Lời truyền nơi hoàng cung, để thiên tử được trở thành chiến binh chốn phòng the đặng "hầu hạ" tam cung lục viện, các ngự y, đạo sĩ ngày đêm luyện linh đơn, nghĩ ra những bài thuốc tráng dương bổ thận kỳ công để "con trời" ngự lãm.
Không chịu lép vế quân vương về cái khoản ấy, chốn dân gian, cũng vì cái giấc mộng chiến trận giường chiếu mà những kẻ lắm tiền đã không tiếc công sức, tiền của săn lùng những món sơn hào hải vị có tác dụng bổ tinh ích khí.
Không chỉ ám ảnh bao đời vua chúa của các triều đại phong kiến, khát vọng trường sinh bất lão và đặc biệt cái chuyện "năng lực" trong lĩnh vực gối chăn bao đời qua luôn ám ảnh thế nhân. Thời này, cũng vì sự ám ảnh ấy mà nhiều người quay cuồng, hễ nghe ở đâu có món gì "sung" - cây gì "mạnh" chẳng ngại tốn kém công sức, tiền của, quyết tới nơi và tung tiền "tuyển" về cho bằng được.
Trong nước của quý của hiếm phục vụ cho nhu cầu cường dương phần vì cạn kiệt, phần vì "bụt nhà" không thiêng nên thời gian gần đây, môn đồ chốn phòng the đã cất công xuất ngoại sang Campuchia… lùng siêu dược chốn khuê phòng.
Điều đáng ngạc nhiên là đa phần môn đồ của trào lưu này là cánh chị em. Tuy là phận nhi nữ nhưng khi được đề cập đến cái vụ săn hàng tăng lực, các bà rành như chuyện các ông nói về con… bổ củi!
Tự tình của dân chơi tóc dài
Cuối tuần, dòng khách Việt hướng sang nước bạn Campuchia qua cửa khẩu quốc tế Mộc Bài đông như trẩy hội. Không như người ta qua Mộc Bài, sang cửa khẩu Bavet của nước bạn, nhập cảnh vào "vương quốc chùa tháp" để từ đó thẳng tiến vào Nam Vang (tên gọi ngày trước của thủ đô Phnôm Pênh) nhằm mục đích vùi thân trong sòng bạc Naga sầm uất - hiện đại nhất Campuchia, nhóm khách gồm 4 phụ nữ xuất ngoại nhằm mục đích săn "tiên dược" phục vụ cho chốn khuê phòng.
Ở mình, lâu nay muốn tuyển mấy món bổ dưỡng bà con thường ghé phố thuốc Đông y Hải Thượng Lãn Ông tại quận 5, TP HCM. Ngặt nỗi từ đông trùng hạ thảo, nấm cổ linh chi đến nhân sâm các loại, đó là chưa kể các loại cao như cao voọc, cao hổ, cao trăn… ở phố thuốc nếu không là hàng đểu thì là hàng gốc Tàu tào lao… nên dân tình không còn kết như trước. Bởi vậy chịu khó xuất ngoại tuyển chắc ăn hơn.
Khó có thể tin được đây là thổ lộ của một quý bà chính hiệu. Khi xe lăn bánh đến cầu Sài Gòn - cửa ngõ dẫn vào Phnôm Pênh (gọi cầu Sài Gòn vì dưới chân cầu có nhiều cư dân Việt sinh sống), người đàn bà tên Xuân, được nhóm chị em đi cùng phong làm trưởng nhóm, vỗ đùi cái đét, vừa cười hô hố vừa nói huyên thuyên cái vụ "luyện nội công":
"Thời buổi nam nữ bình quyền nên cái gì mấy ổng lao vào thì chị em mình cũng có quyền dấn thân. Mấy ổng gọi là tráng dương thì với chị em mình là cường âm. Thời này quyền được sung được sướng thì hổng có ngoại lệ gì hết miễn mình có tiền. Ông bà dạy rồi, có tiền mua tiên cũng được, nói chi mấy cái món tăng lực".
