Không vợ con lại bị các cháu hắt hủi, không nơi nương tựa, ông Phẩy phải vào rừng để trú ngụ. Năm tháng trôi đi, ông trở thành “người rừng” lúc nào không ai hay.
Ngày ngày, ông Phẩy lang thang khắp cánh rừng, tìm rau rừng, quả rừng ăn trừ bữa. Tối đến, ông Phẩy chui vào hang để ngủ.
Lần theo dấu vết… người nguyên thủy
Ngược lên huyện miền núi Lâm Bình (Tuyên Quang) thực tế, chúng tôi vô tình nghe được câu chuyện khó tin về một ông già, tuổi gần đất xa trời nhưng đã nhiều năm sống kiếp người nguyên thủy, ăn hang ở lỗ trên hang đá tít trên núi thẳm.
Theo những người dân từng gặp “người rừng” này thì mọi thức ăn, nước uống hoàn toàn trông chờ vào sự ưu đãi của thiên nhiên, của rừng già. Những câu chuyện tưởng như hoang đường ấy đã khiến chúng tôi quyết tâm băng rừng lội suối để kiếm tìm “người nguyên thủy” giữa thế kỷ 21 ấy.
Theo những thông tin mà chúng tôi có được thì những người đi rừng thường gọi “người rừng” ấy là ông Phẩy. Cái tên này xuất xứ từ đâu thì chẳng ai biết. Trước đây, ở bản Hạ Sơn (Thổ Bình, Lâm Bình) ông lão tuổi xưa nay hiếm ấy có tên Triệu Phúc Tiến, người Dao đỏ.
Nhờ một thanh niên khỏe mạnh người bản địa dẫn đường, chúng tôi chuẩn bị đủ đầy đủ tư trang cho hành trình vượt núi tìm người rừng đầy mạo hiểm. Trong hành trang của chuyến đi ấy có cả muối ăn, gạo, mỳ tôm, bật lửa và một chiếc chăn bông.
Những thứ ấy chẳng phải chúng tôi mang theo để sử dụng mà tôi định sẽ biếu ông Phẩy bởi nghe nói, nhiều ngày nay ông đã rất yếu vì đói và rét. Đường rừng khó đi. Những tảng đá vôi sừng sững, nhọn hoắt nằm choán lối.
Mấy giờ trèo leo, chân tay rã rời mà đích đến thì vẫn hun hút xa. Rừng rậm, muỗi, vắt nhiều vô kể. Mệt nhưng chúng tôi không dám dừng bước bởi sợ làm mồi cho đám côn trùng đáng ghét này.
Đi mãi thì cũng đến. Trước hang đá, “nhà” của “người rừng”, chúng tôi đã không cầm được nước mắt. Trước cửa hang là nơi ông Phẩy dùng để đun nấu. Vài cây que gá lại thành giá đỡ, tàu lá cọ phủ tạm lên trên, tứ bề gió lộng. Tro bếp đã nguội lạnh, có lẽ lâu rồi chủ nhân của cái bếp chẳng nhóm lửa, đun nấu gì.
Phía trong hang có dòng chảy của mạch nước ngầm nhưng cũng đã cạn khô. Nửa thanh nứa dùng làm máng hứng nước vẫn được kê ở đó. Đi sâu hơn vào phía trong hang, tôi bắt gặp một phiến đá rộng, nằm nép mình vào vách hang. Đó là chỗ ông Phẩy ngủ bởi có một manh chiếu cũ, sờn rách được gấp gọn, nhét sâu trong khe đá.
Không thấy ông Phẩy “ở nhà”, đoán ông đang đi tìm thức ăn nên chúng tôi chia nhau ra tìm. Hú gọi ầm ĩ nhưng đáp lại chỉ là tiếng vọng của chính mình từ phía núi đá hắt lại. Khi đó trời đã xế chiều, nghĩ rằng ông Phẩy sẽ trở về nơi trú ngụ sau một ngày kiếm ăn nên chúng tôi nán lại chờ.
Rừng hoang đổ chiều, chim gọi bầy thê lương, ảm đạm. Bất giác nghĩ đến cuộc sống đơn độc của “người rừng”, tách biệt hoàn toàn với đồng loại, không cái ăn, cái mặc, chúng tôi ai cũng thấy cay xè khóe mắt. Đêm buông đen kịt thế nhưng bóng dáng người rừng vẫn bặt tăm, không dám ở lại vì e thú dữ, chúng tôi buộc phải xuống núi.
