(VTC News) – 'Tôi bất ngờ khi biết người cháu đã lập bàn thờ cúng giỗ mình được... 32 năm' - bà Phải cho biết.
Kỳ 1: Cuộc đời bất hạnh của người đàn bà què nhặt rác dưới chân cầu Long Biên
Con đường nhỏ cạnh chợ Long Biên (Hà Nội), dù ngày mưa hay nắng vẫn bì bõm nước thải và sình lầy. Vượt qua đoạn đường bẩn thỉu này, men theo cống thoát nước, đến điểm cuối cùng của cửa cống là xóm trọ dành cho những người mưu sinh bằng nghề "cửu vạn" tại chợ Long Biên.
“Biệt khu ổ chuột", "xóm liều” là những cái tên được thốt ra vừa chua chát vừa có phần hài hước bởi chính những con người lam lũ sống ở đây. Nghe có phần xót xa, nhưng chỉ cần ngẩng đầu lên là thấy cầu Long Biên với người xe tấp nập, và cạnh đó là trung tâm Hà Nội nhà cao tầng san sát.
Xóm trọ tồi tàn này, ngoài tình cảm của những con người lao động cực khổ dành cho nhau thì cái gì cũng thiếu.
Một góc "khu ổ chuột" dưới chân cầu Long Biên |
Bà tên là Nguyễn Thị Phải (sinh năm 1946, quê ở Phổ Yên, Thái Nguyên). Quê hương như bà kể: "Một vùng đất quá nghèo, cách thị trấn vài chục km, sát rừng, chỉ có mỗi nghề nông để sinh sống”.
Lúc chúng tôi tìm đến, bà đang ngồi hì hụi phân loại những túi ni lông bẩn thỉu, những mảnh nhựa vụn... ngay trước thềm dãy phòng trọ. Nghe bảo có khách, người đàn bà nhỏ thó, gầy guộc, cao tầm mét rưỡi này ngẩng đầu lên mỉm cười chào, rồi lê lết bước thấp bước cao mời tôi vào nhà nói chuyện.
Bà Phải phân loại rác trước dãy phòng trọ |
Người phụ nữ tầm 35 tuổi chạy vào bê cốc nước váng đục mời khách. Chị ta nhanh nhẩu cho biết mình ở cùng với bà Phải cho đỡ tiền phòng, và cũng chăm sóc bà luôn. Trong phòng còn có cô con gái của bà Phải, nhưng đi rửa bát thuê cho hàng ăn, từ sáng đến tận 10h đêm mới về. 3 con người sống chung, đùm bọc nhau trong căn phòng chật hẹp như thế.
Căn phòng nhỏ tuềnh toàng, nơi 3 con người đang sinh sống |
Bà Phải quay sang ngắt lời: "Con ơi, cả nước còn nhiều người nghèo khổ hơn chứ có phải mỗi bà đâu, được sống thế này là vui, thỏa mãn rồi...”.
Hỏi chuyện, bà ôm mặt khóc nức nở, lát sau ngừng, lại mỉm cười chia sẻ: “Đời tôi có 2 sự kiện đáng nhớ, đó là lần tôi một mình lặn lội tìm con suốt mấy tháng trời, lần thứ 2 là lúc tôi bất ngờ khi biết người cháu đã lập bàn thờ cúng giỗ tôi được...32 năm” .
Hồi bé, mới 2 tuổi đầu thì bố mẹ đã mất, lúc đó bà còn chưa kịp hiểu chuyện gì đang xảy ra, chỉ biết là mình được vợ chồng anh con trai trưởng đưa về nuôi nấng.
Bà Phải cũng được đi học, nhưng chỉ học đến lớp 2 thì phải nghỉ, một phần vì anh chị nghèo không có tiền, phần khác là chị dâu khá khó tính nói ra nói vào, rằng học để biết ghi công, ghi điểm mai sau đi làm cho hợp tác xã là được rồi.
Bà Phải cũng được đi học, nhưng chỉ học đến lớp 2 thì phải nghỉ, một phần vì anh chị nghèo không có tiền, phần khác là chị dâu khá khó tính nói ra nói vào, rằng học để biết ghi công, ghi điểm mai sau đi làm cho hợp tác xã là được rồi.
Bé xíu, bà đã lăn lộn chăn trâu, cắt cỏ thuê khắp xã. Đến năm 12 tuổi, bà đi làm lao động phụ ở hợp tác xã. Bà lớn dần lên trong sự ghẻ lạnh của chị dâu cùng mọi người, xem bà là gánh nặng.
