Không chỉ được dùng để chế biến món ăn, theo Đông y, quả trám còn có thể chữa nhiều bệnh như viêm họng, sâu răng, đau đầu. Dưới đây là những tác dụng của quả trám ít người biết.
Tổng quan về quả trám
Bài viết của BS Phó Thuần Hương trên Báo Sức khoẻ & Đời sống cho biết, quả trám còn có tên gián quả, thanh quả (miền Trung gọi Mác cơm và cà ná ở miền Nam).
Trám gồm hai loại: trám trắng (Canarium album Raeusch), còn gọi trám xanh và trám đen (Canarium nigrum Engl) còn gọi cây bùi màu tím thẫm. Quả trám được chế biến thành mứt, ô mai, trám muối, thịt kho trám, cá kho trám.
Trong Đông y, trám là vị thuốc trị nhiều bệnh, đặc biệt là bệnh đường hô hấp.
Cùi trám chứa đạm, béo, đường, vitamin đặc biệt là vitamin C, B1, PP; chất xơ; các chất khoáng như canxi, sắt, kẽm, photpho, kali, magie, carroten, axit folic và các axit hữu cơ.
Một số bài thuốc chữa bệnh từ quả trám
Trên báo VietNamNet, Lương y Bùi Đắc Sáng, Hội Đông y Hà Nội chia sẻ một số bài thuốc chữa bệnh từ quả trám như sau:
1. Trám chín dùng với mật ong đun lên cô đặc lại ngâm để chữa viêm họng, khàn tiếng rất tốt.
2. Chữa hóc xương cá nhỏ: Bạn lấy quả trám giã rồi vắt lấy nước cốt uống hoặc sắc lên uống hoặc lấy hạt quả trám, đốt tồn tính, rễ cây đậu ván trắng thái nhỏ. Cả hai tán thành bột mịn, trộn đều, mỗi lần uống 4-6g.
3. Chữa da nứt nẻ do hanh khô, lạnh: Lấy quá trám đốt tồn tính rồi trộn với dầu mè thoa lên vùng da khô nứt.
4. Chữa môi lở đau không ăn được: Đốt tồn tính trám trộn với mỡ lợn bôi.
5. Chữa sâu răng, đau răng: Đốt tồn tính trám nghiền nát trộn với dầu xạ hương nhét vào phần răng sâu, đau.
6. Hỗ trợ điều trị viêm tắc mạch máu: Nấu hoặc luộc lấy cùi ăn (bỏ hạt) và phần nước dùng để uống hàng ngày rất tốt cho người bị viêm tắc mạch máu. Kiên trì áp dụng trong thời gian dài để đạt được hiệu quả cao nhất.
7. Trị đau đầu: Sử dụng 10 quả trám, tô tử 10g, hành hoa 10g, gừng tươi 10g. Sắc với 1,5 lít nước đến khi cạn còn 500ml, chia đều 3 bữa, uống khi còn ấm có tác dụng trị đau đầu. Áp dụng trong 3-5 ngày, trị bệnh đau đầu được dứt điểm.
8. Giải nhiệt, thanh phế, lợi hầu họng: Trám bỏ hạt 10 quả, mã thầy 150g, ngó sen tươi 120g, gừng tươi 6g cho vào máy ép, ép lấy nước, uống đều 2 bữa sau bữa ăn 30 phút có tác dụng giải nhiệt, thanh phế, lợi cho hầu họng.
9. Chữa ho gà, ho do cảm lạnh: Lấy 10 quả trám và đường phèn, sắc cùng 1 lít nước, có thể thêm đường phèn, uống khi còn ấm, 2 bữa sáng- tối sau bữa ăn 30 phút. Kiên trì áp dụng trong 7-10 ngày để trị bệnh được triệt để.
10. Chữa chứng miệng lở, nhiệt: Lấy 50 quả trám đốt thành than, tán thành bột mịn bôi lên vùng miệng bị nhiệt. Kết hợp với uống nước quả trám luộc để đạt được hiệu quả như ý.
11. Trị đau nhức xương khớp: Cạo bỏ vỏ lớp sần bên ngoài quả trám, rửa sạch, cắt lát, sắc cùng 1 lít nước đến khi còn 1 nửa, chia uống 3 lần sau bữa ăn 30 phút có tác dụng điều trị bệnh đau nhức xương hiệu quả.
12. Giải rượu: Lấy 12 quả trám và ít phèn chua, dùng nước lạnh rửa sạch trám, lấy dao khía trên mỗi quả 4-5 đường rồi nhét phèn vào những vết khía, nhai nhỏ nuốt dần để giải rượu, hoặc trám tươi (10 quả) sắc lấy nước uống.
Lưu ý: Quả trám có tính bình, không độc nên hầu như không phải kiêng kị, chỉ cần dùng đúng liều lượng để trị bệnh được hiệu quả nhất. Ngoài ra, quả trám giàu protein, bạn cũng không nên ăn quá nhiều tránh tăng cân.
Bình luận