"Chết là hết - có tiền mà chết trên đống tiền, chẳng được hưởng gì thì nhiều tiền để làm gì?!". Với suy nghĩ ấy mà không chỉ các ông, ngày càng nhiều quý bà như bà Xuân và nhóm bạn lao vào tận hưởng cuộc sống.
Bà Xuân lại oang oang giọng: "Cái vụ bổ gân bổ cốt, nội lực phi phàm, sắc xuân phơi phới chị em cũng có nhu cầu, có khát vọng mãnh liệt hổng kém gì các ông": "Hổng như bên mình, bên này mấy cái món biệt dược giúp chị em mình bài thải độc tố, làm cho da dẻ tươi nhuận, khí sắc hồng hào… vừa nhiều vừa rẻ lại vừa chất lượng. Nguyên do bởi Campuchia là quốc gia lắm núi nhiều rừng, mà là rừng nguyên sinh chứ hổng phải "rừng" cà phê, rừng tiêu, rừng điều như ở ta. Vì rừng còn dày, cây còn rậm nên các loài dược thảo, thú hoang bổ dưỡng còn nhiều, giá rẻ lắm".
Luận về cái khoản ăn chơi, bà Xuân được đám chị em đi cùng phong là "từ điển sống". Có chồng làm lớn suốt ngày lo tiếp khách với ký tá, mỗi chữ ký nghe đâu được phần trăm bằng cả gia tài, con thì tống đi du học ở Mỹ nên bà Xuân "rảnh lắm". Vợ chồng sống theo kiểu mạnh ai nấy sống, tiền lắm lại chẳng vướng bận chuyện con cái… nên bà Xuân dành thời gian rảnh để tiêu tiền, dồn tâm huyết vào sự nghiệp ăn chơi để được trẻ, được khỏe dài lâu đặng hưởng các lạc thú trên đời.
"Cái vụ sang Nam Vang "uýnh" bài, xem bói… mình trải qua hết rồi. Càng dấn vào càng mệt mỏi, khổ lụy mà thôi. Để sướng để khỏe cớ sao mình không chăm chút cho bản thân, thương bản thân mà bồi bổ cho nó những thứ gọi là cao lương mỹ vị?!" - bà Xuân bày tỏ quan điểm trong tiếng vỗ tay rần trời của đám bạn.
Có quý bà mê nhậu, có quý bà thích làm đẹp bằng việc uống bột ngọc trai, có quý bà thích "lái máy bay" với phi công trẻ…. thì cũng có những quý bà như bà Xuân, đam mê săn lùng các món mà dân gian gọi nôm na là "biệt dược", "xuân dược". Nếu chịu nghe thì nghe cả ngày bà Xuân nói không hết chuyện cái vụ "ăn gì bổ - uống gì sung". Nhưng do thời gian lưu lại Phôm Pênh có hạn nên khi xe dừng bánh, chúng tôi tách nhóm, quyết tự khám phá, tự trải nghiệm cái thú theo dấu chân dân chơi tóc dài đi săn siêu dược chốn khuê phòng ở thủ đô nước bạn.
"Hàng độc" ở những phiên chợ lạ
Phiên chợ đầu tiên mà chúng tôi mò đến là chợ Urussây. Nằm giữa thủ đô Phnôm Pênh, ở nơi tập trung đông khách du lịch quốc tế lưu trú kiểu như khu phố Tây ở TP HCM, chợ Urussây được dân Việt ở Phnôm Pênh gọi là "chợ Cây Tre".
Vì đông khách du lịch lui tới nên hàng hóa, sản vật ở chợ Cây Tre rất phong phú như khô cá có nguồn gốc sông Mê Kông, gạo lúa ma, gạo lúa nổi, đồ thủ công mỹ nghệ hoàng gia chạm vàng dát bạc, đường thốt nốt, mắm bò hóc… Quần khắp chợ, đi đến chồn chân, kiếm tìm đến mỏi mắt nhưng chẳng thấy khu phố bày bán "siêu dược" như mách bảo của bà Xuân cùng nhóm bạn.
