(VTC News)- Quyết định tạm dừng nghỉ hưu của Sir Alex 13 năm trước vẫn còn nguyên tầm ảnh hưởng đến thành công của Manchester United tới bây giờ và có lẽ, mãi mãi về sau.
Ngày 8/5/2013, thông tin về việc HLV vĩ đại người Scotland nghỉ hưu chính thức được loan báo trên khắp các phương tiện thông tin đại chúng.
Thực tế, kế hoạch nghỉ hưu của Sir Alex Ferguson từng nhiều lần bị gián đoạn. Mùa giải 2011 – 2012, bàn thắng của Aguero ghi cho Manchester City trong phút cuối điên rồ đã khiến ông lùi lại việc chia tay sự nghiệp cầm quân và nung nấu ý định phục thù “Gã hàng xóm ồn ào”.
Xa hơn nữa, hồi đầu mùa giải 2001 – 2002, HLV huyền thoại người Scotland cũng từng có ý định chia tay Man Utd sau 16 năm dẫn dắt. Thế nhưng tất cả mọi người đều biết, ý định đó không được thực hiện, ông vẫn tiếp tục ở lại và đưa đội bóng đến những vinh quang tiếp theo. Vậy nếu Sir Alex sớm giã từ sự nghiệp cầm quân, điều gì có thể sẽ xảy ra?
Danh hiệu và bản sắc đội bóng
Khi luận điểm “Man Utd sẽ ra sao nếu Sir Alex Ferguson giải nghệ năm 2002?” được nêu ra, một trong những câu hỏi đầu tiên thuộc về nó là “Quỷ Đỏ liệu có tiếp tục thành công trên sân cỏ được hay không?”. Hãy nhìn vào quá khứ và hiện tại để so sánh.
Tháng 5 năm 2013, Sir Alex Ferguson cầm trên tay chiếc cúp vô địch Premiere League lần thứ 13, chỉ sau 22 mùa bóng kể từ khi giải đấu này ra đời. Trong khoảng thời gian từ mùa giải 2001- 2002 cho đến khi ông giải nghệ, đội chủ sân Old Trafford giành đến 17 chiếc cúp khác nhau, trong đó có 6 danh hiệu vô địch Ngoại hạng Anh.
Quay ngược về quá khứ, sau khi Sir Matt Busby nghỉ hưu, nhiều huấn luyện viên đã thất bại trong việc mang đến thành công cho đội bóng chủ sân Old Trafford, và kịch bản đó có vẻ như đang lặp lại với những người kế nhiệm của Sir Alex Ferguson.
Có nhiều lúc người ta cảm giác rằng, “ADN chiến thắng” đã theo chân Sir Alex Ferguson rời Old Trafford. Thứ “đặc sản” của Manchester United dưới thời cựu HLV 74 tuổi đó là khởi đầu mùa giải một cách chậm chạp và chệch choạc, xoay sở thông minh trong giai đoạn Giáng sinh, bứt tốc mạnh mẽ trong lượt về và vươn lên đỉnh cao vào cuối mùa.
Hay sự ấn tượng từ lối hập cuộc hưng phấn, tấn công phủ đầu rồi đá chậm lại và cuối cùng kết liễu đối thủ bằng đòn hồi mã thương. Hay khi bị dẫn bàn thì ào lên tấn công, chiến đấu đến những giây phút cuối cùng và lội ngược dòng.
Bản sắc đó đã mất đi hoàn toàn dưới thời của David Moyes. “The Chosen One” cho thấy rằng triết lý của ông chỉ hợp với những đội bóng trung bình khá. Những kết quả tồi tệ khiến cho Man Utd – lần đầu tiên sau gần 20 năm, vắng bóng ở Champions League.
Các đội bóng được hưởng lợi
Kể từ sau khi Sir Alex Ferguson nghỉ hưu và Man Utd bước vào công cuộc chuyển giao nhân sự, cuộc đua đến ngôi vô địch Ngoại hạng Anh trở nên hấp dẫn hơn rất nhiều. Sự suy yếu của Manchester United mở ra hy vọng cho nhiều đội bóng đồng thời làm dày thêm cơ hội cho những đối trọng của Quỷ đỏ.