Năm 22 tuổi, bà Phải lấy chồng. Khi tôi hỏi bà gặp và yêu chồng như thế nào, bà Phải cười: “Thời của tôi, và bản thân tôi, làm gì có chuyện yêu đương. Anh chị đặt đâu tôi ngồi đấy chứ”.
Chồng bà tên Tài, hơn bà 3 tuổi, cũng làm nông, quanh năm bám lấy ruộng vườn, ở xã bên cạnh. Lấy nhau xong bà chuyển về nhà chồng ở, nghèo vẫn hoàn nghèo.
Bà sống ở nhà chồng 9 năm, từ năm 68 đến 77. Bao năm trời bà không có con, nên chịu đựng sự hành hạ của bà mẹ chồng khó tính, suốt ngày ra vào lườm nguýt: “Cây khô không lộc, gái độc không con”.
Bà sống ở nhà chồng 9 năm, từ năm 68 đến 77. Bao năm trời bà không có con, nên chịu đựng sự hành hạ của bà mẹ chồng khó tính, suốt ngày ra vào lườm nguýt: “Cây khô không lộc, gái độc không con”.
Mặc cảm thân phận bèo bọt của mình, nghĩ chuyện về bên ngoại cũng không còn nơi nương tựa, bà Phải cắn răng chịu đựng.
Chồng bà một phần thương vợ, nhưng sợ mẹ nên cũng không biết phải làm thế nào cả, chỉ im lặng. Đến năm thứ 9 ở nhà chồng, lúc mâu thuẫn gia đình lên đến đỉnh điểm, thì cũng là lúc bà Phải đón nhận tin vui. Bà mang thai rồi hạ sinh người con gái đầu lòng, cũng là duy nhất, đặt tên là Nguyễn Thị Sinh, với hy vọng cuộc đời mình sẽ được thay đổi.
Chồng bà một phần thương vợ, nhưng sợ mẹ nên cũng không biết phải làm thế nào cả, chỉ im lặng. Đến năm thứ 9 ở nhà chồng, lúc mâu thuẫn gia đình lên đến đỉnh điểm, thì cũng là lúc bà Phải đón nhận tin vui. Bà mang thai rồi hạ sinh người con gái đầu lòng, cũng là duy nhất, đặt tên là Nguyễn Thị Sinh, với hy vọng cuộc đời mình sẽ được thay đổi.
Bà Nguyễn Thị Phải: "Tôi bắt đầu cuộc sống lang bạt từ lúc bị đuổi khỏi nhà chồng" |
Được 2 tháng, con nhỏ không có ai trông nom, bà Phải địu con lên nông trường chè Phúc Thuận xin đi hái thuê, kiếm miếng cơm bỏ bụng. Mỗi lúc người của nông trường đi kiểm tra, bà lại giấu con vào chỗ bí mật.
Nghĩ cảnh thân phận mình, bà vừa làm vừa khóc. Bà tranh thủ làm xong việc, rồi mót chè vụn. Mấy tháng được mấy chục cân chè, bà mang về Hà Nội định bán kiếm lấy ít vốn sinh sống, thì lại bị lừa hết sạch.
Bà Phải nhớ lại, lúc tàu ở bên Gia Lâm chuẩn bị chạy sang ga Hàng Cỏ, bà Phải địu con đằng sau, hai tay cầm 2 bao chè to tướng lên tàu. Bà không biết đầu của con gái ngoẹo sang 1 bên, va vào thành tàu chảy máu, khóc thét.
Một người phụ nữ trạc tuổi chạy lại bảo xách giúp chè, để bà bồng con. Bà cứ tưởng người ta có lòng tốt giúp mình, liền cảm ơn và đưa 2 bao tải chè cho người phụ nữ ấy, rồi ôm lấy con vừa lau máu vừa dỗ dành. Nhưng đến lúc xuống ga Hàng Cỏ, thì không còn nhìn thấy “người tốt” ấy đâu nữa. Bà vừa khóc vừa hớt hải đi tìm.
Trong người không còn đồng bạc lẻ nào, tối đến bà nằm ôm con ở vỉa hè ga Hàng Cỏ. Cạnh đó có quán ăn, chủ quán thấy 2 mẹ con rách rưới tội nghiệp nên hết bữa lại mang thức ăn ra cho, lúc thì miếng cơm thừa, lúc thì ít cháo loãng.
Còn tiếp...
Thúy Hồng – Hải Minh
Bình luận