Giữa vùng đất "gái đẹp" Tuyên Quang có một bản làng không bao giờ xuất hiện bóng giai nhân bởi một lời nguyền truyền kiếp từ ngàn xưa vẫn còn linh nghiệm
Đó là một truyền thuyết kỳ lạ về mối quan hệ cha - con và kết cục bi thảm khi luân lý con người bị xâm phạm. Dấu tích xưa vẫn còn đó trong tín ngưỡng tâm linh của mỗi người khi đối diện với đỉnh Phù Tham Táng linh thiêng.
Nhiều người khẳng định giữa vùng đất "gái đẹp" Tuyên Quang có một bản làng không bao giờ xuất hiện bóng giai nhân bởi một lời nguyền truyền kiếp từ ngàn xưa vẫn còn linh nghiệm? Việc những người tìm kho báu bị lạc lối một cách khó hiểu giữa lưng chừng Phù Tham Tán càng khiến ngọn núi này thêm bí ẩn.
Sức hấp dẫn của câu chuyện đã thôi thúc phóng viên lên đường để tìm hiểu rõ thực hư.
Cả làng khô hạn vì cơn khát của người xưa
Đứng từ bản Né (Thanh Tương, Na Hang, Tuyên Quang), người ta có thể dễ dàng nhìn thấy đỉnh Phù Tham Táng đứng uy nghi, sừng sững giữa trời với ba cửa hang lớn như ba cánh cửa khổng lồ trổ ra từ một tòa cung điện nguy nga trong cổ tích. Tuy nhiên, tất cả người dân ở đây chỉ biết đứng từ xa mà chiêm ngưỡng tác phẩm điêu khắc tuyệt vời của tọa hóa chứ chưa ai từng một lần chinh phục đỉnh cao bí ẩn này.
Trước sự tò mò của vị khách phương xa, ông Hoàng Văn Hưng (Bí thư Đảng ủy xã Thanh Tương) cho biết: "Theo những gì tôi được nghe kể lại thì Phù Tham Táng gắn liền với bi kịch đẫm nước mắt của một người con gái tuyệt thế giai nhân".
Chuyện kể rằng, ở vùng đất Thanh Tương ngày nay, có một cô gái xấu xí sống với cha mẹ dưới chân núi Tham Táng. Sở dĩ gọi là Tham Táng vì trên ngọn núi có ba cửa hang lớn mà đứng từ xa có thể nhìn thấy giống như ba cái cửa sổ. (Tham có nghĩa là ba, Táng có nghĩa là cửa sổ. Tham Táng nghĩa là ba cửa sổ).
Một hôm, cô lên rừng kiếm củi, vừa lúc nghỉ chân bên suối, gặp dòng nước trong mát lạ lùng liền xuống tắm thỏa thuê. Không ngờ đó là một dòng nước tiên cho nên sau khi tắm xong, cô gái bỗng trở nên xinh đẹp không ai sánh bằng.
Người trong bản gọi cô là nàng Xinh Đẹp (còn gọi là nàng Tham Táng). ông bố thấy cô xinh quá nên nhất mực đòi lấy làm vợ. Cô gái sợ quá bỏ chạy vào rừng sâu, trốn trong một cái hang nằm trên đỉnh núi Tham Táng.
Những ngày sau đó, bà mẹ thường bí mật tiếp tế đồ ăn thức uống cho con gái đang trốn trong hang núi.
Thấy vợ thường lén lút lên rừng, ông chồng sinh nghi bèn theo dõi và biết được nơi ẩn náu của nàng Xinh Đẹp. Hôm sau, ông ta lừa cho vợ đi ăn đám cưới thật xa rồi nhân dịp đó đóng giả làm vợ mang đồ tiếp tế cho con. Đợi chờ đã lâu không thấy mẹ mang cơm, nàng Xinh Đẹp vừa đói, vừa khát bèn ra cửa hang đứng ngóng.
Thấy có bóng người dưới chân núi, tưởng mẹ mang cơm đến, nàng bèn thả dây để mẹ leo lên. Nhưng khi phát hiện đó không phải là mẹ mà chính là người cha mà mình đang trốn chạy, nàng sợ hãi chặt đứt luôn sợi dây, cắt đứt đường lên hang.
Đó là sợi dây kết bởi rễ cây rừng, là con đường duy nhất để lên hang cho nên từ đó trở đi, mẹ nàng không thể mang cơm lên cho con gái được nữa. Nàng khát quá, ngồi trên cửa hang nhìn ra sông ra suối để thỏa cơn khát. Ánh mắt nàng nhìn đến đâu, sông suối ở đó khô cạn đến đấy và trải bao tháng năm, đến tận ngày nay vẫn chưa có nước trở lại.