Xuống bản, hỏi thêm thông tin, chúng tôi được biết, ông Phẩy đã rời hang đá đến sống ở một nơi khác vì nơi đó nước đã cạn, hoa quả không còn. Biết được “địa chỉ nhà mới” của người rừng, sáng hôm sau, chúng tôi lại ngược núi.
“Người rừng” đã định cư ở nơi xa hơn, cao hơn nên chuyến vượt rừng lần này vất vả gấp bội. Tôi không còn đếm nổi mình đã leo qua bao nhiêu phiến đá, vượt lên bao nhiêu con dốc nữa. Khi mọi người kiệt sức, không thể bước tiếp thì nơi ở mới của ông Phẩy cũng hiện ra trước mặt. May mắn là “người rừng” ở nhà. Có lẽ ông ốm, không đi săn bắn, hái lượm được.
“Người rừng” trông già nua, khắc khổ. Gặp người lạ, ông ngoảnh nhìn hoảng hốt rồi co cẳng chạy. Thế nhưng, chạy được vài bước thì chân ông quỵ xuống. Đói, lả, ông không thể điều khiển được chân mình nữa. Thân hình chỉ còn da bọc xương của ông run lên bần bật. Có lẽ ông sợ, có lẽ ông đói.
Trước cửa hang, có quả bưởi bóc nham nhở. Có lẽ chúng tôi đã phá hỏng bữa trưa của ông. Lấy vội gói bỏng gạo tôi mua dưới bản đưa cho ông, ông vồ lấy, mắt đầy sự biết ơn. Cầm túi bỏng, dù đang đói cồn cào nhưng ông không vội ăn mà cứ khư khư trên tay tần ngần.
Và, chỉ đến khi tôi giục: “Cháu biếu ông, ông ăn đi cho đỡ đói…” thì ông mới run run đưa miếng bỏng lên miệng. Ông không còn đủ sức để cắn nhỏ miếng bỏng đó nữa. Người đàn ông bản địa đi cùng chúng tôi vội bẻ nhỏ từng miếng rồi đưa ông ăn. Một lát sau, chừng như cơn đói đã tạm thời được thỏa mãn, “người rừng” mới thôi rung rẩy. Ông lôi trong chiếc bao tải rách mang theo ra vài quả bưởi héo, mời chúng tôi.
Lấy muôn thú làm bạn và nhiều năm không biết đến… cơm
Nơi ở của ông Phẩy ngay gần khe suối, cạnh một gốc cây to đã đổ. “Nhà” của ông chỉ là vài tàu cọ lợp tạm, chẳng đủ che mưa nắng. Một vài cây củi được chụm lại thành cái bếp lửa. Tro bếp đã nguội lạnh bởi sau một đêm mưa tầm tã, ông không giữ nổi lửa.
Bên nơi ở tuềnh toàng, tôi được nghe ông Phẩy kể về cuộc đời mình. Trước đây, cả bản người Dao cùng sinh sống trên đỉnh núi Kéo Ca này. Những năm 1960 – 1968, nghe theo tiếng gọi của Đảng, đồng bào người Dao đã rời non, xuống chân núi định canh, định cư và lấy tên bản là Hạ Sơn.
Bố mẹ ông Phẩy đã chết từ khi ông còn khá trẻ. Ông Phẩy chỉ có một người em gái đã đi lấy chồng. Ông không lấy được vợ vì bệnh tật, nghèo túng nên sống đơn độc. Một thân một mình, đau yếu luôn nên hạ sơn được ít lâu, chán cảnh sống dưới bản, ông trở lại rừng.
Lúc còn trẻ, ông trồng lúa nương, đào củ mài để có cái ăn. Nhiều năm lại đây, tuổi cao sức yếu. cộng thêm việc thiếu thốn về tư liệu sản xuất nên ông phó mặc đời mình cho đại ngàn che chở.
Ông lê lết nay đây mai đó khắp cánh rừng để tìm rau, tìm quả rừng. Tài sản của ông chẳng có gì ngoài con dao rựa cùn, cái nồi mất vung và bộ quần áo rách nát. Những thứ ấy ông Phẩy có được cũng là nhờ người đi rừng cảm thương nên cho.
Không đủ sức lao động, ông Phẩy chỉ đi nhặt quả rừng, rau rừng ăn cho đỡ đói qua ngày chứ không bao giờ ăn trộm. Người dân ở đây kể rằng, xung quanh nơi ông Phẩy ở là những nương sắn, nương ngô ăm ắp sản vật nhưng tuyệt nhiên họ chưa bao giờ bị mất dù một củ sắn, bắp ngô.
