chủ đề hướng về Biển Đông, Tổng giám đốc PVD cho biết họ đã nhận được thông báo của lãnh đạo PVN sẽ tiến tới sản xuất giàn khoan cỡ như 981. Đây là một trong những chiến lược biển quan trọng của chúng ta”, ông Thụ nói.
Theo BizLIVE
Bình luận