Nói về một khe sâu chạy dài dưới chân núi Tham Tán, ông Hưng nói: "Theo những gì tôi được nghe kể lại thì sau khi con gái chết, để câu chuyện đau lòng này không lặp lại trong đời sau, bà mẹ đã mang chiếc bát ăn cơm đập vỡ làm đôi dưới chân núi. Sau một tiếng động rung chuyển trời đất, nơi bà mẹ đã đập vỡ chiếc bát bị lún xuống tạo thành một khe sâu ngăn cách giữa núi Tham Táng với mạch đất của bản làng.
Cũng từ đó, ở nơi này, không bao giờ còn xảy ra chuyện đáng tiếc tương tự. Người dân sống an lành bên cạnh chứng tích xưa, nghe người già kể chuyện nàng Xinh Đẹp mà rút ra bài học để sống với nhau cho trọn nghĩa, vẹn tình. Nhưng những nơi đã từng bị khô hạn bởi cơn khát của nàng thì còn mãi đến tận bây giờ".
Vẫn biết rằng đây chỉ là một câu chuyện trong truyền thuyết nhưng ông Hưng khẳng định từ khi ông sinh ra đã thấy một vùng rộng lớn thuộc bản Né, từ núi Tham Táng kéo dài đến trụ sở UBND xã Thanh Tương thường bị khô hạn kéo dài trong khi các vùng xung quanh không khi nào thiếu nước đúng như những gì được người xưa kể lại.
Lời nguyền truyền kiếp từ hang "ba cửa"
Muốn được kiểm chứng câu chuyện thêm một lần nữa, phóng viên đã cùng anh Hoàng Văn Hoan (Phó chủ tịch xã Thanh Tương) tìm gặp cụ Hoàng Thị Nính (nguyên Bí thư hội Phụ nữ xã Thanh Tương, sinh năm 1943), một trong những người già uy tín nhất ở bản Né để hỏi chuyện về nàng Tham Táng. Phần lớn câu chuyện cụ Nính kể đều giống với sự chia sẻ của ông Hưng nhưng theo trí nhớ của một người già, cụ cho rằng người cha trong câu chuyện chỉ là cha dượng của cô gái.
Và ngoài việc làm khô hạn cả một vùng, trước khi chết, nàng Tham Táng còn nguyền rủa: "Cũng chỉ vì bỗng dưng phải trở thành một người con gái đẹp cho nên tôi mới phải chết khát trên đỉnh núi này. Từ nay về sau, làng này sẽ chỉ có gái xấu thôi! Tất cả những người có sắc đẹp sẽ phải chết như ta!".
Cụ Nính cho hay: "Không biết có phải vì lời nguyền ấy hay không nhưng xưa nay, vùng này chỉ có gái xấu thôi, không có ai xinh đẹp đâu. Đất Thanh Tương, hễ có ai xinh đều chết yểu hết, không sống được.
Cụ Nính còn kể mấy trường hợp về một số cô gái xinh đẹp ở bản bị chết non như em gái ông Phù, em gái bà Ngân...
Ngừng nhai trầu, cụ Nính lắc đầu, buông lời than thở: "Chỉ có xấu xí mới sống được bởi vì người ta đã có lời nguyền như vậy rồi, không khác được đâu!".
Theo lời kể của cụ Nính, trước đây đã từng có người cố trèo lên hang "ba cửa" (một cách gọi khác của hang Tham Táng) để tìm kho báu vì cho rằng đó là nơi cất giấu vàng bạc của các vị vua chúa đời xưa. Nhưng tất cả đều bị mất tích hoặc bỏ cuộc giữa chừng vì nói ví von như người xưa thì lên trời may ra còn có đường chứ lên hang Tham Táng thì không có đường nào mà lên.
Cụ Nính cho biết: "Cách đây ít năm, trong bản cũng có người tìm đường lên hang nhưng suýt bỏ mạng vì leo lên đến lưng chừng thì rơi vào cảnh tiến thoái lưỡng nan, lên cũng không được mà xuống cũng chẳng xong, cũng may thoát chết trở về".
Ngoài một số kẻ liều mạng, muốn thử vận may hoặc quá tò mò mà cố leo lên hang Tham Táng, không ai ở Thanh Tương dám nghĩ đến chuyện "bất khả thi" ấy. Cụ còn tiết lộ thêm, hầu hết những thầy cúng trong vùng muốn đi đâu làm lễ đều thành tâm khấn vái để "thỉnh" nàng Tham Táng hiện về chứng kiến.