Cần lưu ý rằng, trong 11 mùa giải kể từ mùa 2002-2003 cho đến mùa 2012-2013 khi Sir Alex nghỉ hưu, Man Utd giành đến 6 danh hiệu vô địch, trong đó có 3 mùa vô địch liên tiếp.
Mùa giải đầu tiên sau khi Sir Alex nghỉ hưu - mùa giải 2013/2014 được coi là hấp dẫn bậc nhất trong lịch sử Premiere League cho đến nay. Ở đó, Manchester United là kẻ ngoài cuộc còn Chelsea , Manchester City và Liverpool tranh đua đến tận vòng cuối cùng.
Chelsea chắc chắn sẽ là đội bóng được hưởng lợi nhất nếu Sir Alex Ferguson nghỉ hưu sớm từ năm 2002. Kể từ khi Roman Abramovich mua lại Chelsea, đội bóng Tây London dần trở thành đối trọng lớn nhất của Manchester United ở giải Ngoại hạng Anh. Họ có ba lần về ngay sau Man Utd ở các mùa 2006-2007, 2007 – 2008, 2010- 2011. Liverpool, Manchester City, Arsenal hẳn nhiên cũng sẽ rảnh rang hơn rất nhiều.
Ronaldo và Rooney không đến Old Trafford
Nếu Sir Alex Ferguson quyết định nghỉ hưu sớm và chọn cho mình thú vui xem đua ngựa thay vì đến Carrington mỗi ngày, cổ động viên Manchester United có lẽ sẽ không bao giờ được thấy hai cầu thủ này khoác áo đội bóng. Ronaldo và Rooney đã thực sự bị hấp dẫn bởi bệ phóng tài năng mà Sir Alex tạo ra.
Old Trafford là nơi chắp cánh cho ước mơ của chàng trai người Bồ Đào Nha với mái tóc trông hơi...khó ưa. Từ một cầu thủ ham rê dắt và thể hiện bản thân, Sir Alex biến anh trở thành cầu thủ đẳng cấp hàng đầu thế giới.
Đã có hàng trăm cầu thủ qua tay đào tạo của nhà cầm quân ấy, từ huyền thoại cho đến những người được đánh giá cao hơn năng lực thực tế. Nhưng chưa bao giờ người ta thấy ông dành sự ưu ái đến vậy cho một cầu thủ. Ông hy sinh Rooney để làm nền cho Ronaldo.
Đối với Rooney, Sir Alex Ferguson coi anh như một người con trai – một đứa con bướng bỉnh, ngỗ nghịch. Nhờ sự chỉ bảo, dìu dắt của Sir Alex, từ một cầu thủ trẻ với cái đầu nóng nảy, Rooney đã nhanh chóng vươn lên trở thành trụ cột của đội bóng và được xem là cầu thủ hay nhất nước Anh.
Khi Rooney đòi ra đi vì cho rằng Man Utd thiếu tham vọng, Sir Alex dỗ dành Wazza bằng "cây kẹo mút": "Con trai, đội bóng có khi nào ngừng cạnh tranh chức vô địch đâu?”.
Nếu Sir Alex nghỉ hưu sớm, nếu Ronaldo chuyển đến Arsenal còn Rooney ký hợp đồng với Newcastle thì liệu rằng họ có đạt được thành công rực rỡ như bây giờ hay không?.
Nhìn xa hơn nữa, sẽ chẳng có những Rio Ferdinand, Nemanja Vidic, Edwin van der Sar hay Patrice Evra thi đấu trong màu áo đỏ.
Tháng 3 năm 2003, sau khi Sir Alex Ferguson quyết định lùi lại kế hoạch nghỉ hưu, Malcom Glazer bắt đầu thương vụ thôn tính nổi tiếng nhất trong lịch sử bóng đá thế giới bằng cách mua vào 2,9% cổ phiếu của M.U (trị giá 9 triệu Bảng).
Dưới thời Sir Alex Ferguson, Manchester United không chỉ thành công trên sân cỏ mà còn cực kỳ thành công trên lĩnh vực kinh doanh. HLV huyền thoại người Scotland đã biến Man Utd từ một CLB thể thao bình thường thành một thương hiệu toàn cầu đắt giá.
