• Zalo

Ly kỳ gươm báu phân xử đúng sai và cuốn sách tìm tài sản đã mất

Phóng sự - Khám pháThứ Năm, 17/04/2014 09:37:00 +07:00Google News

Thanh gươm chỉ dẫn chuyện đúng sai, cuốn sách cổ biết rõ chuyện được - mất, quá khứ - tương lai… là hai báu vật vô giá của người Mày, người Khùa.

Thanh gươm biết chỉ dẫn chuyện đúng sai, phải trái, cuốn sách cổ biết rõ chuyện được - mất, quá khứ - tương lai… là hai báu vật vô giá mà cộng đồng người Mày, người Khùa ở tận sâu dưới đại ngàn Trường Sơn vẫn hằng tôn sùng, thành kính.

Dù rất khó để có thể chứng minh được công năng siêu phàm của hai báu vật trên nhưng với người dân ở nơi thâm sơn này thì niềm tin vẫn là tuyệt đối.

Bảo bối gia truyền

Người Mày và người Khùa sống tập trung ở 2 xã Dân Hóa và Trọng Hóa (Quảng Bình), những nơi được coi là vùng đệm của vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Trong buổi tiếp xúc với ông Hồ Tuân, Chủ tịch UBND xã Dân Hóa, chúng tôi đã được giới thiệu về 2 báu vật trên.

Theo ông Hồ Tuân thì hai báu vật này đang được cất giữ bởi hai dòng họ lớn trong cộng đồng. Và chỉ có họ mới là “chủ nhân” đích thực của 2 báu vật này bởi duy nhất họ mới có thể sử dụng, điều khiển, làm phép để những báu vật trên phát huy công năng siêu phàm đến khó tin của mình.

Theo chân Hồ Vóc, Phó Chủ tịch Hội CCB xã Dân Hóa, chúng tôi tìm đến nhà ông Hồ Pom ở bản Hà Vi, cách trung tâm xã vài cây số. Ông Hồ Pom là chủ nhân của thanh gươm có nhiều phép lạ mà dân bản bao năm nay vẫn thường sùng kính.

Theo đó, ở bản, bất kỳ ai gặp chuyện gì khó xử, khó nghĩ, khó giải đáp thì đều đến nhờ sự phân giải của thanh gươm mang trên mình sứ mệnh của công lý, lẽ phải này. Thậm chí, khi làm bất cứ việc gì lớn lao nhưng còn đang phân vân, do dự người ta cũng viện tới thanh gươm, để sức mạnh siêu nhiên của nó chỉ lối, mách đường xem có nên làm hay không. Khi có người cậy nhờ, ông Hồ Pom sẽ “làm phép” gọi “ma mút” về nhập vào thanh gươm để phân xử công việc.

Thanh gươm kỳ bí của ông Hồ Pom 

Cuốn sách quý được làm từ lá cây rừng 

Nhà ông Hồ Pom nằm ở đầu bản Hà Vi, chênh chênh nơi chân núi. Tuy có tới 6 người con nhưng ông Hồ Pom ở một mình, chẳng mấy khi giao tiếp với ai. Càng bí ẩn hơn là từ ngày đứa con trai thứ 4 của ông bỗng dưng đổ bệnh rồi lăn ra chết ông ít ra ngoài. Người ta bảo, khi có con ruột chết thì trong vòng 3 năm “ma mút” trong nhà sẽ bỏ về núi không tài nào giữ được.

Theo ông Hồ Pom thì thanh gươm này dòng họ ông lấy từ bên Lào. Chẳng biết nó từ đời nào nữa, chỉ biết nó được truyền lại trong họ từ đời này qua đời khác. Cứ khi truyền lại thanh gươm cho đời sau thì người cha ông của ông đều dặn kỹ lưỡng rằng, gươm còn thì dòng họ còn, gươm mất thì người trong họ cũng sẽ ốm đau, rồi lần lượt lụi tàn như khóm lau, bụi cỏ.

Bởi thế, được cha mình truyền lại thanh gươm quý trên cùng lời chú gọi “ma mút”, ông đã nâng lưu, gìn giữ còn hơn cả mạng sống của mình. Ông cất thanh gươm trong chiếc hộp gỗ được đóng bằng gỗ đinh hương đỏ quý hiếm rồi đặt ở vị trí trang trọng trong buồng riêng của mình.

Tiên tri siêu hạng

Nể cán bộ Hồ Vóc, ngại chúng tôi lặn lội từ xa tới, sau một hồi lưỡng lự ông mới vào buồng lấy thanh gươm quý ra cho chúng tôi xem. Thanh gươm nặng chừng 1 kg, dài hơn nửa mét, được nhét trong chiếc vỏ làm từ da trâu nhẵn bóng. Lưỡi gươm sắc lẹm, cảm tưởng có thể ngọt lịm cắt phăng bất cứ những chướng ngại vật nào. Ông Hồ Pom bảo, từ khi nhận thanh gươm ở tay cha ông tới nay, ông chưa một lần phải mài lưỡi gươm đó thế nhưng nó vẫn cứ sắc lạnh.

Trước khi nhắm mắt về với Giàng, cha ông đã truyền dạy cho ông lời chú để gọi “ma mút” nhập vào lưỡi gươm. Bài chú ấy ở đây chỉ mình ông biết và nó là bí mật của dòng họ. Muốn gọi mời “ma mút”, người làm lễ phải chuẩn bị 4 chum rượu cần, một chiếc đầu lợn hoặc một con gà. Tất cả được biện ra sàn nhà, đối diện chiếc mâm có để bát gạo con đầy, cùng những cây nến được nặn từ sáp ong.

Khi lễ vật đã biện xong, ông Pom sẽ vào buồng lấy thanh gươm quý ra đặt lên mâm và ngồi khoanh chân trước mặt người có việc muốn hỏi. Nến được thắp lên, khi lửa cháy đều thì ông bắt đầu nhắm mắt lẩm bẩm đọc chú hệt như những đạo sĩ vẫn thấy trên phim ảnh.

Đọc chú xong, ông sẽ tuốt gươm ra, huơ huơ mấy đường rồi từ từ cắm mũi gươm xuống mép bát gạo. Khi tay vẫn còn giữ chặt thân gươm, ông lại nhắm nghiền mắt và lại lầm rầm đọc chú. Chừng gần phút sau, khi câu chú cuối cùng vừa dứt thì cũng là lúc ông buông tay khỏi thanh gươm.

Lẽ thường, nếu buông tay, đương nhiên thanh gươm sẽ đổ bởi những hạt gạo tơi rời trong bát sẽ không giữ cho thanh gươm đứng thẳng. Thế nhưng, vô cùng kỳ lạ, nếu “ma mút” đồng ý việc người đối diện thỉnh cầu thì thanh gươm sẽ đứng thẳng hệt như có bàn tay vô hình nào nâng giữ.

Ông Hồ Pom bảo, chỉ có những việc cực kỳ quan trọng người trong bản mới phải xin ý kiến “ma mút” thể hiện qua thanh gươm này. Ông nói vậy cũng phải bởi mỗi lần gọi “ma mút” về là vô cùng tốn kém. Vì thế, thanh gươm chỉ nằm trong hộp, họa hoằn mới được ông đem ra dùng...
>> ĐỌC TIẾP...
Bình luận
vtcnews.vn