• Zalo

Man Utd vs Man City: Sự tương phản sâu sắc

Thể thaoThứ Sáu, 10/04/2015 02:00:00 +07:00Google News

Không phải ngẫu nhiên mà người ta xếp derby Manchester là một trong những trận đấu hấp dẫn nhất thế giới

Không phải ngẫu nhiên mà người ta xếp derby Manchester là một trong những trận đấu hấp dẫn nhất thế giới.

Chủ nhật tuần này, cả thế giới túc cầu sẽ hướng về “Nhà hát của những giấc mơ” để chứng kiến trận nội chiến giữa 2 đội bóng cùng thành phố là MU và Man City.

Giống như nước với lửa, Manchester City và Manchester United không những thể hiện sự thù địch khi đối đầu với nhau trên sân cỏ mà ở những khía cạnh bên lề, hai đội bóng này cũng có những nét khác biệt rõ rệt:
Chủ tịch Martin Edwards 

1. Thái độ với các ông chủ đội bóng


Thật đáng ngạc nhiên, ở một đội bóng giàu truyền thống bậc nhất ở xứ sở sương mù như MU, không ít các vị Chủ tịch thường không được lòng các cầu thủ và người hâm mộ.

Có thể minh chứng điều này khi nhìn vào trường hợp của cựu Chủ tịch Martin Edwards, xuất thân là con trai của một người bán thịt ở Salford. Mặc dù là người có công phát hiện và đưa Sir Alex Ferguson về dẫn dắt MU vào năm 1986 nhưng Edwards đã khiến các fan “Quỷ đỏ” cảm thấy xấu hổ khi một đoạn video từ camera đã ghi lại được cảnh ông có hành vi nhìn lén trong 1 nhà vệ sinh nữ được phát tán.
Clip: Man Utd đè bẹp Aston Villa
thethao/2015/04/05/Man-Utd-3-1-Aston-Villa-Full-1428192830.mp4&stream=pseudo" src="https://vtcnews.vn/static/swf/player.swf" type="application/x-shockwave-flash" height="350" width="500">
Kể từ khi gia đình nhà tài phiệt người Mỹ Malcolm Glazer nắm quyền điều hành đội chủ sân Old Trafford vào tháng 5 năm 2005 khi mua lại “Quỷ đỏ” với giá 790 triệu bảng, gần như lúc nào những ông chủ này cũng nhận được sự chỉ trích từ các Manucian vì họ cho rằng nhà Glazer mua lại MU chỉ vì muốn CLB gánh hộ các khoản nợ khổng lồ của họ chứ không phải thực sự đam mê và muốn đầu tư để CLB phát triển.

Trái với ở MU, các ông chủ ở Man City không dính nhiều “phốt” lớn, thậm chí họ còn rất được lòng các fan của “The Citizens”. Đáng kể nhất trong số này là tỷ phú Sheik Mansour – người đã “bơm” hơn 1 tỷ bảng để biến Man xanh từ một CLB hạng trung thành 1 thế lực hùng mạnh ở nước Anh khi ông mua lại đội bóng này năm 2008.
Avram (trái) và Joel Glazer lên nắm quyền điều hành MU thay ông bố Malcolm Glazer sau khi ông này qua đời năm 2014 
2. Tư duy hướng nội và hướng ngoại của các HLV hiện tại của hai đội

HLV người Hà Lan Louis Van Gaal từ khi lên nắm quyền ở MU đã thể hiện rõ tư duy hướng nội khi bổ nhiệm Ryan Giggs (một người xứ Wales) làm trợ lý và thường xuyên có những cuộc trao đổi với các cầu thủ MU chơi bóng lâu năm ở Anh để tích lũy thêm vốn văn hóa và tư duy bóng đá xứ sở sương mù.

Trong khi đó, chiến lược gia người Chile Manuel Pellegrini lại muốn áp dụng chất Nam Mỹ trong tư duy chơi bóng của Man City. Ông cũng là một người thích tìm hiểu văn hóa của nhiều nơi hơn là bó buộc chỉ một mình nước Anh nơi mình đang làm việc.
Các ông chủ người Ả Rập với túi tiền không đáy của Man City 
3, Cách dùng những trợ lý

HLV Van Gaal thích dùng “cánh tay phải” của mình là người thuộc Vương quốc Anh có thâm niên chơi bóng lâu năm cho MU. Bằng chứng là ông đã bổ nhiệm Ryan Giggs làm trợ lý cho mình khi anh giải nghệ không lâu.

Còn Pellegrini, ông chuộng người có kinh nghiệm hơn để trở thành người thân cận nhất với mình trong công tác huấn luyện với việc bổ nhiệm Brian Kidd – người từng làm việc với HLV tiền nhiệm Roberto Mancini ở Man xanh làm trợ lý HLV cho mình.
HLV Van Gaal và trợ lý Ryan Giggs 
4, Thái độ với tài năng trẻ do CLB “ươm mầm”


MU luôn cố gắng trao cơ hội cho những sản phẩm của lò đào tạo trẻ Carrington của mình. Thực tế, họ đã có được một thế hệ vàng năm 1992 với những sản phẩm “cây nhà lá vườn” chất lượng như Ryan Giggs, Nicky Butt, David Beckham, Gary Neville, Phil Neville, Paul Scholes.

Những tài năng trẻ như Tyler Blackett hay James Wilson cũng đang được HLV Van Gaal cho “thử lửa” ở một vài trận đấu tại giải Ngoại hạng năm nay và được dự đoán sẽ là tương lai của “Quỷ đỏ” nếu được tạo điều kiện phát triển đúng hướng.

Còn Man City, kể từ khi các ông chủ Ả-rập đổ tiền vào CLB này năm 2008, họ thường không chú trọng nhiều đến công tác đào tạo trẻ mà chủ yếu vung tiền mua những ngôi sao lớn từ các CLB khác để nâng cao chất lượng đội hình nhằm “ăn xổi danh hiệu”.
Sir Alex Ferguson (ngoài cùng bên trái) và thế hệ vàng của MU năm 1992 

5, Tính phổ cập của CLB với các fan

Với truyền thống hào hùng của mình trong quá khứ, MU là một trong những đội bóng được yêu thích nhất trên thế giới với lượng fan khổng lồ. Còn Man City, dù cho họ đã vô địch 2 trong 3 mùa giải Ngoại hạng gần đây nhưng đội bóng này không có quá nhiều người hâm mộ cả trong khuôn khổ nước Anh lẫn các nơi khác trên thế giới.

Thậm chí, nhiều manucian (fan MU) còn chế giễu các cổ động viên Man City rằng họ chỉ là những “fan phong trào” khi chỉ bắt đầu hâm mộ “The Citizens” kể từ khi Man xanh vô địch Premier League mùa giải 2012-2013.
Clip: Man City thua đau LIverpool

Nguồn: Khám phá
Bình luận
vtcnews.vn