Sir Alex Ferguson là một huấn luyện viên huyền thoại, nhưng đồng thời ông còn là một nhà quản lý, hoạch định chiến lược tài ba. Ông cùng với Man Utd là những người tiên phong trong công cuộc khai phá thị trường châu Á, Bắc Mỹ, Trung Đông. Họ rất biết sử dụng tên tuổi và lực lượng cổ động viên hùng hậu của mình để kiếm ra tiền.
Kể từ khi Premier League ra đời vào mùa 1992/93 cho đến mùa 2011/12, doanh thu của đội bóng thành Manchester đã tăng từ 39 triệu lên 520 triệu USD, tức gấp 13 lần, chiếm 15% tổng doanh thu của cả giải Ngoại hạng Anh. Giá trị của thương hiệu M.U tăng trưởng dưới đế chế SAF còn thể hiện rõ ràng qua thị trường chứng khoán.
Năm 1991, tổng giá trị cổ phiếu của Man Utd tại sàn chứng khoán London là 74 triệu USD. Vào thời điểm Malcom Glazer thâu tóm Man Utd năm 2005, giá trị cổ phiếu đã là 1,47 tỉ USD. Còn tại thời điểm ông nghỉ hưu, giá trị của Man Utd trên sàn chứng khoán ước tính khoảng 3,5 tỉ USD.
Yếu tố tiên quyết thôi thúc nhà Glazer thôn tính M.U chính là những thành công cả trong và ngoài sân cỏ của họ. Nếu Sir Alex Ferguson nghỉ hưu sớm, sự thôn tính này có lẽ sẽ không xảy ra.
Louis van Gaal đến Man Utd từ năm 2002
Trong cuốn tự truyện của mình, HLV người Hà Lan tiết lộ rằng ông từng suýt trở thành “thuyền trưởng” ở Old Trafford từ cách đây gần 13 năm. Van Gaal thừa nhận: "Trước VCK World Cup 2002, tôi có cuộc gặp gỡ với Giám đốc điều hành Man Utd - Peter Kenyon.
Ông ấy nói rằng Sir Alex sẽ giải nghệ. Khi nhà cầm quân người Scotland ra đi, tôi sẽ được tiếp quản ghế nóng ở Old Trafford. Nhưng rốt cuộc, Sir Ferguson đã thay đổi ý định."
Lúc Sir Alex chính thức "rửa tay gác kiếm", không nhiều người nhắc đến cái tên Van Gaal. Thay vào đó, Quỷ đỏ chọn David Moyes kế nhiệm với kế hoạch dài hạn 6 năm.
Mặc dù vậy, chỉ sau chưa đầy một mùa giải, Moyes đã phải ra đi không kèn không trống. Đến lúc này, Van Gaal mới lọt vào tầm ngắm và sau đó nhận lời về dẫn dắt Quỷ đỏ.
Anh Dũng
Thực tế, kế hoạch nghỉ hưu của Sir Alex Ferguson từng nhiều lần bị gián đoạn. Mùa giải 2011 – 2012, bàn thắng của Aguero ghi cho Manchester City trong phút cuối điên rồ đã khiến ông lùi lại việc chia tay sự nghiệp cầm quân và nung nấu ý định phục thù “Gã hàng xóm ồn ào”.
Lịch sử của Man Utd gắn liền với Sir Alex Ferguson |
Danh hiệu và bản sắc đội bóng
Khi luận điểm “Man Utd sẽ ra sao nếu Sir Alex Ferguson giải nghệ năm 2002?” được nêu ra, một trong những câu hỏi đầu tiên thuộc về nó là “Quỷ Đỏ liệu có tiếp tục thành công trên sân cỏ được hay không?”. Hãy nhìn vào quá khứ và hiện tại để so sánh.
Tháng 5 năm 2013, Sir Alex Ferguson cầm trên tay chiếc cúp vô địch Premiere League lần thứ 13, chỉ sau 22 mùa bóng kể từ khi giải đấu này ra đời. Trong khoảng thời gian từ mùa giải 2001- 2002 cho đến khi ông giải nghệ, đội chủ sân Old Trafford giành đến 17 chiếc cúp khác nhau, trong đó có 6 danh hiệu vô địch Ngoại hạng Anh.
