Manchester City tiến sát đến danh hiệu vô địch quốc gia, chỉ cần thắng QPR ở vòng chót là giấc mơ thành sự thật.
Nhưng giây phút các fan của The Citizens chờ đợi đã 44 năm có thể sẽ đến bằng một cái giá rất đắt. 930 triệu bảng đã được chi từ năm 2008 (khi ông hoàng Arab Mansour mua lại Man City) đến cuối mùa giải 2010/11. Nghĩa là, nếu tính cả mùa này thì danh hiệu vô địch Premier League năm 2012 (nếu thành sự thật) sẽ tốn của Man City đến hơn 1 tỷ bảng, trong đó “phần” của Mansour là vào khoảng 600 triệu bảng, 400 triệu bảng còn lại là nguồn thu từ hoạt động của chính CLB chủ sân Etihad.
Chỉ nhìn vào con số, chúng ta sẽ choáng ngợp vì cái giá phải trả cho vinh quang ở giải Ngoại hạng Anh. Nhưng, cần đặt vấn đề trong bối cảnh riêng. Với tỷ phú Mansour, 1 tỷ bảng đổi lại danh hiệu Premier League (cùng những cơ hội, triển vọng cả về bóng đá lẫn thương mại trong những mùa bóng tới) không phải là nhiều. Chỉ có điều, tất nhiên, không phải đội bóng nào cũng may mắn có một vị chủ tịch hào sảng như Mansour.
Trong thế giới bóng đá, Mansour và Man City là trường hợp duy nhất.
Florentino Perez mua hàng đống siêu sao cho Real kể từ phát súng lệnh mang tên Luis Figo vào năm 2000, nhưng phần lớn do nguồn kinh phí do chính CLB này kiếm được. Chelsea ban đầu cũng được Roman Abramovich đầu tư bằng tiền túi, nhưng sau đó The Blues phải tự thân vận động. Tương tự là AC Milan hay Inter Milan. Manchester United không may, vì Malcolm Glazer biến M.U thành con nợ lớn nhất trong thế giới bóng đá. Những trường hợp tiêu biểu về tiêu xài của các “đại gia” trong giới túc cầu càng cho thấy Man City là kẻ may mắn.
The Citizens được đầu tư mạnh mẽ, rất tốn kém nhưng ít ra vẫn đem lại hiệu quả khá nhanh, chỉ 4 năm sau khi Mansour xuất hiện (nếu nhìn xa hơn, tính luôn Thaksin Shinawatra là 5 năm). Liverpool đầu tư dàn trải trong suốt 2 thập kỷ, nhưng đội bóng từng 18 lần vô địch Anh trước kỷ nguyên Premier League chưa bao giờ vơí tơí danh hiệu vô địch giải Ngoại hạng Anh. Thành tích tốt nhất của Liverpool chỉ là một lần về nhì Premier League.
Các fan của The Reds hẳn rất đau lòng khi chứng kiến “anh nhà giàu mới nổi” Man City chạm đích trước Liverpool. Qua 3 mùa bóng, Man City tiến bộ dần. Hạng 5 năm 2010, hạng 3 năm 2011 và sắp trở thành số 1 năm 2012 tại Premier League. Đồng tiền không mua được cả thế giới, nhưng có thể đem lại nhiều thứ nếu được sử dụng đúng. Mansour đã phung phí không ít tiền của vì những bản hợp đồng thảm họa (như Robinho) nhưng đã chính xác khi chi đậm để có chữ ký của Carlos Tevez, Sergio Aguero, Yaya Toure, David Silva… Cũng có những trường hợp Man City tỏ ra khôn ngoan trong chuyển nhượng, chẳng hạn các phi vụ giá rẻ mang tên Joe Hart hay Vincent Kompany.
Không thể phủ nhận Man City là đội hay nhất Premier League hiện tại, nhưng cần tính đến những yếu tố khách quan như sự sa sút của M.U, Liverpool, Arsenal hay Chelsea. Điều đó nhắc nhở thầy trò Mancini và cả Mansour không được phép ngủ quên trên đỉnh vinh quang. Những thử thách lớn chờ đợi Man City ở Premier League và Champions League mùa tới. Tham vọng của Mansour là biến Man City thành thế lực hàng đầu châu Âu chứ không chỉ trong bóng đá Anh. Hành trình ấy, xem ra vẫn còn rất khó khăn bởi ở châu Âu có rất nhiều đội bóng lớn vượt xa Man City, nổi bật hơn cả là Real Madrid, Barcelona.
