(VTC News) - Ngôi miếu cổ ở trang Thụy Thú xưa, làng Lộc Thọ (xã Độc Lập, Hưng Hà, Thái Bình) ngày nay là nơi lưu giữ hài cốt của bà Đàm Thị (Thiềm Nương) – thân mẫu của vua Đinh Bộ Lĩnh.
Thông thường khi lên ngôi vua, các vua trị vì đều tấn phong cho mẹ là Hoàng Thái Hậu. Ví như Vệ vương Đinh Toàn (con Đinh Bộ Lĩnh) khi được Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Lê Hoàn đưa lên ngai vàng thì vị vua nhỏ tuổi này đã tôn: “Mẹ là Dương Thị làm Hoàng thái hậu” (sđd, tr213).
Ngay như Lê Hoàn khi lên ngôi vua cũng tấn phong: “Mẹ là Đặng Thị là Hoàng thái hậu” (sđd t217).
Hiện nay chúng ta chỉ được biết mộ vua Đinh được an táng tại núi Yên Ngựa – Ninh Bình. Vậy mộ mẹ vua Đinh ở đâu?
Ngay ở Ninh Bình cũng không thấy có mộ của thân mẫu vua Đinh Tiên Hoàng. Hiện tại, qua điền dã, tôi phát hiện ở trang Thụy Thú xưa (nay là thôn Lộc Thọ, Độc Lập, Hưng Hà, Thái Bình) có ngôi miếu cổ, khá nhỏ, thờ Đinh Triều Quốc Mẫu thời Đinh là Thiềm Bà (Thiềm Nương).
Hiện trong miếu còn lưu giữ các sắc phong, thần tích, ngọc phả do Đông các Đại học sĩ Nguyễn Bính phụng soạn vào ngày 1 tháng Giêng năm Hồng Phúc thứ nhất (1572). Năm Vĩnh Hựu thứ 2 (1736) ngày lành tháng 11, quản coi nhà giám bách thần, lãnh hàm thiếu Khanh ở điện Hùng Lĩnh, tiến sĩ Nguyễn Hiền phụng sao theo bản chính để ban cấp cho dân Thụy Thú thờ tự.
Căn cứ theo truyền thuyết của dân làng và thần tích, ngọc phả, sắc phong còn lưu tại miếu thờ Đàm Thái Hậu cho thấy: Khi Đinh Bộ Lĩnh nổi dậy ở động Hoa Lư, chiêu dụ nhân tài bốn biển có nhiều người tìm đến tụ nghĩa dưới cờ. Trong đó có 4 tướng Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Lưu Công, Sát Công. Mỗi người đem 1.000 quân đến.
Khi Đinh Bộ Lĩnh rời Hoa Lư về Kỳ Bố - Hải Khẩu theo sứ quân Trần Lãm, ông đã đưa mẹ là Đàm Thị (Thiềm Nương) đi theo.
Ngọc phả viết: “Thân mẫu bà Thiềm nhặt được trâm rơi rồi có mang sinh ra bà Thiềm. Lúc sinh bà ánh hào quang sáng rực khắp cả nhà. Sau bà lớn lên lấy chồng là Đinh Công Trứ, sinh ra Đinh Bộ Lĩnh. Bà Thiềm vốn có tài võ nghệ, đã ở Sơn Nam cùng các sứ quân giao chiến phù trợ cho Đinh Bộ Lĩnh. Thế rồi một hôm lâm trận, tướng sĩ, binh mã mệt mỏi phải lui về trang Thụy Thú lập doanh đầu, thủ thế để đợi thời cơ”.
Theo Ngọc Phả: “Sau khi Đinh Bộ Lĩnh thống nhất thiện hạ, trở lại Thụy Thú, có ý định đón thân mẫu về Hoa Lư. Thế nhưng bà Thiềm bị bệnh và mất ở đây. Vua Đinh đã lệnh táng bà ở ngay nơi doanh đầu xưa. Huyệt sâu 1 trượng 2 thước ( 4,8m), lấy đất đá lấp lên, rồi sức cho dân làng lập miếu ở trên để thờ tự.
