Gần 20 năm nay, ông Hùng đã thử mọi cách để ngủ. Từ làm việc đến mệt nhoài suốt đêm thâu, phơi nắng giữa trưa hè, ông đều đã thử. Thế nhưng dù làm cách nào, ông cũng không thể chợp mắt.
Gần 20 năm nay, ông Hùng đã thử mọi cách để ngủ. Từ làm việc đến mệt nhoài suốt đêm thâu, phơi nắng giữa trưa hè, ông đều đã thử. Thế nhưng dù làm cách nào, ông cũng không thể chợp mắt. Hiện tượng xảy ra quá lạ lùng, vô tình biến ông thành “dị nhân” nổi tiếng khắp vùng sông nước Chợ Lách (Bến Tre), song cũng đẩy cuộc sống của ông vào những tình huống bi hài.
Mất ngủ sau 1 lần say rượu
Đến vùng sông nước Chợ Lách, hỏi thăm ông Lê Hùng (52 tuổi), người dân bản địa không những nhớ mặt, rành tên mà còn có thể kể vanh vách biến cố kỳ lạ trong cuộc đời “dị nhân” này. Nom diện mạo bên ngoài, ông Hùng còn khá trẻ so với tuổi đời. Thời trẻ, khi chưa mắc phải hội chứng mất ngủ kéo dài, ông vẫn lấy sợ, sinh con và có cuộc sống bình thường. Đến nay, con gái ông Hùng đã lập gia đình. Vì cuộc mưu sinh, vợ ông cũng đi làm mãi tận Tây Ninh, vài tháng mới về thăm nhà một lượt. Trong căn nhà rộng thênh thang giữa miệt vườn, chỉ còn lại ông và cô con gái út.
Nói về chứng bệnh kỳ lạ mình gặp phải, ông Hùng bảo, chính ông cũng không giải thích được. Đến giờ, ông vẫn nhớ như in ngày chứng mất ngủ xảy ra với mình: Ngày 24/12/1997. Tuy nhiên những chuyện đặc biệt, có liên quan đến sự cố ông mất ngủ lại xảy ra trước khoảng thời gian trên.
Khi đó, ông Hùng đang giảng dạy tại một trường cấp 3 huyện Duyên Hải (tỉnh Trà Vinh). Do nơi công tác xa nhà, và một phần khi đó chưa xây cầu Cổ Chiên (nối giữa Bến Tre và Trà Vinh), ông Hùng sống tại khu tập thể của trường học. Ông có quan hệ thân thiết với các phụ huynh học sinh trong lớp do mình chủ nhiệm. Thế nên, mỗi khi nhà học trò có việc hệ trọng, hay đám tiệc, đều mời ông Hùng tham dự. Ông Hùng còn nhớ, lần đầu tiên trong đời ông bị say rượu.
Hôm đó, gia đình học trò làm đám tiệc. Trong bữa tiệc, ông Hùng uống quá chén nên bị say. Hôm sau, ông Hùng lên lớp dạy trong tình trạng chưa tỉnh táo. Lúc đó, cơn buồn ngủ chợt kéo đến khiến ông không thể cưỡng lại. Đang cầm phấn viết, ông ngủ gật ngay trên bục giảng. Tới giờ ăn cơm tại bếp ăn tập thể, ông lại tiếp tục ngủ gật ngay trên bàn ăn. Thấy ông mệt mỏi, các đồng nghiệp bèn giúp đưa về phòng riêng để nghỉ ngơi. Nhưng lạ ở chỗ, về tới phòng thì ông Hùng lại tỉnh như sáo. Liên tiếp ba ngày sau đó, ông Hùng không hề chợp mắt một phút nào, cho dù luôn có cảm giác buồn ngủ. Đêm xuống, ông cố nằm trên giường và nhắm mắt nhưng cũng không đem lại kết quả gì.
Ba ngày này trôi qua, ông Hùng lại bất ngờ ngủ được. Tuy nhiên, mỗi đêm ông chỉ ngủ được vài tiếng. “Thời gian đầu tôi còn ngủ được chừng 2 - 3 tiếng mỗi đêm, nhưng càng ngày thời gian tôi ngủ càng ít đi. Cho tới cuối tháng 12/ 1997, thì tôi mất ngủ hẳn”, ông nhớ lại. Thấy sức khoẻ của mình có vấn đề, ông xin nghỉ phép để đi thăm khám nhưng tình hình không được cải thiện.
