(VTC News) – Theo ông Vũ Quốc Tuấn, trưởng phòng đối ngoại công ty Nestle Việt Nam (đại diện nhãn hàng bột nêm Maggi), bột nêm chỉ đóng vai trò chất điều vị, không cung cấp chất dinh dưỡng nên thành phần thịt, xương hầm chỉ chiếm 2%.
Sau khi báo điện tử VTC News đăng tải loại bài về Sự thật đằng sau quảng cáo bột nêm, đại diện của công ty Nestle Việt Nam, ông Vũ Quốc Tuấn, trưởng phòng đối ngoại, đã có cuộc trao đổi xung quanh các vấn đề nhiều độc giả còn thắc mắc.
Sau khi báo điện tử VTC News đăng tải loại bài về Sự thật đằng sau quảng cáo bột nêm, đại diện của công ty Nestle Việt Nam, ông Vũ Quốc Tuấn, trưởng phòng đối ngoại, đã có cuộc trao đổi xung quanh các vấn đề nhiều độc giả còn thắc mắc.
- Trong thành phần của bột nêm chỉ có khoảng chưa đến 2% là thịt, xương. Vậy xin hỏi vị ngọt từ bột nêm là do thịt và xương hay chủ yếu là từ các phụ gia khác?
- Vị ngọt từ bột nêm là tổng hợp nhiều gia vị khác nhau, trong đó thịt và xương là một trong các thành phần, ngoài ra còn có các thành phần khác. Nhà sản xuất sẽ lựa chọn các tỷ lệ phù hợp nhất để điều chế được một vị tốt nhất, phù hợp với khẩu vị của khách hàng.
Tôi xin nhấn mạnh, bột nêm là một loại gia vị chứ không phải là thực phẩm. Thực phẩm sẽ đóng vai trò cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể, còn gia vị thì đóng vai trò điều vị, không đóng vai trò cung cấp chất dinh dưỡng.
- Hiện nay trên bao bì của hầu hết các hãng hạt nêm, chất điều vị E621 (chính là mì chính) không được các hãng sản xuất ghi thẳng là mỳ chính để cho các khách hàng dễ hiểu, mà lại ghi tên hóa học, khiến nhiều người hiểu lầm là một chất khác?
- Hiện nay trên bao bì của hầu hết các hãng hạt nêm, chất điều vị E621 (chính là mì chính) không được các hãng sản xuất ghi thẳng là mỳ chính để cho các khách hàng dễ hiểu, mà lại ghi tên hóa học, khiến nhiều người hiểu lầm là một chất khác?
Nhan nhản các loại bột nêm |
Việc ghi chất điều vị hay không đều phải theo các tiêu chuẩn cụ thể. Việt Nam hiện nay đã gia nhập Ủy ban Codex quốc tế, nên việc ghi tên chất cũng phải theo tiêu chuẩn này. Theo tiêu chuẩn của Codex và quy định về thành phần ghi trên bao bì, thì việc ghi tên hóa học của chất là hợp lý và đúng quy định.
Tên này cũng đã được thực hiện theo kiểm định của nhà nước. Theo nghị định 89 của Chính phủ về ghi nhãn hàng hóa có quy định về ghi tên sản phẩm thực phẩm và thành phần như thế nào. Theo đó, thành phần đã bắt buộc phải ghi theo tên khoa học.
- Nhiều chuyên gia cho rằng chất E627 và E631 là các chất siêu ngọt, ngọt gấp 200% mì chính. Đây là các chất chưa có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng cho thực phẩm theo quyết định 3742 của Bộ Y tế năm 2001, chỉ có trong danh mục phụ gia được phép dùng của Ủy ban Codec thế giới (châu Âu). Vậy việc dùng các chất này có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của người tiêu dùng không?
- Đúng là trong quyết định 3742 của Bộ Y tế năm 2001 là không có, nhưng Việt Nam đã ký kết hiệp ước Quốc tế và là thành viên Codex, nên phải đi theo chuẩn này. Hiện trong danh mục các chất an toàn vệ sinh thực phẩm cũng có quy định rất rõ là đi theo tiêu chuẩn của Codex, nên việc các hãng bột nêm có sử dụng 2 chất này là không vấn đề gì.