Đang giữa lúc nản thì chúng tôi gặp chị Siêu Phênh, người Campuchia gốc Việt, 32 tuổi, nhà trên đại lộ Bonivoong, gần đồi Pà Pênh, nơi có ngôi chùa cổ hơn 300 năm với kiến trúc cổ kính được nhiều du khách người Việt đến tham quan, nhất là các bà các chị vốn bị trục trặc đường tình đến cầu duyên. "Nó nằm ở phía sau chợ, trên đường 116 ấy" - chị Siêu Phênh, hướng dẫn.
Lạc chân vào khu phố được người Việt đồn thổi là "chợ siêu dược", mới rõ quang cảnh không khác gì phố thuốc Đông y Hải Thượng Lãn Ông ở quận 5, TP HCM với hàng loạt cơ sở kinh doanh cây thuốc, động vật làm thuốc nối tiếp. Mùi của hàng trăm loại cây thuốc với rễ, bột, vỏ cây tươi lẫn khô hòa quyện tạo nên mùi thuốc đặc trưng thơm nức phố.
Ở phiên chợ này, mặt hàng nổi bật nhất là những tai nấm khổng lồ mà dân Việt sang đây mua sắm tin là "nấm cổ linh chi". Quầy hàng nào cũng bày la liệt nấm cổ, nấm chất trên giá, nấm được cho vào bọc treo lủng lẳng và có quầy hàng, nấm nhiều quá chất không hết, gia chủ đổ tràn dưới nền đất.
"Đây là nấm cổ linh chi thứ thiệt chứ hổng phải nấm giả cổ như ở mình đâu. Nấm này có nguồn gốc tại núi Tà Lơn, một ngọn núi thiêng theo truyền thuyết là "anh em" của dãy Thiên Cấm Sơn (núi Cấm, An Giang). Vì sinh trưởng ở nơi thiên linh như vậy nên nấm cổ ở đây toàn dược chất, mà giá lại rẻ nên dân mình đổ sang đây lớp mua chữa bệnh nan y, lớp tuyển về để dành uống thải độc cho da dẻ tươi mịn giữ thần lắm".
Tay trong tay chồng, người phụ nữ ăn vận tân thời, mặt tươi như hoa "nhà ở Sài Gòn", tên Hoa, thỏ thẻ bật mí nguồn gốc của biển nấm cổ tại phố siêu dược cũng như lý do vì sao chị này thường xuyên cùng chồng cất công xuất ngoại mua nấm cổ Nam Vang. Theo hướng dẫn của chị, chúng tôi hướng mắt về những gói cây thuốc với bao bì xanh đỏ lòe loẹt mà chỉ cần nhìn hình ảnh trên bao là biết ngay công dụng.
Có gói thuốc in sêri hình cụ ông chống gậy rồi sau đó đứng thẳng, quăng gậy bước phăng phăng. Có gói thuốc rõ hình cô gái cười toe toét bên anh chàng gồng tay khoe cơ bắp cuồn cuộn. Và có nhiều, rất nhiều gói thuốc in hình các bà các chị tươi như hoa, hừng hực sức sống bên mãnh hổ đang gầm thét…
Gom một lúc hơn 30 gói thuốc dùng để ngâm rượu, sắc nước uống để tăng cường sinh lực với giá dao động từ 10.000 - 40.000 rieal (40.000-160.000 đồng) mỗi gói, một nữ khách từ TP HCM sang hào hứng nói: "Nghe đâu những gói thuốc này cũng có nguồn gốc từ núi Tà Lơn nên chất lượng lắm, nam uống tốt và nữ dùng cũng Ok. Dân bên này bảo đây là thuốc ông uống bà khen, bà uống thì ông kêu trời… đó!".
