Theo Cơ sở dữ liệu khoa học WoS (ISI, Clarivate, Mỹ), Malaysia đã vươn lên dẫn đầu khu vực ASEAN về nghiên cứu khoa học trong giai đoạn 3 năm gần nhất 2016-2018.
Xếp thứ 2 là Singapore, tiếp theo là Thái Lan và Indonesia. Việt Nam xếp thứ 5 trong ASEAN và Philippines ở vị trí thứ 6.
Theo đó, nếu chỉ tính ấn phẩm khoa học là các kết quả nghiên cứu mới (research articles) theo WoS (hay ISI) thì trong giai đoạn 2016-2018, Malaysia công bố 47.761 bài, Singapore bám sát với 43.132 bài; nhưng cũng cần lưu ý là dân số của Singapore chỉ bằng 17,7% dân số của Malaysia.
Thái Lan đứng thứ 3 với 29.841 bài và có khoảng cách khá xa so với hai nước dẫn đầu. Indonesia xếp thứ 4 nhưng khoảng cách rất xa so với Thái Lan và công bố 16.968 bài, chỉ bằng 37% số công trình của Malaysia.
Việt Nam đứng ở vị trí tiếp theo và khá gần với Indonesia, công bố 14.376 bài. Vị trí thứ 6 là Philippines với 5.532 bài. Các nước còn lại của ASEAN không được xếp vào tốp 25 vì có số công trình ít hơn các nước ngoài khu vực, nhưng có hợp tác tốt với các nước thuộc tốp đầu trong khu vực là Campuchia, Myanmar, Brunei và Lào.
Về tốc độ tăng trưởng của công bố khoa học trong cùng kỳ, số lượng bài báo khoa học của khu vực ASEAN tăng đều trong 3 năm qua:
Với Việt Nam, trong 3 năm qua tốc độ tăng trưởng trong công bố khoa học tăng đều và khá ổn định, đây là tín hiệu đáng mừng; cụ thể:
Tuy nhiên, khoảng cách hiện nay giữa Việt Nam và các nước dẫn đầu thì rất xa. Số lượng công bố của Việt Nam chỉ bằng 31,4% của Malaysia, trong khi dân số Việt Nam gấp 3 lần Malaysia; và với Singapore thì dân số Việt Nam gấp 17 lần nhưng công bố chỉ bằng 33,3% Singapore trong cùng kỳ.
Đây thực sự là những con số biết nói và hy vọng sẽ là giúp cho các các đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam quyết liệt hơn nữa trong nghiên cứu khoa học để rút ngắn dần khoảng cách so với các nước dẫn đầu trong ASEAN, bởi thành tựu khoa học đương nhiên ảnh hưởng mọi mặt trong sự phát triển của một đất nước.
Bình luận