Ở Bình Dương, không chỉ đang đình đám vụ ông Huỳnh Uy Dũng kiện ông chủ tịch UBND tỉnh, mà người hâm mộ bóng đá cũng đang quan tâm đến việc cầu thủ Chí Công kiện luôn công ty CP Thể thao — bóng đá Bình Dương.
Thật ra, việc các cầu thủ kiện tụng, đòi các câu lạc bộ thực hiện nghĩa vụ về chuyện tiền nong không ít. Trước Chí Công, Huỳnh Kesley cũng đã đòi kiện đội bóng Sài Gòn Xuân Thành (SGXT), trước Huỳnh Kesley là Thanh Trung... Thế nhưng, tất cả các vụ việc đòi kiện ra tận toà kia cuối cùng đều chỉ dừng lại ở mức doạ nhau là chính, mọi việc cuối cùng đều dừng lại bằng cách hai bên cùng ngồi lại thương thảo.
Như vụ Huỳnh Kesley kiện SGXT đòi tiền công lên đến 29.000 USD và 76,9 triệu đồng. VFF sau đó cũng phán quyết rằng SGXT sẽ phải thực hiện nghĩa vụ trả đủ số tiền trên cho Kesley.
Thế nhưng, khi kế toán SGXT công bố rằng, số tiền lót tay của Kesley lên đến 800.000 USD, như vậy Kesley đang nợ thuế thu nhập không thường xuyên lên đến 5 tỉ đồng, sự việc ngay lập tức “chìm xuồng”.
Kesley chấp nhận đàm phán với SGXT và mức tiền công anh nhận được cuối cùng chỉ là 20.000 USD, nhỏ hơn nhiều so với số tiền mà Kesley được VFF xác nhận được lãnh, đương nhiên nó cũng nhỏ hơn rất nhiều lần so với số tiền mà SGXT doạ sẽ truy thu thuế với tiền chuyển nhượng mà họ đã đưa cho Kesley.
Quay trở lại chuyện Chí Công kiện đội bóng Bình Dương ra toà để đòi Bình Dương phải trả nốt số tiền lót tay mùa bóng 2014, dù họ đã sa thải cầu thủ này. Khoan nói chuyện đúng sai bởi đó là điều mà toà án Bình Dương, nơi Chí Công nộp đơn kiện sẽ phán xét.
Chỉ thấy rằng, trong bản hợp đồng mà Chí Công ký kết với đội bóng được công khai trên khắp các mặt báo, hoàn toàn không có dòng nào, mục nào ghi rằng Chí Công phải nộp thuế hay nơi chi tiền lót tay, tức đội bóng phải nộp khoản thuế trên số tiền 9 tỉ đồng cho ba mùa bóng của Chí Công.
Trên thực tế, ở hai năm đầu, Chí Công đã được Bình Dương xác nhận lãnh đủ số tiền lót tay được ghi trong hợp đồng. Tương tự như Chí Công, có rất nhiều bản hợp đồng khác, đặc biệt là các cầu thủ ngoại lên đến hàng trăm ngàn USD cũng chỉ quy định về số tiền thuế phải nộp dựa trên khoản lương hàng tháng, còn khoản “lót tay” số tiền lớn hơn rất nhiều đều không liên quan gì đến... thuế.
Đơn giản vì các câu lạc bộ cho rằng: “khoản lót tay thì chẳng ông thuế, ông nhà nước nào biết. Mà các cầu thủ, đội bóng cũng đâu có dại trưng ra hợp đồng”.
Thật ra, chuyện tiền lót tay của bóng đá Việt Nam vốn đã bị nhận định là “rất tiêu cực” như lời ông tổng giám đốc VPF kiêm phó chủ tịch VFF, Phạm Ngọc Viễn. Thế nhưng, bấy lâu nay, cho dù kêu gọi kiểu gì thì chuyện “tiền lót tay” vẫn tiếp diễn bởi, nhiều câu lạc bộ vẫn coi đó là cách “câu” cầu thủ tốt nhất.
Điển hình cho vụ việc này lại vẫn là Bình Dương. Chỉ riêng mùa bóng này, họ đã chi gần 40 tỉ đồng tiền lót tay để lấy về gần nửa đội hình, chỉ riêng Trọng Hoàng đã được định giá 7 tỉ đồng /ba mùa bóng.
Rõ ràng, trước mỗi mùa bóng, con số hàng trăm tỉ đồng từ các đội bóng ở cả V-league, hạng nhất... chảy ngược, chảy xuôi trong thị trường chuyển nhượng dưới tên gọi đầy “mỹ miều” là “tiền lót tay” đang bị ngành thuế ngó lơ, trong khi những khoản thuế nhỏ như lương người lao động hàng tháng vài triệu lại được cân nhắc rất kỹ là nên thu bao nhiêu, thu thế nào.