Rồi lệnh miễn giảm tô, thuế cho dân Thụy Thú. Ngài còn mua 51 mẫu ruộng và cho 4 hốt bạc để dân làng canh tác, lấy hoa lợi phụng thờ đèn nhang, coi giữ miếu đường, lưu truyền muôn đời sau…”.
Vua còn lệnh cho 4 tướng ( Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Lưu Cơ, Sát Công) dựng bảng chiêu mộ dân chúng bảo vệ Hoàng lăng mộ địa.
Ngọc phả cho biết, sau khi cha con vua Đinh bị Đỗ Thích ám hại, 4 tướng (nói trên) đã cùng các đại thần đưa Đinh Toàn 6 tuổi lên ngôi. Khi Lê Hoàn chiếm ngôi vua, 4 tướng đã đem quân bản bộ cự chiến…
Sau khi Đinh Điền, Phạm Thọ bị bắt, Nguyễn Bặc chạy về Ái Châu (Thanh Hóa), Lưu Công, Sát Công về thôn Thụy Thú… chiêu mộ dân chúng tích trữ lương thảo, có hàng vạn người chia nhau đóng 3 đồn chống đánh Lê Đại Hành. Kháng cự thất bại, tướng bị bắt, tướng tuẫn tiết.
Dân làng đã lập đình miếu để thờ 4 vị. Căn cứ ngọc phả thì khi Lý Thái Tổ lên ngôi đã gia phong ban tặng duệ hiệu cho thân mẫu là Đệ nhất vị (bà Thiềm Nương): Đinh triều Quốc Mẫu nhân từ Thiềm Hoàng Thái Hậu trang Huy dực bảo trung hưng thượng đẳng thần. (Bà sinh ngày 15 tháng 8 – hóa ngày 10 tháng 10).
Ngọc phả còn ghi rõ quy định tổ chức lễ vào các ngày sinh, ngày mất của Đàm Thái Hậu và các tướng. Hiện trong miếu còn lưu đạo sắc phong thời Lê Vĩnh Hựu – năm thứ 2 (1736), do tiến sĩ Nguyễn Hiền phụng sao lại theo bản chính để ban cấp cho dân Thụy Thú thờ.
Qua khảo sát thực tế tại Miếu “Đinh Triều Quốc Mẫu” các cụ già cho biết: Trang Thụy Thú vào thời nhà Đinh đã xây dựng ngôi miếu cổ nhìn về hướng Tây Nam, sau này mới xây thêm tòa bái đường ở phía trước.
Ngôi miếu hiện tại tọa lạc trên khu đất rộng 1.563 mét vuông, cách làng Lộc Thọ khoảng 200 mét. Trước miếu là hồ nước rộng, 3 mặt Đông, Tây, Bắc là cánh đồng lúa. Phía Đông Nam là con đường thẳng nối miếu với đình làng (đình đã bị phá), sân miếu đủ rộng rước kiệu cho những ngày tế lễ và hội làng.
Miếu được xây dựng hình chữ Đinh. Cấu trúc bên trong, bên ngoài của miếu thể hiện rõ sự dung dị, cổ kính của ngôi miếu cổ.
Theo lời kể của các cụ trong làng và thần phả còn lưu lại thì miếu Lộc Thọ dựng cách ngày này khoảng 1035 năm, đã qua nhiều lần trùng tu, tái tạo. Lần cuối là vào năm Giáp Tý (triều vua Khải Định, năm thứ 9 – 1924).
Thần tích ngọc phả của miếu chép rằng: “Miếu thờ Quốc Mẫu Thiềm Nương Hoàng Thái Hậu”. Gian chính giữa của miếu treo bức đại tự: “Đinh Hậu Thánh Miếu”.
Gian bên có bài vị thờ 4 tướng Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Lưu Cơ, Sát Công. Phía trên bài vị có bức đại tự chạm khắc bài thơ ca ngợi công đức, lòng trung dũng của các tướng đã hi sinh vì sự phục hưng của nhà Đinh.