Còn đang choáng trước cảnh khách du lịch người Việt - mà chủ yếu là các bà nô nức đến chợ Cây Tre tậu "thần dược" luyện nội công thì khi đến chợ Chba Om Pau ở quận ngoại thành Miêng Chay - cách trung tâm thủ đô Phnôm Pênh khoảng 7km theo hướng dẫn của một số "tín đồ" tóc dài của hội chứng tráng dương cường âm, chúng tôi xám hồn trước ma trận cao đơn hoàn tán và đặc biệt ấn tượng trước hình ảnh một số người đàn ông bày trên những tấm bạt xương cốt, bào thai của các loại thú hoang.
"Nghía" kỹ những món đồ để hợp thành mẻ cao xuân tình kia, chúng tôi thấy có nhiều "món" quái dị như bào thai của các loài mèo rừng, cheo, mễn. Rồi sừng của những loài quái thú, dị thú như sừng dinh rắn (theo truyền thuyết đây là sừng của con thú tên dinh, chuyên ăn rắn nên cái sừng màu đen tuyền cong cong có tác dụng hút độc không kém gì sừng tê giác, nhưng từ tìm hiểu của PV, đó thực chất là sừng của loài dê núi), đậu hút nọc, da con nưa (trăn rừng khổng lồ), dương vật chúa sơn lâm và rắn hổ chúa…
Hỏi "mớ" đồ lạ kia có tác dụng gì, người bán lắc đầu vì không hiểu tiếng Việt. May nhờ có một hướng dẫn viên đi ngang, chúng tôi nhờ phiên dịch thì anh này cho biết người bán tên Sây Keo. Theo Sây Keo, nếu đem các loại kia phối hợp với nhau và ninh cao tinh chất thu được sẽ giúp đàn ông lẫn đàn bà bài thải độc tố, khí sắc tươi nhuận, sung mãn lạ thường?!
Sự thật phũ phàng
Một mẻ cao xuân tình đầy đủ món như vậy lên đến hơn 1.000 USD. "Chỉ ngần ấy tiền mà có được thứ gọi là siêu dược, hơn các thần dược khác như sừng tê giác, cao hổ cốt mà giá thì chênh nhau một trời một vực nên dân Việt mình rất khoái. Nhiều bà qua đây tậu một lúc 2-3 bộ nồi ninh cao mang về, lớp mấy bả dùng tẩm bổ cho mình và cho ông xã" - chị Siu Len, bố người Việt, mẹ người Campuchia, sinh ra và lớn lên ở Phnôm Pênh, trò chuyện.
Cũng theo Siu Len, khách Việt sang săn mấy món đồ bổ này, bổ nọ nữ nhiều hơn nam: "Có nhiều chị khi sang đây mua thuốc đã ghé quán mình uống nước nói rằng chồng bận bịu nhiều việc không có thời gian luyện tập thể chất nên sức khỏe sa sút, thương chồng lẫn thương mình nên các chị chịu khó qua bên này tìm thuốc quý để vợ chồng cùng tẩm bổ".
Trước khi rời chợ Chba Om Pau chúng tôi được chị Siu Len và một số cư dân gốc Việt khác tiết lộ những bí mật ấy. Siu Len nói rằng đó là những chợ thuốc Nam thông thường chẳng có lọc lừa gì, khách mua thì người ta bán mà thôi.
Còn căn nguyên của những lời đồn "chợ xuân dược" xuất phát từ cửa miệng của một số dân chạy xe tuk tuk và hướng dẫn viên trời ơi. Nắm bắt tâm lý sính ngoại của người Việt, những người này đơm đặt, đồn thổi và chài mồi dắt mối để được chia phần trăm, riết rồi thành "dịch".
Ông Sên Bok, 52 tuổi, minh chứng cho những lời đồn xằng bậy kia bằng tâm tình rằng dân Nam Vang có điều kiện khi lâm trọng bệnh đều sang TP HCM chữa trị. Nếu các loại thần dược đồn thổi kia có tác dụng và nếu tin tưởng điều ấy thì họ đâu cần phải nhọc công tốn kém như vậy!