Nhưng, có vẻ như nhờ vụ kiện này, người ta chợt nhận ra, có một khoản thuế rất lớn đang bị thất thoát.
Thật ra, việc các cầu thủ kiện tụng, đòi các câu lạc bộ thực hiện nghĩa vụ về chuyện tiền nong không ít. Trước Chí Công, Huỳnh Kesley cũng đã đòi kiện đội bóng Sài Gòn Xuân Thành (SGXT), trước Huỳnh Kesley là Thanh Trung... Thế nhưng, tất cả các vụ việc đòi kiện ra tận toà kia cuối cùng đều chỉ dừng lại ở mức doạ nhau là chính, mọi việc cuối cùng đều dừng lại bằng cách hai bên cùng ngồi lại thương thảo.
Như vụ Huỳnh Kesley kiện SGXT đòi tiền công lên đến 29.000 USD và 76,9 triệu đồng. VFF sau đó cũng phán quyết rằng SGXT sẽ phải thực hiện nghĩa vụ trả đủ số tiền trên cho Kesley.
Những khoản tiền lót tay hàng tỷ đồng cho các cầu thủ đều đã bị trốn thuế? |
Thế nhưng, khi kế toán SGXT công bố rằng, số tiền lót tay của Kesley lên đến 800.000 USD, như vậy Kesley đang nợ thuế thu nhập không thường xuyên lên đến 5 tỉ đồng, sự việc ngay lập tức “chìm xuồng”.
Kesley chấp nhận đàm phán với SGXT và mức tiền công anh nhận được cuối cùng chỉ là 20.000 USD, nhỏ hơn nhiều so với số tiền mà Kesley được VFF xác nhận được lãnh, đương nhiên nó cũng nhỏ hơn rất nhiều lần so với số tiền mà SGXT doạ sẽ truy thu thuế với tiền chuyển nhượng mà họ đã đưa cho Kesley.
Quay trở lại chuyện Chí Công kiện đội bóng Bình Dương ra toà để đòi Bình Dương phải trả nốt số tiền lót tay mùa bóng 2014, dù họ đã sa thải cầu thủ này. Khoan nói chuyện đúng sai bởi đó là điều mà toà án Bình Dương, nơi Chí Công nộp đơn kiện sẽ phán xét.
Chỉ thấy rằng, trong bản hợp đồng mà Chí Công ký kết với đội bóng được công khai trên khắp các mặt báo, hoàn toàn không có dòng nào, mục nào ghi rằng Chí Công phải nộp thuế hay nơi chi tiền lót tay, tức đội bóng phải nộp khoản thuế trên số tiền 9 tỉ đồng cho ba mùa bóng của Chí Công.
Chí Công nhận trung bình 7 triệu đồng cho 1 phút thi đấu |
Trên thực tế, ở hai năm đầu, Chí Công đã được Bình Dương xác nhận lãnh đủ số tiền lót tay được ghi trong hợp đồng. Tương tự như Chí Công, có rất nhiều bản hợp đồng khác, đặc biệt là các cầu thủ ngoại lên đến hàng trăm ngàn USD cũng chỉ quy định về số tiền thuế phải nộp dựa trên khoản lương hàng tháng, còn khoản “lót tay” số tiền lớn hơn rất nhiều đều không liên quan gì đến... thuế.
Đơn giản vì các câu lạc bộ cho rằng: “khoản lót tay thì chẳng ông thuế, ông nhà nước nào biết. Mà các cầu thủ, đội bóng cũng đâu có dại trưng ra hợp đồng”.
Thật ra, chuyện tiền lót tay của bóng đá Việt Nam vốn đã bị nhận định là “rất tiêu cực” như lời ông tổng giám đốc VPF kiêm phó chủ tịch VFF, Phạm Ngọc Viễn. Thế nhưng, bấy lâu nay, cho dù kêu gọi kiểu gì thì chuyện “tiền lót tay” vẫn tiếp diễn bởi, nhiều câu lạc bộ vẫn coi đó là cách “câu” cầu thủ tốt nhất.
Điển hình cho vụ việc này lại vẫn là Bình Dương. Chỉ riêng mùa bóng này, họ đã chi gần 40 tỉ đồng tiền lót tay để lấy về gần nửa đội hình, chỉ riêng Trọng Hoàng đã được định giá 7 tỉ đồng /ba mùa bóng.
Rõ ràng, trước mỗi mùa bóng, con số hàng trăm tỉ đồng từ các đội bóng ở cả V-league, hạng nhất... chảy ngược, chảy xuôi trong thị trường chuyển nhượng dưới tên gọi đầy “mỹ miều” là “tiền lót tay” đang bị ngành thuế ngó lơ, trong khi những khoản thuế nhỏ như lương người lao động hàng tháng vài triệu lại được cân nhắc rất kỹ là nên thu bao nhiêu, thu thế nào.
Theo SGTT
Bình luận