Có người đi làm nương, thấy ông Phẩy đáng thương quá, đã bảo ông nương sắn của họ ngay gần đó, nếu đói ông có thể lấy ăn nhưng ông Phẩy vẫn không tơ hào. Ông Phẩy bảo, người ta trồng được củ sắn, cây ngô vất vả lắm, ông không lấy.
Ông Phẩy kể rằng, cách đây khoảng hơn một tháng, vì đói, thèm miếng thịt có muối, thèm cơm trắng, thứ mà rất lâu rồi ông không được ăn, ông Phẩy đã đánh liều xuống núi, tìm đến nhà người cháu để xin ăn. Tuy nhiên, người cháu của ông đã không cho, xua đuổi ông về rừng.
Mệt nhọc, ông lại quay trở lại rừng sâu. Ông đi mãi mới lên được đến hang đá mà trước đó tôi đã tìm đến. Không còn đủ sức khỏe leo núi nữa, ông Phẩy đành ở lại hang đá. Nhưng ở nơi này không có nước cũng chẳng thể tìm được rau quả ăn nên được vài hôm, được người đi rừng cho củ sắn, củ khoai, ông Phẩy lấy lại chút sức lực, leo qua nhiều con dốc để đến nơi ở mới này.
Đưa “người rừng” về bản
Tận thấy cảnh sống khổ sở của “người rừng”, lo cho sức khỏe của ông nên chúng tôi quyết định tìm cách đưa ông xuống núi. Đó là một hành trình rất đỗi khó khăn. Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, chính quyền địa phương cũng đã có kế hoạch đưa ông về… “tái hòa nhập cộng đồng” nhưng ngặt một nỗi không tìm nơi nào có đất để cắm cho ông một nóc nhà nho nhỏ.
Điệp khúc “chờ có đất” cứ tái diễn suốt năm này qua năm khác. Biết sức khỏe của “người rừng” không thể chờ thêm được nữa nên chúng tôi đã cùng mấy người dân bản địa giàu lòng nhân ái dựng tạm túp lều bằng bạt ở ngay rìa suối cạnh bản Hạ Sơn để ông Phẩy ở. Kẻ qua người lại thấy hoàn cảnh đáng thương của ông đã tự nguyện góp gạo, góp rau để ông sống qua ngày.
Một vài ngày sau, thấy ông Phẩy đã được chúng tôi đưa xuống núi, có lẽ thấy không thể “chờ” được nữa nên chính quyền sở tại đã dựng một ngôi nhà gỗ, lợp mái tôn trên mảnh đất của một người họ hàng xa của ông Phẩy để đón ông về.
Lần đầu tiên được ở trong ngôi nhà tuy nhỏ bé, tuy trống huơ trống hoác nhưng ông Phẩy vui lắm. Gần cuối đời mới được chui vào trong cái gọi là nhà thì không vui sao được. Với mức hỗ trợ của nhà nước dành cho người neo đơn, ông Phẩy có cuộc sống đúng nghĩa của con người.
Ngày ngày, ông Phẩy lang thang khắp cánh rừng, tìm rau rừng, quả rừng ăn trừ bữa. Tối đến, ông Phẩy chui vào hang để ngủ.
Lần theo dấu vết… người nguyên thủy
Ngược lên huyện miền núi Lâm Bình (Tuyên Quang) thực tế, chúng tôi vô tình nghe được câu chuyện khó tin về một ông già, tuổi gần đất xa trời nhưng đã nhiều năm sống kiếp người nguyên thủy, ăn hang ở lỗ trên hang đá tít trên núi thẳm.
Theo những người dân từng gặp “người rừng” này thì mọi thức ăn, nước uống hoàn toàn trông chờ vào sự ưu đãi của thiên nhiên, của rừng già. Những câu chuyện tưởng như hoang đường ấy đã khiến chúng tôi quyết tâm băng rừng lội suối để kiếm tìm “người nguyên thủy” giữa thế kỷ 21 ấy.
Theo những thông tin mà chúng tôi có được thì những người đi rừng thường gọi “người rừng” ấy là ông Phẩy. Cái tên này xuất xứ từ đâu thì chẳng ai biết. Trước đây, ở bản Hạ Sơn (Thổ Bình, Lâm Bình) ông lão tuổi xưa nay hiếm ấy có tên Triệu Phúc Tiến, người Dao đỏ.
Nơi ông Phẩy ở |
Những thứ ấy chẳng phải chúng tôi mang theo để sử dụng mà tôi định sẽ biếu ông Phẩy bởi nghe nói, nhiều ngày nay ông đã rất yếu vì đói và rét. Đường rừng khó đi. Những tảng đá vôi sừng sững, nhọn hoắt nằm choán lối.