Tương truyền sau khi Lê Hoàn lên làm vua, các tướng trung thành với vua Đinh bị giết, dân làng đã xây hậu cung lên trên mộ của bà mẹ vua Đinh để thờ cúng. Cách miếu khoảng 500m còn làm ngôi mộ giả.
Năm 1973 khi đào đất lấy gạch, phát hiện có ngôi mộ cổ được đóng khung gỗ như cũi, ở giữa có quan tài thân cây. Khi bật nắp quan tài, bên trong chỉ có than và thóc đã bị đốt.
Trước cửa hậu cung có bức đại tự: Mẫu nghi thiên hạ . Trong hậu cung có bài vị thờ bà Thiềm Nương Hoàng Thái Hậu. Trong miếu còn có các đôi câu đối ca ngợi Hoàng Thái hậu.
Hiện ở miếu không có bia. Các cụ già cho biết người xưa truyền lại không được dựng bia vì sợ lộ ra ngôi mộ của mẹ vua Đinh đang chôn giấu trong hậu cung, sẽ bị kẻ địch đào xới.
Căn cứ vào truyền thuyết trong nhân dân, thông qua thần tích, sắc phong, ngọc phả, tôi tin rằng ngôi miếu cổ ở trang Thụy Thú xưa, làng Lộc Thọ (xã Độc Lập, Hưng Hà, Thái Bình) ngày nay là nơi lưu giữ hài cốt của bà Đàm Thị (Thiềm Nương) – thân mẫu của vua Đinh Bộ Lĩnh.
Sách Đại Việt sử ký toàn thư (tập 1 – NXB Văn hóa - Thông tin 2004, trang 203), phần kỷ nhà Đinh có viết: “Vua họ Đinh tên húy là Bộ Lĩnh, người ở động Hoa Lư, Châu Đại Hoàng (nay là huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình), là con trai Đinh Công Trứ, thử sử Hoan Châu. Dẹp yên các sứ quân, tự lập làm đế… Vua còn nhỏ mồ côi cha, mẹ họ Đàm”.
Rất có thể khi Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua thì thân mẫu ông đã mất, vì thế trong chính sử chỉ viết: “Mậu Thìn năm thứ nhất (968), Tống Khai Bảo năm thứ nhất, vua lên ngôi đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, dời kinh đô về động Hoa Lư… Bầy tôi dâng biểu Đại Thắng Minh Hoàng Đế” (sđd tr205).
Miếu thờ Đàm Thái Hậu - thân mẫu vua Đinh Tiên Hoàng ở làng Lộc Thọ |
Thông thường khi lên ngôi vua, các vua trị vì đều tấn phong cho mẹ là Hoàng Thái Hậu. Ví như Vệ vương Đinh Toàn (con Đinh Bộ Lĩnh) khi được Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Lê Hoàn đưa lên ngai vàng thì vị vua nhỏ tuổi này đã tôn: “Mẹ là Dương Thị làm Hoàng thái hậu” (sđd, tr213).
Ngay như Lê Hoàn khi lên ngôi vua cũng tấn phong: “Mẹ là Đặng Thị là Hoàng thái hậu” (sđd t217).
Hiện nay chúng ta chỉ được biết mộ vua Đinh được an táng tại núi Yên Ngựa – Ninh Bình. Vậy mộ mẹ vua Đinh ở đâu?
Ngay ở Ninh Bình cũng không thấy có mộ của thân mẫu vua Đinh Tiên Hoàng. Hiện tại, qua điền dã, tôi phát hiện ở trang Thụy Thú xưa (nay là thôn Lộc Thọ, Độc Lập, Hưng Hà, Thái Bình) có ngôi miếu cổ, khá nhỏ, thờ Đinh Triều Quốc Mẫu thời Đinh là Thiềm Bà (Thiềm Nương).
Hiện trong miếu còn lưu giữ các sắc phong, thần tích, ngọc phả do Đông các Đại học sĩ Nguyễn Bính phụng soạn vào ngày 1 tháng Giêng năm Hồng Phúc thứ nhất (1572). Năm Vĩnh Hựu thứ 2 (1736) ngày lành tháng 11, quản coi nhà giám bách thần, lãnh hàm thiếu Khanh ở điện Hùng Lĩnh, tiến sĩ Nguyễn Hiền phụng sao theo bản chính để ban cấp cho dân Thụy Thú thờ tự.
