Viên báu vật này là mơ ước không chỉ của những người quyền thế mà cả những kẻ nghèo hèn cũng mong đổi đời. Nó đã khiến không biết bao nhiêu người mất mạng hòng đoạt được.
Nhưng kẻ đoạt được cũng chẳng hay ho gì, nổi tiếng nhất chính là Hoàng Gia Anh. Mọi tai hoạ của Hoàng tộc vương quốc Anh đều được cho là từ viên Koh-i-Noor mà ra. Hiện giờ, nó được đem ra trưng bày cho khách du lịch tới thăm tháp London.
Ấy thế mà, sức hấp dẫn cuốn hút của nó chưa bao giờ tắt kể cả khi nó mang đến "vận đen". Chính phủ các nước Ấn Độ, Pakistan, Iran và Afghanistan liên tục bày tỏ ý muốn đòi lại viên báu vật mà ai cũng nhận là của mình này.
Ngay từ khi được tìm thấy, viên Koh-i-Noor đã gián tiếp gây ra sự sụp đổ của triều đại Kakatiya. Sự thịnh vượng của Kakatiya, đặc biệt là viên ngọc quý Koh-i-Noor luôn khiến gia đình nhà Alauddin thèm khát. Tất thảy đều nghĩ rằng, dù có phải đổ máu, mất mạng thì ước nguyện lớn nhất là sở hữu viên ngọc quý. “Có ngọc quý là có được cả thiên hạ” khiến những người giàu có, quyền thế, thậm chí cả một vương quốc thèm khát.
Vậy là Alauddin đem quân đánh Kakatiya. Quốc vương Alauddin đã cử tướng Malik Kafur ra trận yêu cầu ông hoặc là chết nơi chiến trường hoặc phải mang được viên ngọc quý về. Ròng rã một tháng trời, Malik Kafur hy sinh gần hết binh sĩ của mình để khuất phục Kakatiya. Viên ngọc quý Koh-i-Noor với hơn 20 nghìn con ngựa và 100 con voi trở thành chiến lợi phẩm dành tặng quốc vương Alauddin. Triều đại Kakatiya sụp đổ. Những người còn sống sót thì tha phương cầu thực. Nhưng vĩnh viễn, vương quốc giàu có thịnh vượng Kakatiya thì biến mất.
Nhưng Alauddin cũng chẳng tồn tại được lâu. Cứ thế triền miên những cuộc chiến tranh mà mục đích cuối cùng của những cuộc tắm máu ấy là giành giật Koh-i-Noor. Lại nói về nước Anh, quốc gia đang sở hữu Koh-i-Noor lúc này, họ cũng đã có những cuộc tắm máu không khoan nhượng với người Sikh để có được viên kim cương đắt giá nhất thế giới.
170 năm trước, 10 nghìn binh sĩ Anh và người Sikh đã tử trận trong cuộc chiến giành giật Koh-i-Noor về cho nữ hoàng Anh. Người Sikh lúc đó dù có lực lượng quân tinh nhuệ không kém lính Anh với 45 nghìn lính bộ binh và 26 nghìn kị binh. Nhưng quân của nữ hoàng Anh đã tận dụng và lôi kéo cả những quốc gia khác vào cuộc chiến giành ngọc gồm Ấn Độ, Iran.
Đóng vai trò lớn trong việc cướp được viên kim cương quý chính là vị tướng Hugh Gough (người sau này được nữ hoàng Anh phong tước Sir). Ông là người mang hai dòng máu Anh và Ireland, tinh thần thép, uy nghi, lẫm liệt. Ông ra trận với một chiếc áo choàng trắng và vòng quấn trên đầu. Binh lính mô tả ông giống như một con sư tử.
Trong trận chiến đầu tiên ngay trước giáng sinh năm 1945, ông lùa binh sĩ vào thẳng doanh trại của quân Sikh tạo ra một cuộc tắm máu vô tiền khoáng hậu. Giới quân sự đánh giá hành động của Hugh Gough là liều lĩnh và “nướng quân” bởi chẳng có một kế sách nào được triển khai.