Giới thầy cúng ở Thanh Tương cho rằng tên thật của nàng là Nông Thị Đào, bố mất sớm nên mẹ đi bước nữa. Vì nàng quá xinh đẹp nên cha dượng si mê, từ đó mới dẫn đến tấn bi kịch mà chứng tích của nó còn tồn tại đến tận ngày nay.
TheoDương Dung (Người đưa tin)
Đó là một truyền thuyết kỳ lạ về mối quan hệ cha - con và kết cục bi thảm khi luân lý con người bị xâm phạm. Dấu tích xưa vẫn còn đó trong tín ngưỡng tâm linh của mỗi người khi đối diện với đỉnh Phù Tham Táng linh thiêng.
Nhiều người khẳng định giữa vùng đất "gái đẹp" Tuyên Quang có một bản làng không bao giờ xuất hiện bóng giai nhân bởi một lời nguyền truyền kiếp từ ngàn xưa vẫn còn linh nghiệm? Việc những người tìm kho báu bị lạc lối một cách khó hiểu giữa lưng chừng Phù Tham Tán càng khiến ngọn núi này thêm bí ẩn.
Sức hấp dẫn của câu chuyện đã thôi thúc phóng viên lên đường để tìm hiểu rõ thực hư.
Cả làng khô hạn vì cơn khát của người xưa
Đứng từ bản Né (Thanh Tương, Na Hang, Tuyên Quang), người ta có thể dễ dàng nhìn thấy đỉnh Phù Tham Táng đứng uy nghi, sừng sững giữa trời với ba cửa hang lớn như ba cánh cửa khổng lồ trổ ra từ một tòa cung điện nguy nga trong cổ tích. Tuy nhiên, tất cả người dân ở đây chỉ biết đứng từ xa mà chiêm ngưỡng tác phẩm điêu khắc tuyệt vời của tọa hóa chứ chưa ai từng một lần chinh phục đỉnh cao bí ẩn này.
Trước sự tò mò của vị khách phương xa, ông Hoàng Văn Hưng (Bí thư Đảng ủy xã Thanh Tương) cho biết: "Theo những gì tôi được nghe kể lại thì Phù Tham Táng gắn liền với bi kịch đẫm nước mắt của một người con gái tuyệt thế giai nhân".
Chuyện kể rằng, ở vùng đất Thanh Tương ngày nay, có một cô gái xấu xí sống với cha mẹ dưới chân núi Tham Táng. Sở dĩ gọi là Tham Táng vì trên ngọn núi có ba cửa hang lớn mà đứng từ xa có thể nhìn thấy giống như ba cái cửa sổ. (Tham có nghĩa là ba, Táng có nghĩa là cửa sổ. Tham Táng nghĩa là ba cửa sổ).
Anh Hoan và ngọn Phù Tham Táng gắn với bi kịch gia đình. |
Người trong bản gọi cô là nàng Xinh Đẹp (còn gọi là nàng Tham Táng). ông bố thấy cô xinh quá nên nhất mực đòi lấy làm vợ. Cô gái sợ quá bỏ chạy vào rừng sâu, trốn trong một cái hang nằm trên đỉnh núi Tham Táng.
Những ngày sau đó, bà mẹ thường bí mật tiếp tế đồ ăn thức uống cho con gái đang trốn trong hang núi.
Thấy vợ thường lén lút lên rừng, ông chồng sinh nghi bèn theo dõi và biết được nơi ẩn náu của nàng Xinh Đẹp. Hôm sau, ông ta lừa cho vợ đi ăn đám cưới thật xa rồi nhân dịp đó đóng giả làm vợ mang đồ tiếp tế cho con. Đợi chờ đã lâu không thấy mẹ mang cơm, nàng Xinh Đẹp vừa đói, vừa khát bèn ra cửa hang đứng ngóng.
Thấy có bóng người dưới chân núi, tưởng mẹ mang cơm đến, nàng bèn thả dây để mẹ leo lên. Nhưng khi phát hiện đó không phải là mẹ mà chính là người cha mà mình đang trốn chạy, nàng sợ hãi chặt đứt luôn sợi dây, cắt đứt đường lên hang.
Đó là sợi dây kết bởi rễ cây rừng, là con đường duy nhất để lên hang cho nên từ đó trở đi, mẹ nàng không thể mang cơm lên cho con gái được nữa. Nàng khát quá, ngồi trên cửa hang nhìn ra sông ra suối để thỏa cơn khát. Ánh mắt nàng nhìn đến đâu, sông suối ở đó khô cạn đến đấy và trải bao tháng năm, đến tận ngày nay vẫn chưa có nước trở lại.