Khoảng gần 1 năm, ông Hùng được chuyển qua nhiều cơ sở y tế điều trị. Sau thời gian chạy chữa tốn kém, kinh tế gia đình ông cũng khánh kiệt. Bác sĩ tại bệnh viện cũng cảnh báo, những loại thuốc chuyên khoa thần kinh, nếu sử dụng nhiều sẽ ảnh hưởng xấu tới gan, thận. Do vậy, ông Hùng chủ động xin xuất viện về nhà. Cũng trong thời gian này, ông Hùng xin nghỉ việc dạy học.
Thương con, cha mẹ ông không chịu bỏ cuộc. Nghe đâu có thầy hay thuốc tốt, họ đều dẫn ông Hùng đến thăm khám. Thế nhưng, dù vẫn có cảm giác thèm ngủ, nhiều lúc ngồi ngáp cứng cả quai hàm, ông Hùng vẫn không thể chợp mắt. Thuốc thang không xong, cha mẹ ông lại nghĩ quẩn, cho rằng con trai mắc chứng mất ngủ là do bị bỏ bùa. Sau đó, họ mời cả thấy cúng về nhà “giải bùa” cho con trai, rồi đưa ông xuống tận vùng núi An Giang để “trấn yểm”. “Thời điểm đó, tiền chữa trị cũng gần hết chục cây vàng chứ đâu ít. Thấy tốn kém mà cũng chẳng tác dụng gì nên tôi quyết định nghỉ luôn, không có chữa chạy gì hết”, ông Hùng nhớ lại.
Theo lời kể của “dị nhân” thì lúc mới mắc chứng mất ngủ, sức khoẻ của ông suy giảm, trọng lượng cơ thể sút gần 15 kg. Lúc ấy, tâm trạng ông Hùng vô cùng hoang mang. Họ hàng thậm chí còn bi quan, cho rằng người đàn ông này không còn sống được lâu. Nhưng lạ ở chỗ từ lúc không điều trị thì tình trạng sức khỏe ông Hùng lại được cải thiện. Dù không ngủ, cơ thể ông Hùng vẫn khoẻ mạnh bình thường và còn tăng thêm 8kg. “Ban ngày trong giờ làm việc tôi cũng ngáp dữ lắm, vậy mà vừa nằm xuống là tỉnh queo. Tính đến nay cũng đã gần 20 năm liên tục tôi mất ngủ”, ông cho biết.
Tìm giấc ngủ bằng cách hành xác bản thân
Ngoài chứng mất ngủ, ông Hùng hoàn toàn khoẻ mạnh và vẫn duy trì các thói quen sinh hoạt bình thường. Do vậy, gia đình ông cũng an tâm phần nào. Không những thế, ông còn nhiệt tình tham gia công tác tại địa phương. Ban đêm khi vợ con ngủ hết, một mình chẳng biết làm gì, ông cứ đi ra vào, mở tivi xem, đọc báo... rồi ra sau hè ngồi hóng gió hoặc thăm vườn.
Sau lần chạy chữa không đem lại kết quả, ông Hùng cũng tìm hiểu về bệnh mất ngủ và các trường hợp mất ngủ, song không thấy ai giống mình. Đa phần các trường hợp mất ngủ, khi được y học điều trị thì sẽ ngủ được còn ông thì ngược lại. Ông Hùng cũng tự “nghiên cứu” ra “bài thuốc” riêng để chữa bệnh cho mình. “Bài thuốc” mà ông Hùng nói ở đây, nhiều người gọi là “hành xác”. Đầu tiên, ông dùng rượu để trị bệnh. Ông Hùng cho rằng, khi khi say rượu thì cơn buồn ngủ sẽ tự kéo đến. Vậy là ngày nào ông cũng uống rượu.
Tuy nhiên, khi bị say, nôn mật xanh mật vàng, ông vẫn tỉnh queo. Cồn không có tác dụng chữa bệnh mất ngủ, chỉ gây hại thêm cho sức khỏe. Biện pháp này không được, ông Hùng chuyển sang cách khác, đó là làm việc cả ngày lẫn đêm. Hết việc cơ quan, ông lại quay sang trồng cây, cuốc vườn... xuyên đêm. Ông Hùng hy vọng, làm việc nhiều sẽ khiến cho cơ thể mệt mỏi và ngủ được. Nhưng giải pháp này cũng không mang lại hiệu quả. Sau đó, ông Hùng còn có cách “hành xác” kinh khủng hơn, đó là mang trải chiếu giữa sân nằm phơi nắng.