Quay ngược về quá khứ, sau khi Sir Matt Busby nghỉ hưu, nhiều huấn luyện viên đã thất bại trong việc mang đến thành công cho đội bóng chủ sân Old Trafford, và kịch bản đó có vẻ như đang lặp lại với những người kế nhiệm của Sir Alex Ferguson.
Rooney-Ronaldo, hai ngôi sao trưởng thành dưới thời Sir Alex |
Hay sự ấn tượng từ lối hập cuộc hưng phấn, tấn công phủ đầu rồi đá chậm lại và cuối cùng kết liễu đối thủ bằng đòn hồi mã thương. Hay khi bị dẫn bàn thì ào lên tấn công, chiến đấu đến những giây phút cuối cùng và lội ngược dòng.
Bản sắc đó đã mất đi hoàn toàn dưới thời của David Moyes. “The Chosen One” cho thấy rằng triết lý của ông chỉ hợp với những đội bóng trung bình khá. Những kết quả tồi tệ khiến cho Man Utd – lần đầu tiên sau gần 20 năm, vắng bóng ở Champions League.
Clip: Man Utd thắng trận đá lại ở FA Cup trước Cambridge United
Louis van Gaal – một cái tên đem lại sự yên tâm hơn cho người hâm mộ - vẫn còn đang loay hoay với cả việc tìm ra một sơ đồ tối ưu cho đội bóng . Bỏ ra đến 150 triệu bảng trong kỳ chuyển nhượng mùa hè, sở hữu một đội hình rất nhiều ngôi sao nhưng Man Utd hiện đang là đội chơi bóng dài nhiều thứ hai ở Ngoại hạng Anh, chỉ sau...Burnley. Khi bế tắc, van Gaal thường làm gì?. Ông đẩy Marouane Fellaini lên đá tiền đạo!Các đội bóng được hưởng lợi
Kể từ sau khi Sir Alex Ferguson nghỉ hưu và Man Utd bước vào công cuộc chuyển giao nhân sự, cuộc đua đến ngôi vô địch Ngoại hạng Anh trở nên hấp dẫn hơn rất nhiều. Sự suy yếu của Manchester United mở ra hy vọng cho nhiều đội bóng đồng thời làm dày thêm cơ hội cho những đối trọng của Quỷ đỏ.
Cần lưu ý rằng, trong 11 mùa giải kể từ mùa 2002-2003 cho đến mùa 2012-2013 khi Sir Alex nghỉ hưu, Man Utd giành đến 6 danh hiệu vô địch, trong đó có 3 mùa vô địch liên tiếp.
Chelsea thành công sau khi "đế chế" Alex Ferguson sụp đổ |
Chelsea chắc chắn sẽ là đội bóng được hưởng lợi nhất nếu Sir Alex Ferguson nghỉ hưu sớm từ năm 2002. Kể từ khi Roman Abramovich mua lại Chelsea, đội bóng Tây London dần trở thành đối trọng lớn nhất của Manchester United ở giải Ngoại hạng Anh. Họ có ba lần về ngay sau Man Utd ở các mùa 2006-2007, 2007 – 2008, 2010- 2011. Liverpool, Manchester City, Arsenal hẳn nhiên cũng sẽ rảnh rang hơn rất nhiều.
Ronaldo và Rooney không đến Old Trafford
Nếu Sir Alex Ferguson quyết định nghỉ hưu sớm và chọn cho mình thú vui xem đua ngựa thay vì đến Carrington mỗi ngày, cổ động viên Manchester United có lẽ sẽ không bao giờ được thấy hai cầu thủ này khoác áo đội bóng. Ronaldo và Rooney đã thực sự bị hấp dẫn bởi bệ phóng tài năng mà Sir Alex tạo ra.
|
Đã có hàng trăm cầu thủ qua tay đào tạo của nhà cầm quân ấy, từ huyền thoại cho đến những người được đánh giá cao hơn năng lực thực tế. Nhưng chưa bao giờ người ta thấy ông dành sự ưu ái đến vậy cho một cầu thủ. Ông hy sinh Rooney để làm nền cho Ronaldo.
