• Zalo

Mặc ‘cơn điên’ của vàng, rót tiền vào đây người Việt lãi 77.000 tỷ

Kinh tếThứ Hai, 11/07/2016 07:25:00 +07:00Google News

Bỏ mặc “cơn điên” của thị trường vàng, rót tiền vào kênh đầu tư này, người Việt đã thu lãi 77.000 tỷ đồng chỉ sau nửa tháng.

Ngày 24/6 là thời khắc lịch sử của các thị trường tài chính, hàng hóa trên thế giới khi người dân Anh đi bỏ phiếu lựa chọn Brexit (Anh rời khỏi EU). Kết quả ngày khiến thị trường tài chính, chứng khoán chao đảo còn thị trường vàng liên tục lập kỷ lục mới.

Vì quá đặt niềm tin vào vàng, nhà đầu tư trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam đổ xô đi mua vàng. Trong bối cảnh đó, nhiều ý kiến cho rằng dòng vốn từ chứng khoán sẽ có nguy cơ bị đổ sang vàng. Thế nhưng, ở Việt Nam, điều đó đã không xảy ra. Với nhiều nhà đầu tư, chứng khoán vẫn là kênh có khả năng sinh lời cao.

vinamilk-trong-sieu-thi

 Hậu Brexit, Vinamilk được hưởng lợi nhiều nhất

Người Việt lãi 77.000 tỷ

Hậu Brexit, ngược với lo ngại của nhiều chuyên gia và nhà đầu tư, dòng tiền không những không sụt giảm mà còn đổ nhiều hơn vào thị trường chứng khoán. Kể tư ngày bắt đầu khủng hoảng mang tên Brexit (24/6) tới 8/7, đã có 31.541,4 tỷ đồng “chảy” vào chứng khoán.

Nếu so sánh với 11 phiên giao dịch ngay trước đó (từ 9/6-23/6), giá trị này tăng khá mạnh, tăng 7.053 tỷ đồng, tương ứng 29%. Còn nếu so với cùng kỳ năm ngoái (24/6/2015-8/7/2015), giá trị giao dịch trên sàn TP.HCM tăng 3.273,1 tỷ đồng, tương ứng 12%.

Nhờ dòng tiền đổ mạnh vào thị trường nên các chỉ số chứng khoán được nâng đỡ. VN-Index liên tục lập các kỷ lục mới. Sau 11 phiên giao dịch đầy thăng trầm, VN-Index tăng từ 620,77 điểm lên 658,68 điểm. VN-Index còn hứa hẹn sẽ có nhiều bứt phá trong những ngày tới đây.

VN-Index tăng mạnh đồng nghĩa với việc nhà đầu tư kiếm được lợi nhuận lớn từ thị trường mặc dù thị trường chứng khoán Việt Nam mất mát rất lớn trong phiên giao dịch ngày 24/6. Trong phiên giao dịch lịch sử đó, vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam “bốc hơi” hơn 30.000 tỷ đồng. Như vậy, giá trị đầu tư của giới đầu tư cũng mất tới 30.000 tỷ đồng.

Nhưng những phiên tăng mạnh sau đó đã bù đắp được cho những nhà đầu tư dũng cảm chọn chứng khoán. Với việc vốn hóa thị trường tăng hơn 70.000 tỷ đồng lên 1.324.313 tỷ đồng, nhà đầu tư đã lãi 70.000 tỷ đồng sau 11 phiên giao dịch. Có lẽ đây là khoản lãi mà thị trường vàng không thể mang lại cho người dân trong thời gian vừa qua.

Nhà giàu lãi lớn

Trong “quỹ” lợi nhuận khổng lồ lên tới 70.000 tỷ đồng, không phải nhà đầu tư nào cũng được hưởng lợi như nhau. Đa số đều thuộc về các đại gia Việt.

Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) là một trong những đại gia Việt được hưởng lợi nhiều nhất khi thị trường chứng khoán biến động mạnh với xu hướng đi lên là chủ đạo. Sau 11 phiên giao dịch, cổ phiếu VNM tăng 10.000 đồng/CP lên 147.000 đồng/CP.

pham-nhat-vuong

Ông Phạm Nhật Vượng

Với 147.000 đồng/CP, VNM xác nhận mức giá (đã điều chỉnh) cao nhất trong lịch sử niêm yết của cổ phiếu này. Từ đó, vốn hóa thị trường của Vinamilk cũng đạt kỷ lục mới 176.497 tỷ đồng sau khi tăng hơn 12.000 tỷ đồng chỉ sau 11 phiên.

Không tăng mạnh như VNM nhưng cổ phiếu VIC của Tập đoàn Vingroup cũng lập các kỷ lục tương tự như VNM. VIC tăng 4.700 đồng/CP lên 51.500 đồng/CP giúp vốn hóa thị trường của Vingroup đạt kỷ lục mới 110.892 tỷ đồng sau khi tăng 10.120 tỷ đồng.

Trong đó, các lãnh đạo của Vingroup có cơ hội chứng kiến khối tài sản của mình gia tăng mạnh. Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vingroup có thêm 2.778 tỷ đồng. Hiện tại, với 30.436 tỷ đồng, ông Vượng đang không có đối thủ trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.

VCB cũng là cổ phiếu gia tăng lợi ích cho công ty. Sau 11 phiên, VCB tăng 4.200 đồng/CP lên 51.000 đồng/CP. Ở mức giá cao này, VCB mang về 11.193 tỷ đồng vốn hóa thị trường cho ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank).

Cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát cũng duy trì được đà tăng trưởng khá khi tăng 3.900 đồng/CP lên 42.700 đồng/CP. Nhờ đó, vốn hóa thị trường Hòa Phát tăng 2.859 tỷ đồng lên 31.292 tỷ đồng. Có thể thấy, giá trị cả Tập đoàn Hòa Phát chỉ nhỉnh hơn tài sản trên thị trường chứng khoán của ông Phạm Nhật Vượng một chút.

Tiếp tục tăng ấn tượng là MWG của Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới Di động. Trong khoảng thời gian qua, MWG đã tăng 8.000 đồng/CP lên 130.000 đồng/CP. MWG mang về 1.175 tỷ đồng vốn hóa thị trường cho Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới Di động.

Bảo Linh
Bình luận
vtcnews.vn