Không chịu lép vế quân vương về cái khoản ấy, chốn dân gian, cũng vì cái giấc mộng chiến trận giường chiếu mà những kẻ lắm tiền đã không tiếc công sức, tiền của săn lùng những món sơn hào hải vị có tác dụng bổ tinh ích khí.
Không chỉ ám ảnh bao đời vua chúa của các triều đại phong kiến, khát vọng trường sinh bất lão và đặc biệt cái chuyện "năng lực" trong lĩnh vực gối chăn bao đời qua luôn ám ảnh thế nhân. Thời này, cũng vì sự ám ảnh ấy mà nhiều người quay cuồng, hễ nghe ở đâu có món gì "sung" - cây gì "mạnh" chẳng ngại tốn kém công sức, tiền của, quyết tới nơi và tung tiền "tuyển" về cho bằng được.
Trong nước của quý của hiếm phục vụ cho nhu cầu cường dương phần vì cạn kiệt, phần vì "bụt nhà" không thiêng nên thời gian gần đây, môn đồ chốn phòng the đã cất công xuất ngoại sang Campuchia… lùng siêu dược chốn khuê phòng.
Điều đáng ngạc nhiên là đa phần môn đồ của trào lưu này là cánh chị em. Tuy là phận nhi nữ nhưng khi được đề cập đến cái vụ săn hàng tăng lực, các bà rành như chuyện các ông nói về con… bổ củi!
Tự tình của dân chơi tóc dài
Cuối tuần, dòng khách Việt hướng sang nước bạn Campuchia qua cửa khẩu quốc tế Mộc Bài đông như trẩy hội. Không như người ta qua Mộc Bài, sang cửa khẩu Bavet của nước bạn, nhập cảnh vào "vương quốc chùa tháp" để từ đó thẳng tiến vào Nam Vang (tên gọi ngày trước của thủ đô Phnôm Pênh) nhằm mục đích vùi thân trong sòng bạc Naga sầm uất - hiện đại nhất Campuchia, nhóm khách gồm 4 phụ nữ xuất ngoại nhằm mục đích săn "tiên dược" phục vụ cho chốn khuê phòng.
Ở mình, lâu nay muốn tuyển mấy món bổ dưỡng bà con thường ghé phố thuốc Đông y Hải Thượng Lãn Ông tại quận 5, TP HCM. Ngặt nỗi từ đông trùng hạ thảo, nấm cổ linh chi đến nhân sâm các loại, đó là chưa kể các loại cao như cao voọc, cao hổ, cao trăn… ở phố thuốc nếu không là hàng đểu thì là hàng gốc Tàu tào lao… nên dân tình không còn kết như trước. Bởi vậy chịu khó xuất ngoại tuyển chắc ăn hơn.
Cận cảnh mẻ hàng độc ở chợ Chba Om Pau. |
Khó có thể tin được đây là thổ lộ của một quý bà chính hiệu. Khi xe lăn bánh đến cầu Sài Gòn - cửa ngõ dẫn vào Phnôm Pênh (gọi cầu Sài Gòn vì dưới chân cầu có nhiều cư dân Việt sinh sống), người đàn bà tên Xuân, được nhóm chị em đi cùng phong làm trưởng nhóm, vỗ đùi cái đét, vừa cười hô hố vừa nói huyên thuyên cái vụ "luyện nội công":
"Thời buổi nam nữ bình quyền nên cái gì mấy ổng lao vào thì chị em mình cũng có quyền dấn thân. Mấy ổng gọi là tráng dương thì với chị em mình là cường âm. Thời này quyền được sung được sướng thì hổng có ngoại lệ gì hết miễn mình có tiền. Ông bà dạy rồi, có tiền mua tiên cũng được, nói chi mấy cái món tăng lực".