Nhưng giây phút các fan của The Citizens chờ đợi đã 44 năm có thể sẽ đến bằng một cái giá rất đắt. 930 triệu bảng đã được chi từ năm 2008 (khi ông hoàng Arab Mansour mua lại Man City) đến cuối mùa giải 2010/11. Nghĩa là, nếu tính cả mùa này thì danh hiệu vô địch Premier League năm 2012 (nếu thành sự thật) sẽ tốn của Man City đến hơn 1 tỷ bảng, trong đó “phần” của Mansour là vào khoảng 600 triệu bảng, 400 triệu bảng còn lại là nguồn thu từ hoạt động của chính CLB chủ sân Etihad.
Dàn sao thượng hạng của Man City |
Chỉ nhìn vào con số, chúng ta sẽ choáng ngợp vì cái giá phải trả cho vinh quang ở giải Ngoại hạng Anh. Nhưng, cần đặt vấn đề trong bối cảnh riêng. Với tỷ phú Mansour, 1 tỷ bảng đổi lại danh hiệu Premier League (cùng những cơ hội, triển vọng cả về bóng đá lẫn thương mại trong những mùa bóng tới) không phải là nhiều. Chỉ có điều, tất nhiên, không phải đội bóng nào cũng may mắn có một vị chủ tịch hào sảng như Mansour.
Trong thế giới bóng đá, Mansour và Man City là trường hợp duy nhất.
Florentino Perez mua hàng đống siêu sao cho Real kể từ phát súng lệnh mang tên Luis Figo vào năm 2000, nhưng phần lớn do nguồn kinh phí do chính CLB này kiếm được. Chelsea ban đầu cũng được Roman Abramovich đầu tư bằng tiền túi, nhưng sau đó The Blues phải tự thân vận động. Tương tự là AC Milan hay Inter Milan. Manchester United không may, vì Malcolm Glazer biến M.U thành con nợ lớn nhất trong thế giới bóng đá. Những trường hợp tiêu biểu về tiêu xài của các “đại gia” trong giới túc cầu càng cho thấy Man City là kẻ may mắn.
The Citizens được đầu tư mạnh mẽ, rất tốn kém nhưng ít ra vẫn đem lại hiệu quả khá nhanh, chỉ 4 năm sau khi Mansour xuất hiện (nếu nhìn xa hơn, tính luôn Thaksin Shinawatra là 5 năm). Liverpool đầu tư dàn trải trong suốt 2 thập kỷ, nhưng đội bóng từng 18 lần vô địch Anh trước kỷ nguyên Premier League chưa bao giờ vơí tơí danh hiệu vô địch giải Ngoại hạng Anh. Thành tích tốt nhất của Liverpool chỉ là một lần về nhì Premier League.
Vinh quang có thể mua được bằng tiền |
Các fan của The Reds hẳn rất đau lòng khi chứng kiến “anh nhà giàu mới nổi” Man City chạm đích trước Liverpool. Qua 3 mùa bóng, Man City tiến bộ dần. Hạng 5 năm 2010, hạng 3 năm 2011 và sắp trở thành số 1 năm 2012 tại Premier League. Đồng tiền không mua được cả thế giới, nhưng có thể đem lại nhiều thứ nếu được sử dụng đúng. Mansour đã phung phí không ít tiền của vì những bản hợp đồng thảm họa (như Robinho) nhưng đã chính xác khi chi đậm để có chữ ký của Carlos Tevez, Sergio Aguero, Yaya Toure, David Silva… Cũng có những trường hợp Man City tỏ ra khôn ngoan trong chuyển nhượng, chẳng hạn các phi vụ giá rẻ mang tên Joe Hart hay Vincent Kompany.
Không thể phủ nhận Man City là đội hay nhất Premier League hiện tại, nhưng cần tính đến những yếu tố khách quan như sự sa sút của M.U, Liverpool, Arsenal hay Chelsea. Điều đó nhắc nhở thầy trò Mancini và cả Mansour không được phép ngủ quên trên đỉnh vinh quang. Những thử thách lớn chờ đợi Man City ở Premier League và Champions League mùa tới. Tham vọng của Mansour là biến Man City thành thế lực hàng đầu châu Âu chứ không chỉ trong bóng đá Anh. Hành trình ấy, xem ra vẫn còn rất khó khăn bởi ở châu Âu có rất nhiều đội bóng lớn vượt xa Man City, nổi bật hơn cả là Real Madrid, Barcelona.
Nguyên Chương (TT24h)
Bình luận