Đối với Rooney, Sir Alex Ferguson coi anh như một người con trai – một đứa con bướng bỉnh, ngỗ nghịch. Nhờ sự chỉ bảo, dìu dắt của Sir Alex, từ một cầu thủ trẻ với cái đầu nóng nảy, Rooney đã nhanh chóng vươn lên trở thành trụ cột của đội bóng và được xem là cầu thủ hay nhất nước Anh.
Khi Rooney đòi ra đi vì cho rằng Man Utd thiếu tham vọng, Sir Alex dỗ dành Wazza bằng "cây kẹo mút": "Con trai, đội bóng có khi nào ngừng cạnh tranh chức vô địch đâu?”.
Nếu Sir Alex nghỉ hưu sớm, nếu Ronaldo chuyển đến Arsenal còn Rooney ký hợp đồng với Newcastle thì liệu rằng họ có đạt được thành công rực rỡ như bây giờ hay không?.
Nhìn xa hơn nữa, sẽ chẳng có những Rio Ferdinand, Nemanja Vidic, Edwin van der Sar hay Patrice Evra thi đấu trong màu áo đỏ.
Clip: Ronaldo tập luyện để có thể hình cực chuẩn
Nhà Glazer sẽ không mua lại Manchester United?Tháng 3 năm 2003, sau khi Sir Alex Ferguson quyết định lùi lại kế hoạch nghỉ hưu, Malcom Glazer bắt đầu thương vụ thôn tính nổi tiếng nhất trong lịch sử bóng đá thế giới bằng cách mua vào 2,9% cổ phiếu của M.U (trị giá 9 triệu Bảng).
Dưới thời Sir Alex Ferguson, Manchester United không chỉ thành công trên sân cỏ mà còn cực kỳ thành công trên lĩnh vực kinh doanh. HLV huyền thoại người Scotland đã biến Man Utd từ một CLB thể thao bình thường thành một thương hiệu toàn cầu đắt giá.
Nhà Glazers không được lòng fan Man Utd |
Kể từ khi Premier League ra đời vào mùa 1992/93 cho đến mùa 2011/12, doanh thu của đội bóng thành Manchester đã tăng từ 39 triệu lên 520 triệu USD, tức gấp 13 lần, chiếm 15% tổng doanh thu của cả giải Ngoại hạng Anh. Giá trị của thương hiệu M.U tăng trưởng dưới đế chế SAF còn thể hiện rõ ràng qua thị trường chứng khoán.
Năm 1991, tổng giá trị cổ phiếu của Man Utd tại sàn chứng khoán London là 74 triệu USD. Vào thời điểm Malcom Glazer thâu tóm Man Utd năm 2005, giá trị cổ phiếu đã là 1,47 tỉ USD. Còn tại thời điểm ông nghỉ hưu, giá trị của Man Utd trên sàn chứng khoán ước tính khoảng 3,5 tỉ USD.
Yếu tố tiên quyết thôi thúc nhà Glazer thôn tính M.U chính là những thành công cả trong và ngoài sân cỏ của họ. Nếu Sir Alex Ferguson nghỉ hưu sớm, sự thôn tính này có lẽ sẽ không xảy ra.
Louis van Gaal đến Man Utd từ năm 2002
Trong cuốn tự truyện của mình, HLV người Hà Lan tiết lộ rằng ông từng suýt trở thành “thuyền trưởng” ở Old Trafford từ cách đây gần 13 năm. Van Gaal thừa nhận: "Trước VCK World Cup 2002, tôi có cuộc gặp gỡ với Giám đốc điều hành Man Utd - Peter Kenyon.
Van Gaal kế nghiệp Sir Alex tại Old Trafford |
Lúc Sir Alex chính thức "rửa tay gác kiếm", không nhiều người nhắc đến cái tên Van Gaal. Thay vào đó, Quỷ đỏ chọn David Moyes kế nhiệm với kế hoạch dài hạn 6 năm.
Mặc dù vậy, chỉ sau chưa đầy một mùa giải, Moyes đã phải ra đi không kèn không trống. Đến lúc này, Van Gaal mới lọt vào tầm ngắm và sau đó nhận lời về dẫn dắt Quỷ đỏ.
Anh Dũng
Bình luận