Mô hình win-win khi “bắt tay với người khổng lồ”
Tại Việt Nam, đầu tư kinh doanh nhượng quyền là khái niệm không còn xa lạ, tuy nhiên chủ yếu ở lĩnh vực F&B, thời trang, bán lẻ, nội thất và tiêu dùng. Thông tin về mô hình trạm sạc nhượng quyền do Công ty Cổ phần Phát triển Trạm sạc Toàn cầu V-GREEN là đơn vị đầu tiên triển khai thu hút sự quan tâm của nhiều người đầu tư khi nhìn thấy hướng kinh doanh mới đầy tiềm năng.
Anh Lê Minh (kinh doanh bãi gửi xe tại Long Biên, Hà Nội) chia sẻ, ngay trong sáng 5/9, anh đã liên lạc với V-GREEN để tìm hiểu kỹ về mô hình trạm sạc nhượng quyền độc đáo này.
“V-GREEN cam kết đồng hành, chia sẻ doanh thu ở mức cố định 750 đồng cho mỗi 1 kWh điện sạc cho các đối tác trong vòng tối thiểu 10 năm, ngoài ra công ty cũng cam kết đền bù nếu dừng kinh doanh trước hạn cam kết. Đây là những điều khoản ưu đãi đặc biệt để những đơn vị nhỏ như tôi vừa có nguồn thu ổn định vừa yên tâm về tài chính trong tương lai”, anh Minh nói.
Theo anh Minh phân tích, trạm sạc nhượng quyền là bài toán “win - win” cho 2 phía: đơn vị nhượng quyền và nhà đầu tư. Đặc biệt, việc “bắt tay với người khổng lồ” là một sự đảm bảo lớn trong thương vụ hợp tác này, bởi V-GREEN là công ty phát triển trạm sạc toàn cầu được thành lập bởi ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup.
Hiện nay, công ty đang sở hữu mạng lưới trạm sạc ô tô và xe máy điện lớn nhất tại Việt Nam với quy hoạch 150.000 cổng sạc tại tất cả 63 tỉnh thành.
“Đối với người làm kinh doanh thì uy tín và tiềm lực của đối tác rất quan trọng. Hợp tác cùng V-GREEN, tôi chỉ cần đầu tư thêm trang thiết bị và cơ sở hạ tầng đảm bảo cho việc vận hành trạm sạc, cũng không cần chi trả thêm phí nhượng quyền như với các mô hình kinh doanh tương tự.
Trong khi đó, công ty sẽ hỗ trợ toàn bộ từ công nghệ quản lý vận hành, quản lý thu chi, bảo trì bảo dưỡng, marketing... thật sự là không có gì phải lo nghĩ”, anh Minh khẳng định. Với những điểm lợi ấy, anh Minh cho biết, anh đã trở thành một trong những người đăng ký sớm nhất với V-GREEN.
Khai mở mô hình kinh doanh nhượng quyền bền vững
Trên thực tế, theo tính toán của nhiều chủ mặt bằng, doanh thu nhận được sẽ không chỉ dừng lại ở 750 đồng cho mỗi 1 kWh điện sạc bởi còn có thể thu lợi từ các dịch vụ giá trị gia tăng cho chủ xe điện như chăm sóc xe, vui chơi, giải trí… trong thời gian chờ sạc.
Chị Ngọc Mai (kinh doanh quán cà phê tại Mỹ Đình, Hà Nội), một trong những doanh nghiệp đầu tiên đăng ký hợp tác cùng V-GREEN, cho biết, ngoài việc kinh doanh trạm sạc nhượng quyền, chị còn có thể mở rộng tệp khách hàng cho quán cà phê của mình, đây là lợi ích về lâu dài mà chị hướng đến.
“Trong lúc chờ sạc xe, người dùng sẽ có xu hướng sử dụng các dịch vụ gia tăng của trạm sạc. Sự kết hợp giữa trạm sạc và các dịch vụ như quán cà phê, nhà hàng, bãi gửi xe, siêu thị... đem lại sự thuận tiện cho mọi người. Trong lúc mua sắm hay ăn uống, khách hàng có thể tranh thủ sạc luôn xe của mình hoặc ngược lại”, chị Ngọc Mai nhận định.
Chuyển dịch sang sử dụng các phương tiện giao thông chạy bằng điện là xu hướng đang diễn ra mạnh mẽ tại Việt Nam. Trong nửa đầu năm 2024, doanh số của xe ô tô VinFast tại Việt Nam đạt khoảng 20.000 xe, thuộc top những hãng bán chạy nhất thị trường Việt.
So với cùng kỳ năm ngoái, đây là mức tăng trưởng ấn tượng. Ngoài ra, doanh số của hãng xe Việt trong năm tới dự kiến đạt 300.000 ô tô và 1 triệu xe máy điện. Vì thế, lượng khách hàng tiềm năng sử dụng hệ thống trạm sạc trong mạng lưới nhượng quyền của V-GREEN là rất lớn.
Mở ra một cơ hội kinh doanh mới và gia tăng nguồn thu nhập bền vững cho các doanh nghiệp nhỏ, hộ gia đình… thông qua việc chia sẻ lợi ích và tài nguyên, mô hình hợp tác này được dự đoán sẽ nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của các chủ sở hữu mặt bằng trên toàn quốc.
Nhìn rộng ra, động thái mới phát triển trạm sạc nhượng quyền của V-GREEN được giới quan sát đánh giá là một bước đi cần thiết để đẩy nhanh hơn nữa quá trình phủ xanh trạm sạc xe điện trên khắp Việt Nam, đem đến lợi ích tốt nhất cho khách hàng, từ đó, giúp người dân có thêm động lực chuyển đổi sang xe điện.
Bình luận