Bài vị trong miếu thờ Đàm Thái Hậu |
Căn cứ theo truyền thuyết của dân làng và thần tích, ngọc phả, sắc phong còn lưu tại miếu thờ Đàm Thái Hậu cho thấy: Khi Đinh Bộ Lĩnh nổi dậy ở động Hoa Lư, chiêu dụ nhân tài bốn biển có nhiều người tìm đến tụ nghĩa dưới cờ. Trong đó có 4 tướng Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Lưu Công, Sát Công. Mỗi người đem 1.000 quân đến.
Khi Đinh Bộ Lĩnh rời Hoa Lư về Kỳ Bố - Hải Khẩu theo sứ quân Trần Lãm, ông đã đưa mẹ là Đàm Thị (Thiềm Nương) đi theo.
Ngọc phả viết: “Thân mẫu bà Thiềm nhặt được trâm rơi rồi có mang sinh ra bà Thiềm. Lúc sinh bà ánh hào quang sáng rực khắp cả nhà. Sau bà lớn lên lấy chồng là Đinh Công Trứ, sinh ra Đinh Bộ Lĩnh. Bà Thiềm vốn có tài võ nghệ, đã ở Sơn Nam cùng các sứ quân giao chiến phù trợ cho Đinh Bộ Lĩnh. Thế rồi một hôm lâm trận, tướng sĩ, binh mã mệt mỏi phải lui về trang Thụy Thú lập doanh đầu, thủ thế để đợi thời cơ”.
Bức đại tự thờ 4 vị tướng thời Đinh trong miếu Lộc Thọ |
Đại tự trong miếu Đàm Thái Hậu |
Theo Ngọc Phả: “Sau khi Đinh Bộ Lĩnh thống nhất thiện hạ, trở lại Thụy Thú, có ý định đón thân mẫu về Hoa Lư. Thế nhưng bà Thiềm bị bệnh và mất ở đây. Vua Đinh đã lệnh táng bà ở ngay nơi doanh đầu xưa. Huyệt sâu 1 trượng 2 thước ( 4,8m), lấy đất đá lấp lên, rồi sức cho dân làng lập miếu ở trên để thờ tự.
Rồi lệnh miễn giảm tô, thuế cho dân Thụy Thú. Ngài còn mua 51 mẫu ruộng và cho 4 hốt bạc để dân làng canh tác, lấy hoa lợi phụng thờ đèn nhang, coi giữ miếu đường, lưu truyền muôn đời sau…”.
Vua còn lệnh cho 4 tướng ( Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Lưu Cơ, Sát Công) dựng bảng chiêu mộ dân chúng bảo vệ Hoàng lăng mộ địa.
Ngọc phả cho biết, sau khi cha con vua Đinh bị Đỗ Thích ám hại, 4 tướng (nói trên) đã cùng các đại thần đưa Đinh Toàn 6 tuổi lên ngôi. Khi Lê Hoàn chiếm ngôi vua, 4 tướng đã đem quân bản bộ cự chiến…
Ngọc phả tại miếu thờ Đàm Thái Hậu |
Sau khi Đinh Điền, Phạm Thọ bị bắt, Nguyễn Bặc chạy về Ái Châu (Thanh Hóa), Lưu Công, Sát Công về thôn Thụy Thú… chiêu mộ dân chúng tích trữ lương thảo, có hàng vạn người chia nhau đóng 3 đồn chống đánh Lê Đại Hành. Kháng cự thất bại, tướng bị bắt, tướng tuẫn tiết.
Dân làng đã lập đình miếu để thờ 4 vị. Căn cứ ngọc phả thì khi Lý Thái Tổ lên ngôi đã gia phong ban tặng duệ hiệu cho thân mẫu là Đệ nhất vị (bà Thiềm Nương): Đinh triều Quốc Mẫu nhân từ Thiềm Hoàng Thái Hậu trang Huy dực bảo trung hưng thượng đẳng thần. (Bà sinh ngày 15 tháng 8 – hóa ngày 10 tháng 10).