Nhưng ngay cả khi kiệt sức vì nóng, cần tới sự can thiệp của bác sĩ thì ông Hùng vẫn không thể nào ngủ được. Ngoài những giải pháp kể trên không có hiểu quả, ông Hùng áp dụng chiêu cuối, đó là nhờ vợ “giúp đỡ” mỗi đêm. Ông kể, ông đọc sách thấy đề cập tới chuyện đàn ông sau mỗi cuộc “yêu” đều lăn ra ngủ vì mất sức và hóc-môn trong cơ thể của nam giới được phóng thích ra bên ngoài. Nhưng khi “xong việc” rồi, ông Hùng lại càng tỉnh. Mấy đêm sau, vợ chồng ông quyết định tăng tần suất song chỉ thấy phờ phạc hơn, chứ không buồn ngủ.
Đày đọa bản thân nhưng không hiệu quả, ông Hùng đành chấp nhận sống chung với hội chứng mất ngủ quái đản. Tuy nhiên từ lúc đó, ông cũng vướng vào không ít phiền toái và những chuyện bi hài không đáng có. Như lời kể của người đàn ông này, chứng kiến các hành động chẳng giống ai của ông, như đi làm vườn ban đêm, nằm ngủ giữa trưa nắng, dư luận đồn thổi ông là “dị nhân”, thậm chí thần kinh. Ông và người thân giải thích cũng chẳng ai tin. Mọi hành động nhỏ nhất của ông đểu bị để ý, bàn tán.
Trở lại việc ông mất ngủ, thời gian đầu người dân và đồng nghiệp cùng cơ quan đều không tin. Lúc đó, nhiều lời đồn thổi, thêu dệt không hay về cuộc sống của người đàn ông này xuất hiện. Trước tình hình đó, ông Hùng phải tuyên bố: “Nếu ai không tin thì cứ đến nhà tôi theo dõi”. Nhiều người họ hàng, thậm chí bà con trong vùng đã đến nhà ông, luân phiên thức theo dõi cả tuần. Hai người Việt kiều Mỹ về thăm quê biết chuyện, hiếu kỳ cũng tình nguyện thức để xác minh. Khi chứng kiến ông 1 ngày, 2 ngày rồi cả tuần thức trắng, mọi người mới tin là sự thật. từ đó, những hành động “khác thường” của ông mới được giải oan.
Nguồn: Lê Nguyễn(Gia đình & Xã hội)
Gần 20 năm nay, ông Hùng đã thử mọi cách để ngủ. Từ làm việc đến mệt nhoài suốt đêm thâu, phơi nắng giữa trưa hè, ông đều đã thử. Thế nhưng dù làm cách nào, ông cũng không thể chợp mắt. Hiện tượng xảy ra quá lạ lùng, vô tình biến ông thành “dị nhân” nổi tiếng khắp vùng sông nước Chợ Lách (Bến Tre), song cũng đẩy cuộc sống của ông vào những tình huống bi hài.
Mất ngủ sau 1 lần say rượu
Đến vùng sông nước Chợ Lách, hỏi thăm ông Lê Hùng (52 tuổi), người dân bản địa không những nhớ mặt, rành tên mà còn có thể kể vanh vách biến cố kỳ lạ trong cuộc đời “dị nhân” này. Nom diện mạo bên ngoài, ông Hùng còn khá trẻ so với tuổi đời. Thời trẻ, khi chưa mắc phải hội chứng mất ngủ kéo dài, ông vẫn lấy sợ, sinh con và có cuộc sống bình thường. Đến nay, con gái ông Hùng đã lập gia đình. Vì cuộc mưu sinh, vợ ông cũng đi làm mãi tận Tây Ninh, vài tháng mới về thăm nhà một lượt. Trong căn nhà rộng thênh thang giữa miệt vườn, chỉ còn lại ông và cô con gái út.
Nói về chứng bệnh kỳ lạ mình gặp phải, ông Hùng bảo, chính ông cũng không giải thích được. Đến giờ, ông vẫn nhớ như in ngày chứng mất ngủ xảy ra với mình: Ngày 24/12/1997. Tuy nhiên những chuyện đặc biệt, có liên quan đến sự cố ông mất ngủ lại xảy ra trước khoảng thời gian trên.
Khi đó, ông Hùng đang giảng dạy tại một trường cấp 3 huyện Duyên Hải (tỉnh Trà Vinh). Do nơi công tác xa nhà, và một phần khi đó chưa xây cầu Cổ Chiên (nối giữa Bến Tre và Trà Vinh), ông Hùng sống tại khu tập thể của trường học. Ông có quan hệ thân thiết với các phụ huynh học sinh trong lớp do mình chủ nhiệm. Thế nên, mỗi khi nhà học trò có việc hệ trọng, hay đám tiệc, đều mời ông Hùng tham dự. Ông Hùng còn nhớ, lần đầu tiên trong đời ông bị say rượu.