"Chết là hết - có tiền mà chết trên đống tiền, chẳng được hưởng gì thì nhiều tiền để làm gì?!". Với suy nghĩ ấy mà không chỉ các ông, ngày càng nhiều quý bà như bà Xuân và nhóm bạn lao vào tận hưởng cuộc sống.
Bà Xuân lại oang oang giọng: "Cái vụ bổ gân bổ cốt, nội lực phi phàm, sắc xuân phơi phới chị em cũng có nhu cầu, có khát vọng mãnh liệt hổng kém gì các ông": "Hổng như bên mình, bên này mấy cái món biệt dược giúp chị em mình bài thải độc tố, làm cho da dẻ tươi nhuận, khí sắc hồng hào… vừa nhiều vừa rẻ lại vừa chất lượng. Nguyên do bởi Campuchia là quốc gia lắm núi nhiều rừng, mà là rừng nguyên sinh chứ hổng phải "rừng" cà phê, rừng tiêu, rừng điều như ở ta. Vì rừng còn dày, cây còn rậm nên các loài dược thảo, thú hoang bổ dưỡng còn nhiều, giá rẻ lắm".
Luận về cái khoản ăn chơi, bà Xuân được đám chị em đi cùng phong là "từ điển sống". Có chồng làm lớn suốt ngày lo tiếp khách với ký tá, mỗi chữ ký nghe đâu được phần trăm bằng cả gia tài, con thì tống đi du học ở Mỹ nên bà Xuân "rảnh lắm". Vợ chồng sống theo kiểu mạnh ai nấy sống, tiền lắm lại chẳng vướng bận chuyện con cái… nên bà Xuân dành thời gian rảnh để tiêu tiền, dồn tâm huyết vào sự nghiệp ăn chơi để được trẻ, được khỏe dài lâu đặng hưởng các lạc thú trên đời.
"Cái vụ sang Nam Vang "uýnh" bài, xem bói… mình trải qua hết rồi. Càng dấn vào càng mệt mỏi, khổ lụy mà thôi. Để sướng để khỏe cớ sao mình không chăm chút cho bản thân, thương bản thân mà bồi bổ cho nó những thứ gọi là cao lương mỹ vị?!" - bà Xuân bày tỏ quan điểm trong tiếng vỗ tay rần trời của đám bạn.
Có quý bà mê nhậu, có quý bà thích làm đẹp bằng việc uống bột ngọc trai, có quý bà thích "lái máy bay" với phi công trẻ…. thì cũng có những quý bà như bà Xuân, đam mê săn lùng các món mà dân gian gọi nôm na là "biệt dược", "xuân dược". Nếu chịu nghe thì nghe cả ngày bà Xuân nói không hết chuyện cái vụ "ăn gì bổ - uống gì sung". Nhưng do thời gian lưu lại Phôm Pênh có hạn nên khi xe dừng bánh, chúng tôi tách nhóm, quyết tự khám phá, tự trải nghiệm cái thú theo dấu chân dân chơi tóc dài đi săn siêu dược chốn khuê phòng ở thủ đô nước bạn.
"Hàng độc" ở những phiên chợ lạ
Phiên chợ đầu tiên mà chúng tôi mò đến là chợ Urussây. Nằm giữa thủ đô Phnôm Pênh, ở nơi tập trung đông khách du lịch quốc tế lưu trú kiểu như khu phố Tây ở TP HCM, chợ Urussây được dân Việt ở Phnôm Pênh gọi là "chợ Cây Tre".
Vì đông khách du lịch lui tới nên hàng hóa, sản vật ở chợ Cây Tre rất phong phú như khô cá có nguồn gốc sông Mê Kông, gạo lúa ma, gạo lúa nổi, đồ thủ công mỹ nghệ hoàng gia chạm vàng dát bạc, đường thốt nốt, mắm bò hóc… Quần khắp chợ, đi đến chồn chân, kiếm tìm đến mỏi mắt nhưng chẳng thấy khu phố bày bán "siêu dược" như mách bảo của bà Xuân cùng nhóm bạn.