Ngọc phả còn ghi rõ quy định tổ chức lễ vào các ngày sinh, ngày mất của Đàm Thái Hậu và các tướng. Hiện trong miếu còn lưu đạo sắc phong thời Lê Vĩnh Hựu – năm thứ 2 (1736), do tiến sĩ Nguyễn Hiền phụng sao lại theo bản chính để ban cấp cho dân Thụy Thú thờ.
Qua khảo sát thực tế tại Miếu “Đinh Triều Quốc Mẫu” các cụ già cho biết: Trang Thụy Thú vào thời nhà Đinh đã xây dựng ngôi miếu cổ nhìn về hướng Tây Nam, sau này mới xây thêm tòa bái đường ở phía trước.
Ngôi miếu hiện tại tọa lạc trên khu đất rộng 1.563 mét vuông, cách làng Lộc Thọ khoảng 200 mét. Trước miếu là hồ nước rộng, 3 mặt Đông, Tây, Bắc là cánh đồng lúa. Phía Đông Nam là con đường thẳng nối miếu với đình làng (đình đã bị phá), sân miếu đủ rộng rước kiệu cho những ngày tế lễ và hội làng.
Sắc phong triều Nguyễn tại miếu thờ Đàm Thái Hậu |
Miếu được xây dựng hình chữ Đinh. Cấu trúc bên trong, bên ngoài của miếu thể hiện rõ sự dung dị, cổ kính của ngôi miếu cổ.
Theo lời kể của các cụ trong làng và thần phả còn lưu lại thì miếu Lộc Thọ dựng cách ngày này khoảng 1035 năm, đã qua nhiều lần trùng tu, tái tạo. Lần cuối là vào năm Giáp Tý (triều vua Khải Định, năm thứ 9 – 1924).
Thần tích ngọc phả của miếu chép rằng: “Miếu thờ Quốc Mẫu Thiềm Nương Hoàng Thái Hậu”. Gian chính giữa của miếu treo bức đại tự: “Đinh Hậu Thánh Miếu”.
Gian bên có bài vị thờ 4 tướng Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Lưu Cơ, Sát Công. Phía trên bài vị có bức đại tự chạm khắc bài thơ ca ngợi công đức, lòng trung dũng của các tướng đã hi sinh vì sự phục hưng của nhà Đinh.
Tương truyền sau khi Lê Hoàn lên làm vua, các tướng trung thành với vua Đinh bị giết, dân làng đã xây hậu cung lên trên mộ của bà mẹ vua Đinh để thờ cúng. Cách miếu khoảng 500m còn làm ngôi mộ giả.
Năm 1973 khi đào đất lấy gạch, phát hiện có ngôi mộ cổ được đóng khung gỗ như cũi, ở giữa có quan tài thân cây. Khi bật nắp quan tài, bên trong chỉ có than và thóc đã bị đốt.
Trước cửa hậu cung có bức đại tự: Mẫu nghi thiên hạ . Trong hậu cung có bài vị thờ bà Thiềm Nương Hoàng Thái Hậu. Trong miếu còn có các đôi câu đối ca ngợi Hoàng Thái hậu.
Hiện ở miếu không có bia. Các cụ già cho biết người xưa truyền lại không được dựng bia vì sợ lộ ra ngôi mộ của mẹ vua Đinh đang chôn giấu trong hậu cung, sẽ bị kẻ địch đào xới.
Căn cứ vào truyền thuyết trong nhân dân, thông qua thần tích, sắc phong, ngọc phả, tôi tin rằng ngôi miếu cổ ở trang Thụy Thú xưa, làng Lộc Thọ (xã Độc Lập, Hưng Hà, Thái Bình) ngày nay là nơi lưu giữ hài cốt của bà Đàm Thị (Thiềm Nương) – thân mẫu của vua Đinh Bộ Lĩnh.
Bình luận