Mấy giờ trèo leo, chân tay rã rời mà đích đến thì vẫn hun hút xa. Rừng rậm, muỗi, vắt nhiều vô kể. Mệt nhưng chúng tôi không dám dừng bước bởi sợ làm mồi cho đám côn trùng đáng ghét này.
Đi mãi thì cũng đến. Trước hang đá, “nhà” của “người rừng”, chúng tôi đã không cầm được nước mắt. Trước cửa hang là nơi ông Phẩy dùng để đun nấu. Vài cây que gá lại thành giá đỡ, tàu lá cọ phủ tạm lên trên, tứ bề gió lộng. Tro bếp đã nguội lạnh, có lẽ lâu rồi chủ nhân của cái bếp chẳng nhóm lửa, đun nấu gì.
Phía trong hang có dòng chảy của mạch nước ngầm nhưng cũng đã cạn khô. Nửa thanh nứa dùng làm máng hứng nước vẫn được kê ở đó. Đi sâu hơn vào phía trong hang, tôi bắt gặp một phiến đá rộng, nằm nép mình vào vách hang. Đó là chỗ ông Phẩy ngủ bởi có một manh chiếu cũ, sờn rách được gấp gọn, nhét sâu trong khe đá.
Không thấy ông Phẩy “ở nhà”, đoán ông đang đi tìm thức ăn nên chúng tôi chia nhau ra tìm. Hú gọi ầm ĩ nhưng đáp lại chỉ là tiếng vọng của chính mình từ phía núi đá hắt lại. Khi đó trời đã xế chiều, nghĩ rằng ông Phẩy sẽ trở về nơi trú ngụ sau một ngày kiếm ăn nên chúng tôi nán lại chờ.
Rừng hoang đổ chiều, chim gọi bầy thê lương, ảm đạm. Bất giác nghĩ đến cuộc sống đơn độc của “người rừng”, tách biệt hoàn toàn với đồng loại, không cái ăn, cái mặc, chúng tôi ai cũng thấy cay xè khóe mắt. Đêm buông đen kịt thế nhưng bóng dáng người rừng vẫn bặt tăm, không dám ở lại vì e thú dữ, chúng tôi buộc phải xuống núi.
Xuống bản, hỏi thêm thông tin, chúng tôi được biết, ông Phẩy đã rời hang đá đến sống ở một nơi khác vì nơi đó nước đã cạn, hoa quả không còn. Biết được “địa chỉ nhà mới” của người rừng, sáng hôm sau, chúng tôi lại ngược núi.
Được phóng viên tặng thực phẩm, ông Phẩy đói quá nên ăn ngay |
“Người rừng” trông già nua, khắc khổ. Gặp người lạ, ông ngoảnh nhìn hoảng hốt rồi co cẳng chạy. Thế nhưng, chạy được vài bước thì chân ông quỵ xuống. Đói, lả, ông không thể điều khiển được chân mình nữa. Thân hình chỉ còn da bọc xương của ông run lên bần bật. Có lẽ ông sợ, có lẽ ông đói.
Trước cửa hang, có quả bưởi bóc nham nhở. Có lẽ chúng tôi đã phá hỏng bữa trưa của ông. Lấy vội gói bỏng gạo tôi mua dưới bản đưa cho ông, ông vồ lấy, mắt đầy sự biết ơn. Cầm túi bỏng, dù đang đói cồn cào nhưng ông không vội ăn mà cứ khư khư trên tay tần ngần.
Và, chỉ đến khi tôi giục: “Cháu biếu ông, ông ăn đi cho đỡ đói…” thì ông mới run run đưa miếng bỏng lên miệng. Ông không còn đủ sức để cắn nhỏ miếng bỏng đó nữa. Người đàn ông bản địa đi cùng chúng tôi vội bẻ nhỏ từng miếng rồi đưa ông ăn. Một lát sau, chừng như cơn đói đã tạm thời được thỏa mãn, “người rừng” mới thôi rung rẩy. Ông lôi trong chiếc bao tải rách mang theo ra vài quả bưởi héo, mời chúng tôi.
Lấy muôn thú làm bạn và nhiều năm không biết đến… cơm
Nơi ở của ông Phẩy ngay gần khe suối, cạnh một gốc cây to đã đổ. “Nhà” của ông chỉ là vài tàu cọ lợp tạm, chẳng đủ che mưa nắng. Một vài cây củi được chụm lại thành cái bếp lửa. Tro bếp đã nguội lạnh bởi sau một đêm mưa tầm tã, ông không giữ nổi lửa.