Nói về một khe sâu chạy dài dưới chân núi Tham Tán, ông Hưng nói: "Theo những gì tôi được nghe kể lại thì sau khi con gái chết, để câu chuyện đau lòng này không lặp lại trong đời sau, bà mẹ đã mang chiếc bát ăn cơm đập vỡ làm đôi dưới chân núi. Sau một tiếng động rung chuyển trời đất, nơi bà mẹ đã đập vỡ chiếc bát bị lún xuống tạo thành một khe sâu ngăn cách giữa núi Tham Táng với mạch đất của bản làng.
Cũng từ đó, ở nơi này, không bao giờ còn xảy ra chuyện đáng tiếc tương tự. Người dân sống an lành bên cạnh chứng tích xưa, nghe người già kể chuyện nàng Xinh Đẹp mà rút ra bài học để sống với nhau cho trọn nghĩa, vẹn tình. Nhưng những nơi đã từng bị khô hạn bởi cơn khát của nàng thì còn mãi đến tận bây giờ".
Vẫn biết rằng đây chỉ là một câu chuyện trong truyền thuyết nhưng ông Hưng khẳng định từ khi ông sinh ra đã thấy một vùng rộng lớn thuộc bản Né, từ núi Tham Táng kéo dài đến trụ sở UBND xã Thanh Tương thường bị khô hạn kéo dài trong khi các vùng xung quanh không khi nào thiếu nước đúng như những gì được người xưa kể lại.
Lời nguyền truyền kiếp từ hang "ba cửa"
Muốn được kiểm chứng câu chuyện thêm một lần nữa, phóng viên đã cùng anh Hoàng Văn Hoan (Phó chủ tịch xã Thanh Tương) tìm gặp cụ Hoàng Thị Nính (nguyên Bí thư hội Phụ nữ xã Thanh Tương, sinh năm 1943), một trong những người già uy tín nhất ở bản Né để hỏi chuyện về nàng Tham Táng. Phần lớn câu chuyện cụ Nính kể đều giống với sự chia sẻ của ông Hưng nhưng theo trí nhớ của một người già, cụ cho rằng người cha trong câu chuyện chỉ là cha dượng của cô gái.
Và ngoài việc làm khô hạn cả một vùng, trước khi chết, nàng Tham Táng còn nguyền rủa: "Cũng chỉ vì bỗng dưng phải trở thành một người con gái đẹp cho nên tôi mới phải chết khát trên đỉnh núi này. Từ nay về sau, làng này sẽ chỉ có gái xấu thôi! Tất cả những người có sắc đẹp sẽ phải chết như ta!".
Cụ Nính cho hay: "Không biết có phải vì lời nguyền ấy hay không nhưng xưa nay, vùng này chỉ có gái xấu thôi, không có ai xinh đẹp đâu. Đất Thanh Tương, hễ có ai xinh đều chết yểu hết, không sống được.
Cụ Nính đang kể chuyện về nàng Tham Táng. |
Ngừng nhai trầu, cụ Nính lắc đầu, buông lời than thở: "Chỉ có xấu xí mới sống được bởi vì người ta đã có lời nguyền như vậy rồi, không khác được đâu!".
Theo lời kể của cụ Nính, trước đây đã từng có người cố trèo lên hang "ba cửa" (một cách gọi khác của hang Tham Táng) để tìm kho báu vì cho rằng đó là nơi cất giấu vàng bạc của các vị vua chúa đời xưa. Nhưng tất cả đều bị mất tích hoặc bỏ cuộc giữa chừng vì nói ví von như người xưa thì lên trời may ra còn có đường chứ lên hang Tham Táng thì không có đường nào mà lên.
Cụ Nính cho biết: "Cách đây ít năm, trong bản cũng có người tìm đường lên hang nhưng suýt bỏ mạng vì leo lên đến lưng chừng thì rơi vào cảnh tiến thoái lưỡng nan, lên cũng không được mà xuống cũng chẳng xong, cũng may thoát chết trở về".
Ngoài một số kẻ liều mạng, muốn thử vận may hoặc quá tò mò mà cố leo lên hang Tham Táng, không ai ở Thanh Tương dám nghĩ đến chuyện "bất khả thi" ấy. Cụ còn tiết lộ thêm, hầu hết những thầy cúng trong vùng muốn đi đâu làm lễ đều thành tâm khấn vái để "thỉnh" nàng Tham Táng hiện về chứng kiến.
Giới thầy cúng ở Thanh Tương cho rằng tên thật của nàng là Nông Thị Đào, bố mất sớm nên mẹ đi bước nữa. Vì nàng quá xinh đẹp nên cha dượng si mê, từ đó mới dẫn đến tấn bi kịch mà chứng tích của nó còn tồn tại đến tận ngày nay.
TheoDương Dung (Người đưa tin)
Bình luận