Đang giữa lúc nản thì chúng tôi gặp chị Siêu Phênh, người Campuchia gốc Việt, 32 tuổi, nhà trên đại lộ Bonivoong, gần đồi Pà Pênh, nơi có ngôi chùa cổ hơn 300 năm với kiến trúc cổ kính được nhiều du khách người Việt đến tham quan, nhất là các bà các chị vốn bị trục trặc đường tình đến cầu duyên. "Nó nằm ở phía sau chợ, trên đường 116 ấy" - chị Siêu Phênh, hướng dẫn.
Phố thuốc Urussây và những mặt hàng chủ lực được nhiều người tin là siêu dược. |
Lạc chân vào khu phố được người Việt đồn thổi là "chợ siêu dược", mới rõ quang cảnh không khác gì phố thuốc Đông y Hải Thượng Lãn Ông ở quận 5, TP HCM với hàng loạt cơ sở kinh doanh cây thuốc, động vật làm thuốc nối tiếp. Mùi của hàng trăm loại cây thuốc với rễ, bột, vỏ cây tươi lẫn khô hòa quyện tạo nên mùi thuốc đặc trưng thơm nức phố.
Ở phiên chợ này, mặt hàng nổi bật nhất là những tai nấm khổng lồ mà dân Việt sang đây mua sắm tin là "nấm cổ linh chi". Quầy hàng nào cũng bày la liệt nấm cổ, nấm chất trên giá, nấm được cho vào bọc treo lủng lẳng và có quầy hàng, nấm nhiều quá chất không hết, gia chủ đổ tràn dưới nền đất.
"Đây là nấm cổ linh chi thứ thiệt chứ hổng phải nấm giả cổ như ở mình đâu. Nấm này có nguồn gốc tại núi Tà Lơn, một ngọn núi thiêng theo truyền thuyết là "anh em" của dãy Thiên Cấm Sơn (núi Cấm, An Giang). Vì sinh trưởng ở nơi thiên linh như vậy nên nấm cổ ở đây toàn dược chất, mà giá lại rẻ nên dân mình đổ sang đây lớp mua chữa bệnh nan y, lớp tuyển về để dành uống thải độc cho da dẻ tươi mịn giữ thần lắm".
Tay trong tay chồng, người phụ nữ ăn vận tân thời, mặt tươi như hoa "nhà ở Sài Gòn", tên Hoa, thỏ thẻ bật mí nguồn gốc của biển nấm cổ tại phố siêu dược cũng như lý do vì sao chị này thường xuyên cùng chồng cất công xuất ngoại mua nấm cổ Nam Vang. Theo hướng dẫn của chị, chúng tôi hướng mắt về những gói cây thuốc với bao bì xanh đỏ lòe loẹt mà chỉ cần nhìn hình ảnh trên bao là biết ngay công dụng.
Có gói thuốc in sêri hình cụ ông chống gậy rồi sau đó đứng thẳng, quăng gậy bước phăng phăng. Có gói thuốc rõ hình cô gái cười toe toét bên anh chàng gồng tay khoe cơ bắp cuồn cuộn. Và có nhiều, rất nhiều gói thuốc in hình các bà các chị tươi như hoa, hừng hực sức sống bên mãnh hổ đang gầm thét…
Gom một lúc hơn 30 gói thuốc dùng để ngâm rượu, sắc nước uống để tăng cường sinh lực với giá dao động từ 10.000 - 40.000 rieal (40.000-160.000 đồng) mỗi gói, một nữ khách từ TP HCM sang hào hứng nói: "Nghe đâu những gói thuốc này cũng có nguồn gốc từ núi Tà Lơn nên chất lượng lắm, nam uống tốt và nữ dùng cũng Ok. Dân bên này bảo đây là thuốc ông uống bà khen, bà uống thì ông kêu trời… đó!".