Châu Âu họ chấp nhận thì Việt Nam không có lý gì không chấp nhận. Và khi sản xuất, dùng các chất này đều đã được phê duyệt của Bộ Y tế, nhập khẩu nguyên vật liệu cũng đều đã được phê duyệt.
- Trong thành phần thịt và xương hầm chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Việc quảng cáo nhấn mạnh đến các yếu tố này, phải chăng muốn đánh lừa cảm giác của người tiêu dùng?
- Hạt nêm là hạt gia vị, nên các quảng cáo cũng nhấn mạnh vào yếu tố điều vị của sản phẩm và điều vị ấy cũng là lợi ích lớn nhất của người tiêu dùng có được khi sử dụng sản phẩm.
Trường hợp Maggi thịt, chúng tôi đã thử nghiệm theo phương pháp dùng 3 bát nước: một nước trắng, một bát nước có pha mỳ chính và một bát nước pha hạt nêm. Sau đó cho khách hàng thử 3 bát nước đó và so sánh với một bát nước xương hầm không cho gì cả, chỉ cho một chút muối.
Kết quả là đa số những người thẻ đều cho rằng bát nước pha hạt nêm có vị giống với bát nước xương hầm nhất. Và từ đó, khi quảng cáo Maggi mới tập trung nhấn mạnh vào yếu tố này.
Để có được một vị như ý, việc pha trộn phải có những tỷ lệ phù hợp, đảm bảo vị phù hợp nhất với người tiêu dùng.
Tên này cũng đã được thực hiện theo kiểm định của nhà nước. Theo nghị định 89 của Chính phủ về ghi nhãn hàng hóa có quy định về ghi tên sản phẩm thực phẩm và thành phần như thế nào. Theo đó, thành phần đã bắt buộc phải ghi theo tên khoa học.
- Nhiều chuyên gia cho rằng chất E627 và E631 là các chất siêu ngọt, ngọt gấp 200% mì chính. Đây là các chất chưa có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng cho thực phẩm theo quyết định 3742 của Bộ Y tế năm 2001, chỉ có trong danh mục phụ gia được phép dùng của Ủy ban Codec thế giới (châu Âu). Vậy việc dùng các chất này có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của người tiêu dùng không?
- Đúng là trong quyết định 3742 của Bộ Y tế năm 2001 là không có, nhưng Việt Nam đã ký kết hiệp ước Quốc tế và là thành viên Codex, nên phải đi theo chuẩn này. Hiện trong danh mục các chất an toàn vệ sinh thực phẩm cũng có quy định rất rõ là đi theo tiêu chuẩn của Codex, nên việc các hãng bột nêm có sử dụng 2 chất này là không vấn đề gì.
|
- Trong thành phần thịt và xương hầm chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Việc quảng cáo nhấn mạnh đến các yếu tố này, phải chăng muốn đánh lừa cảm giác của người tiêu dùng?
- Hạt nêm là hạt gia vị, nên các quảng cáo cũng nhấn mạnh vào yếu tố điều vị của sản phẩm và điều vị ấy cũng là lợi ích lớn nhất của người tiêu dùng có được khi sử dụng sản phẩm.
Trường hợp Maggi thịt, chúng tôi đã thử nghiệm theo phương pháp dùng 3 bát nước: một nước trắng, một bát nước có pha mỳ chính và một bát nước pha hạt nêm. Sau đó cho khách hàng thử 3 bát nước đó và so sánh với một bát nước xương hầm không cho gì cả, chỉ cho một chút muối.
Kết quả là đa số những người thẻ đều cho rằng bát nước pha hạt nêm có vị giống với bát nước xương hầm nhất. Và từ đó, khi quảng cáo Maggi mới tập trung nhấn mạnh vào yếu tố này.
Để có được một vị như ý, việc pha trộn phải có những tỷ lệ phù hợp, đảm bảo vị phù hợp nhất với người tiêu dùng.
Do là sản phẩm gia vị nên cần cung cấp thông tin cụ thể cho người tiêu dùng. Vì vậy, vị bò, vị gà hay xương hầm là cách gọi để phân biệt các vị. Tóm lại, quảng cáo là để nhấn mạnh khẩu vị món ăn được cải thiện như thế nào khi sử dụng hạt nêm.
- Xin cảm ơn ông.
Châu Anh(thực hiện)
Bình luận