Ngôi nhà ông Hùng đang sinh sống |
Hôm đó, gia đình học trò làm đám tiệc. Trong bữa tiệc, ông Hùng uống quá chén nên bị say. Hôm sau, ông Hùng lên lớp dạy trong tình trạng chưa tỉnh táo. Lúc đó, cơn buồn ngủ chợt kéo đến khiến ông không thể cưỡng lại. Đang cầm phấn viết, ông ngủ gật ngay trên bục giảng. Tới giờ ăn cơm tại bếp ăn tập thể, ông lại tiếp tục ngủ gật ngay trên bàn ăn. Thấy ông mệt mỏi, các đồng nghiệp bèn giúp đưa về phòng riêng để nghỉ ngơi. Nhưng lạ ở chỗ, về tới phòng thì ông Hùng lại tỉnh như sáo. Liên tiếp ba ngày sau đó, ông Hùng không hề chợp mắt một phút nào, cho dù luôn có cảm giác buồn ngủ. Đêm xuống, ông cố nằm trên giường và nhắm mắt nhưng cũng không đem lại kết quả gì.
Ba ngày này trôi qua, ông Hùng lại bất ngờ ngủ được. Tuy nhiên, mỗi đêm ông chỉ ngủ được vài tiếng. “Thời gian đầu tôi còn ngủ được chừng 2 - 3 tiếng mỗi đêm, nhưng càng ngày thời gian tôi ngủ càng ít đi. Cho tới cuối tháng 12/ 1997, thì tôi mất ngủ hẳn”, ông nhớ lại. Thấy sức khoẻ của mình có vấn đề, ông xin nghỉ phép để đi thăm khám nhưng tình hình không được cải thiện.
Khoảng gần 1 năm, ông Hùng được chuyển qua nhiều cơ sở y tế điều trị. Sau thời gian chạy chữa tốn kém, kinh tế gia đình ông cũng khánh kiệt. Bác sĩ tại bệnh viện cũng cảnh báo, những loại thuốc chuyên khoa thần kinh, nếu sử dụng nhiều sẽ ảnh hưởng xấu tới gan, thận. Do vậy, ông Hùng chủ động xin xuất viện về nhà. Cũng trong thời gian này, ông Hùng xin nghỉ việc dạy học.
Thương con, cha mẹ ông không chịu bỏ cuộc. Nghe đâu có thầy hay thuốc tốt, họ đều dẫn ông Hùng đến thăm khám. Thế nhưng, dù vẫn có cảm giác thèm ngủ, nhiều lúc ngồi ngáp cứng cả quai hàm, ông Hùng vẫn không thể chợp mắt. Thuốc thang không xong, cha mẹ ông lại nghĩ quẩn, cho rằng con trai mắc chứng mất ngủ là do bị bỏ bùa. Sau đó, họ mời cả thấy cúng về nhà “giải bùa” cho con trai, rồi đưa ông xuống tận vùng núi An Giang để “trấn yểm”. “Thời điểm đó, tiền chữa trị cũng gần hết chục cây vàng chứ đâu ít. Thấy tốn kém mà cũng chẳng tác dụng gì nên tôi quyết định nghỉ luôn, không có chữa chạy gì hết”, ông Hùng nhớ lại.
Theo lời kể của “dị nhân” thì lúc mới mắc chứng mất ngủ, sức khoẻ của ông suy giảm, trọng lượng cơ thể sút gần 15 kg. Lúc ấy, tâm trạng ông Hùng vô cùng hoang mang. Họ hàng thậm chí còn bi quan, cho rằng người đàn ông này không còn sống được lâu. Nhưng lạ ở chỗ từ lúc không điều trị thì tình trạng sức khỏe ông Hùng lại được cải thiện. Dù không ngủ, cơ thể ông Hùng vẫn khoẻ mạnh bình thường và còn tăng thêm 8kg. “Ban ngày trong giờ làm việc tôi cũng ngáp dữ lắm, vậy mà vừa nằm xuống là tỉnh queo. Tính đến nay cũng đã gần 20 năm liên tục tôi mất ngủ”, ông cho biết.