Còn đang choáng trước cảnh khách du lịch người Việt - mà chủ yếu là các bà nô nức đến chợ Cây Tre tậu "thần dược" luyện nội công thì khi đến chợ Chba Om Pau ở quận ngoại thành Miêng Chay - cách trung tâm thủ đô Phnôm Pênh khoảng 7km theo hướng dẫn của một số "tín đồ" tóc dài của hội chứng tráng dương cường âm, chúng tôi xám hồn trước ma trận cao đơn hoàn tán và đặc biệt ấn tượng trước hình ảnh một số người đàn ông bày trên những tấm bạt xương cốt, bào thai của các loại thú hoang.
"Nghía" kỹ những món đồ để hợp thành mẻ cao xuân tình kia, chúng tôi thấy có nhiều "món" quái dị như bào thai của các loài mèo rừng, cheo, mễn. Rồi sừng của những loài quái thú, dị thú như sừng dinh rắn (theo truyền thuyết đây là sừng của con thú tên dinh, chuyên ăn rắn nên cái sừng màu đen tuyền cong cong có tác dụng hút độc không kém gì sừng tê giác, nhưng từ tìm hiểu của PV, đó thực chất là sừng của loài dê núi), đậu hút nọc, da con nưa (trăn rừng khổng lồ), dương vật chúa sơn lâm và rắn hổ chúa…
Hỏi "mớ" đồ lạ kia có tác dụng gì, người bán lắc đầu vì không hiểu tiếng Việt. May nhờ có một hướng dẫn viên đi ngang, chúng tôi nhờ phiên dịch thì anh này cho biết người bán tên Sây Keo. Theo Sây Keo, nếu đem các loại kia phối hợp với nhau và ninh cao tinh chất thu được sẽ giúp đàn ông lẫn đàn bà bài thải độc tố, khí sắc tươi nhuận, sung mãn lạ thường?!
Sự thật phũ phàng
Một mẻ cao xuân tình đầy đủ món như vậy lên đến hơn 1.000 USD. "Chỉ ngần ấy tiền mà có được thứ gọi là siêu dược, hơn các thần dược khác như sừng tê giác, cao hổ cốt mà giá thì chênh nhau một trời một vực nên dân Việt mình rất khoái. Nhiều bà qua đây tậu một lúc 2-3 bộ nồi ninh cao mang về, lớp mấy bả dùng tẩm bổ cho mình và cho ông xã" - chị Siu Len, bố người Việt, mẹ người Campuchia, sinh ra và lớn lên ở Phnôm Pênh, trò chuyện.
Cũng theo Siu Len, khách Việt sang săn mấy món đồ bổ này, bổ nọ nữ nhiều hơn nam: "Có nhiều chị khi sang đây mua thuốc đã ghé quán mình uống nước nói rằng chồng bận bịu nhiều việc không có thời gian luyện tập thể chất nên sức khỏe sa sút, thương chồng lẫn thương mình nên các chị chịu khó qua bên này tìm thuốc quý để vợ chồng cùng tẩm bổ".
Trước khi rời chợ Chba Om Pau chúng tôi được chị Siu Len và một số cư dân gốc Việt khác tiết lộ những bí mật ấy. Siu Len nói rằng đó là những chợ thuốc Nam thông thường chẳng có lọc lừa gì, khách mua thì người ta bán mà thôi.
Còn căn nguyên của những lời đồn "chợ xuân dược" xuất phát từ cửa miệng của một số dân chạy xe tuk tuk và hướng dẫn viên trời ơi. Nắm bắt tâm lý sính ngoại của người Việt, những người này đơm đặt, đồn thổi và chài mồi dắt mối để được chia phần trăm, riết rồi thành "dịch".
Ông Sên Bok, 52 tuổi, minh chứng cho những lời đồn xằng bậy kia bằng tâm tình rằng dân Nam Vang có điều kiện khi lâm trọng bệnh đều sang TP HCM chữa trị. Nếu các loại thần dược đồn thổi kia có tác dụng và nếu tin tưởng điều ấy thì họ đâu cần phải nhọc công tốn kém như vậy!
TheoCAND
Bình luận