Hugh chỉ đơn giản là đem theo quân lính xông thẳng vào quân địch đánh một trận sống còn. 1000 binh sĩ tử nạn và doanh trại quân địch cũng tan đàn xẻ nghé.
Sự hung hãn, liều lĩnh của Hugh Gough khiến quân lính của người Sikh run sợ. Người Sikh co về thế phòng thủ. Họ coi tướng Hugh là một kẻ có cái đầu ngu ngốc và chẳng coi mạng sống của binh lính ra gì. Hugh Gough cứ thế đem quân đi “nướng” và càn quét. Hết quân lại có thêm tiếp viện, bao nhiêu cũng đủ.
Một buổi tối mùa đông, quân của Hugh Gough tiến thẳng vào giữa kinh thành Punjab, lao thẳng vào giữa làn đạn, lưỡi gươm của người Sikh. Binh lính Anh đuộc mô tả là chiến đấu như những con quỷ dữ. Những loạt đại bác bắn thẳng vào đám đông bất chấp quân mình hay quân ta.
2.000 lính Anh thiệt mạng nhưng đổi lại là 10 nghìn lính Sikh tử trận. Nhưng người Sikh không đầu hàng. Họ cứ chiến đấu dai dẳng bất chấp Hugh đã lùa được quân vào tới tận Lahore thành công.
Cuộc tranh chấp kéo dài thêm 2 - 3 năm cho tới khi người Anh thì vẫn giữ thái độ hung hăng còn người Sikh thì có vẻ đã mệt mỏi. Kết thúc của cuộc chiến dai dẳng và đẫm máu ấy là viên kim cương Koh-i-Noor được chuyển từ Maharajah (Lahore) tới London.
Tháng 12/1849, viên kim cương được bảo vệ kĩ càng với rất nhiều binh lính rời Ấn Độ sang Anh trong một đêm giông tố bão bùng. Hoàng gia Anh chính thức sở hữu viên kim cương quý. Nhưng họ cũng không hề có một cuộc sống bình an. Những vụ việc đau lòng bao gồm cả tai nạn của công nương Diana xảy ra.
Lời nguyền từ viên ngọc quý được tắm máu sẽ đem đến vận rủi cho bất cứ ai sở hữu nó không làm cho mọi người khiếp sợ. Nó được đính trên vương miện của nữ hoàng Victoria, sau đó là Queen Mary và hiện tại nó ngự trị trên vương miện Queen Mother dù kích thước của nó đã được thay đổi nhỏ đi khá nhiều.
Năm 2013, trong chuyến thăm Ấn Độ, thủ tướng Anh David Cameron một lần nữa tái khẳng định viên kim cương thuộc về vương quốc Anh và họ không có ý niệm về sự “trở lại” của viên kim cương tới bất cứ đâu.
170 năm sau cuộc chiến, năm 2016, các quốc gia ở quanh Ấn Độ bao gồm cả Iran lẫn phiến quân Taliban lại bất ngờ lên tiếng đòi lại viên kim cương.
Dù chưa có hành động nào cụ thể nhưng không loại trừ, lời nguyền của viên Koh-i-Noor sẽ lại gây ra một cuộc chiến đẫm máu mới để tranh giành thứ tà vật hơn là báu vật kia.
Tương truyền, viên kim cương Koh-i-Noor được coi là to và rực rỡ nhất thế giới đến thời điểm này được tìm thấy gần thành phố Hyderabad (Ấn Độ) khoảng thế kỷ thứ 13. Viên kim cương này nặng 158,6g và được sở hữu đầu tiên bởi triều đại Kakatiya. Viên kim cương quý giá, được coi là “Viên ngọc hoàng gia” này đã qua tay biết bao chủ nhân giàu có, quyền thế trong suốt hàng trăm năm qua trước khi “an toạ” bởi Nữ hoàng Anh từ năm 1849. Đến năm 1852, Thái tử Albert, chồng của Nữ hoàng Anh lúc bấy giờ cảm thấy khó chịu với viên ngọc hoàng gia bèn cho cắt nhỏ khiến viên kim cương giảm đi giá trị khá nhiều.
Nguồn: Tuổi trẻ đời sống
Bình luận