Tìm giấc ngủ bằng cách hành xác bản thân
Ngoài chứng mất ngủ, ông Hùng hoàn toàn khoẻ mạnh và vẫn duy trì các thói quen sinh hoạt bình thường. Do vậy, gia đình ông cũng an tâm phần nào. Không những thế, ông còn nhiệt tình tham gia công tác tại địa phương. Ban đêm khi vợ con ngủ hết, một mình chẳng biết làm gì, ông cứ đi ra vào, mở tivi xem, đọc báo... rồi ra sau hè ngồi hóng gió hoặc thăm vườn.
Sau lần chạy chữa không đem lại kết quả, ông Hùng cũng tìm hiểu về bệnh mất ngủ và các trường hợp mất ngủ, song không thấy ai giống mình. Đa phần các trường hợp mất ngủ, khi được y học điều trị thì sẽ ngủ được còn ông thì ngược lại. Ông Hùng cũng tự “nghiên cứu” ra “bài thuốc” riêng để chữa bệnh cho mình. “Bài thuốc” mà ông Hùng nói ở đây, nhiều người gọi là “hành xác”. Đầu tiên, ông dùng rượu để trị bệnh. Ông Hùng cho rằng, khi khi say rượu thì cơn buồn ngủ sẽ tự kéo đến. Vậy là ngày nào ông cũng uống rượu.
"Dị nhân" gần 20 năm không ngủ |
Tuy nhiên, khi bị say, nôn mật xanh mật vàng, ông vẫn tỉnh queo. Cồn không có tác dụng chữa bệnh mất ngủ, chỉ gây hại thêm cho sức khỏe. Biện pháp này không được, ông Hùng chuyển sang cách khác, đó là làm việc cả ngày lẫn đêm. Hết việc cơ quan, ông lại quay sang trồng cây, cuốc vườn... xuyên đêm. Ông Hùng hy vọng, làm việc nhiều sẽ khiến cho cơ thể mệt mỏi và ngủ được. Nhưng giải pháp này cũng không mang lại hiệu quả. Sau đó, ông Hùng còn có cách “hành xác” kinh khủng hơn, đó là mang trải chiếu giữa sân nằm phơi nắng.
Nhưng ngay cả khi kiệt sức vì nóng, cần tới sự can thiệp của bác sĩ thì ông Hùng vẫn không thể nào ngủ được. Ngoài những giải pháp kể trên không có hiểu quả, ông Hùng áp dụng chiêu cuối, đó là nhờ vợ “giúp đỡ” mỗi đêm. Ông kể, ông đọc sách thấy đề cập tới chuyện đàn ông sau mỗi cuộc “yêu” đều lăn ra ngủ vì mất sức và hóc-môn trong cơ thể của nam giới được phóng thích ra bên ngoài. Nhưng khi “xong việc” rồi, ông Hùng lại càng tỉnh. Mấy đêm sau, vợ chồng ông quyết định tăng tần suất song chỉ thấy phờ phạc hơn, chứ không buồn ngủ.
Đày đọa bản thân nhưng không hiệu quả, ông Hùng đành chấp nhận sống chung với hội chứng mất ngủ quái đản. Tuy nhiên từ lúc đó, ông cũng vướng vào không ít phiền toái và những chuyện bi hài không đáng có. Như lời kể của người đàn ông này, chứng kiến các hành động chẳng giống ai của ông, như đi làm vườn ban đêm, nằm ngủ giữa trưa nắng, dư luận đồn thổi ông là “dị nhân”, thậm chí thần kinh. Ông và người thân giải thích cũng chẳng ai tin. Mọi hành động nhỏ nhất của ông đểu bị để ý, bàn tán.
Trở lại việc ông mất ngủ, thời gian đầu người dân và đồng nghiệp cùng cơ quan đều không tin. Lúc đó, nhiều lời đồn thổi, thêu dệt không hay về cuộc sống của người đàn ông này xuất hiện. Trước tình hình đó, ông Hùng phải tuyên bố: “Nếu ai không tin thì cứ đến nhà tôi theo dõi”. Nhiều người họ hàng, thậm chí bà con trong vùng đã đến nhà ông, luân phiên thức theo dõi cả tuần. Hai người Việt kiều Mỹ về thăm quê biết chuyện, hiếu kỳ cũng tình nguyện thức để xác minh. Khi chứng kiến ông 1 ngày, 2 ngày rồi cả tuần thức trắng, mọi người mới tin là sự thật. từ đó, những hành động “khác thường” của ông mới được giải oan.
Nguồn: Lê Nguyễn(Gia đình & Xã hội)
Bình luận