Bên nơi ở tuềnh toàng, tôi được nghe ông Phẩy kể về cuộc đời mình. Trước đây, cả bản người Dao cùng sinh sống trên đỉnh núi Kéo Ca này. Những năm 1960 – 1968, nghe theo tiếng gọi của Đảng, đồng bào người Dao đã rời non, xuống chân núi định canh, định cư và lấy tên bản là Hạ Sơn.
Bố mẹ ông Phẩy đã chết từ khi ông còn khá trẻ. Ông Phẩy chỉ có một người em gái đã đi lấy chồng. Ông không lấy được vợ vì bệnh tật, nghèo túng nên sống đơn độc. Một thân một mình, đau yếu luôn nên hạ sơn được ít lâu, chán cảnh sống dưới bản, ông trở lại rừng.
Bếp nấu ăn trong hang của ông Phẩy |
Ông lê lết nay đây mai đó khắp cánh rừng để tìm rau, tìm quả rừng. Tài sản của ông chẳng có gì ngoài con dao rựa cùn, cái nồi mất vung và bộ quần áo rách nát. Những thứ ấy ông Phẩy có được cũng là nhờ người đi rừng cảm thương nên cho.
Không đủ sức lao động, ông Phẩy chỉ đi nhặt quả rừng, rau rừng ăn cho đỡ đói qua ngày chứ không bao giờ ăn trộm. Người dân ở đây kể rằng, xung quanh nơi ông Phẩy ở là những nương sắn, nương ngô ăm ắp sản vật nhưng tuyệt nhiên họ chưa bao giờ bị mất dù một củ sắn, bắp ngô.
Có người đi làm nương, thấy ông Phẩy đáng thương quá, đã bảo ông nương sắn của họ ngay gần đó, nếu đói ông có thể lấy ăn nhưng ông Phẩy vẫn không tơ hào. Ông Phẩy bảo, người ta trồng được củ sắn, cây ngô vất vả lắm, ông không lấy.
Ông Phẩy kể rằng, cách đây khoảng hơn một tháng, vì đói, thèm miếng thịt có muối, thèm cơm trắng, thứ mà rất lâu rồi ông không được ăn, ông Phẩy đã đánh liều xuống núi, tìm đến nhà người cháu để xin ăn. Tuy nhiên, người cháu của ông đã không cho, xua đuổi ông về rừng.
Mệt nhọc, ông lại quay trở lại rừng sâu. Ông đi mãi mới lên được đến hang đá mà trước đó tôi đã tìm đến. Không còn đủ sức khỏe leo núi nữa, ông Phẩy đành ở lại hang đá. Nhưng ở nơi này không có nước cũng chẳng thể tìm được rau quả ăn nên được vài hôm, được người đi rừng cho củ sắn, củ khoai, ông Phẩy lấy lại chút sức lực, leo qua nhiều con dốc để đến nơi ở mới này.
Đưa “người rừng” về bản
Tận thấy cảnh sống khổ sở của “người rừng”, lo cho sức khỏe của ông nên chúng tôi quyết định tìm cách đưa ông xuống núi. Đó là một hành trình rất đỗi khó khăn. Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, chính quyền địa phương cũng đã có kế hoạch đưa ông về… “tái hòa nhập cộng đồng” nhưng ngặt một nỗi không tìm nơi nào có đất để cắm cho ông một nóc nhà nho nhỏ.
Điệp khúc “chờ có đất” cứ tái diễn suốt năm này qua năm khác. Biết sức khỏe của “người rừng” không thể chờ thêm được nữa nên chúng tôi đã cùng mấy người dân bản địa giàu lòng nhân ái dựng tạm túp lều bằng bạt ở ngay rìa suối cạnh bản Hạ Sơn để ông Phẩy ở. Kẻ qua người lại thấy hoàn cảnh đáng thương của ông đã tự nguyện góp gạo, góp rau để ông sống qua ngày.
Một vài ngày sau, thấy ông Phẩy đã được chúng tôi đưa xuống núi, có lẽ thấy không thể “chờ” được nữa nên chính quyền sở tại đã dựng một ngôi nhà gỗ, lợp mái tôn trên mảnh đất của một người họ hàng xa của ông Phẩy để đón ông về.
Lần đầu tiên được ở trong ngôi nhà tuy nhỏ bé, tuy trống huơ trống hoác nhưng ông Phẩy vui lắm. Gần cuối đời mới được chui vào trong cái gọi là nhà thì không vui sao được. Với mức hỗ trợ của nhà nước dành cho người neo đơn, ông Phẩy có cuộc sống đúng nghĩa của con người.
TheoBáo Gia đình và Cuộc sống
Bình luận