(VTC News) - Mặc dù chuyện trộm sâm rất thời sự, nhưng lại không căng thẳng, hại não bằng… chuột.
Kỳ 4 (kỳ cuối): Chuyện về loài chuột sâm
Tôi từng được nghe đại gia sâm Ngọc Linh Nguyễn Thanh Tuyền kể một câu chuyện liêu trai, thú vị.
Chuyện rằng, một lần, anh mang chai rượu sâm đến tặng một "dị nhân" ẩn tu, mà anh coi là bậc thầy về tâm linh. Dù chưa bao giờ đặt chân đến Ngọc Linh, cũng chẳng nghiên cứu về cây sâm bao giờ, song khi nhấp chén rượu, ông mô tả tỉ mỉ hình thù cành, lá cây sâm đó, vị trí cây sâm mọc, những quang cảnh xung quanh. Thậm chí, ông còn khẳng định rằng, con chuột nhỏ xíu, bấu trên lá cây sâm mảnh khảnh đã xơi hết hạt, sau đó chén cả một phần của củ sâm mà anh Tuyền đem ngâm rượu.
Đó là lần đầu tiên anh Tuyền nghe đến chuyện chuột gặm củ sâm. Sâm vốn đắng, nên chẳng ai nghĩ loài chuột lại thích nhấm nháp thứ củ này. Anh Tuyền vốn chỉ chơi sâm, không trồng trọt, đào bới, nên cũng chưa từng biết về loài chuột này.
Nghe ông thầy nói vậy, anh về kiểm tra bình rượu ngâm củ sâm mà anh chiết ra tặng thầy, thì quả thực thấy đốt đầu củ sâm bị lõm vào, đúng là vết con vật gặm nhấm. Sau này, anh Tuyền vào xã Trà Linh tìm hiểu, thì quả thực có loài chuột ăn sâm.
Loài chuột ăn sâm ở núi Ngọc Linh nhỏ xíu, chỉ bằng ngón tay người lớn. Dân Xê Đăng gọi chúng là chuột sâm. Giống chuột nhắt này rất nhanh nhẹn, bật nhảy tanh tách như châu chấu.
Đồng bào phải vác những cuộn tôn vào rừng, bọc lấy những luống sâm. Bẫy chuột giăng mắc khắp ngả. Dù tường cao, nhưng bọn chuột vẫn vào được. Chúng trèo lên những cây cao, rồi nhảy phóc qua tường tôn vào vườn sâm.
Khi đã lọt vào vườn sâm, ăn sâm ễnh bụng, béo ú, thì không tìm được lối ra. Đêm xuống, đồng bào Xê Đăng đi tuần, soi đèn loang loáng để phát hiện chuột.
Ngoài đặt bẫy, thì đồng bào Xê Đăng dùng cung tên để bắn chuột. Suốt đời bắn chuột, nên hầu hết đàn ông Xê Đăng đều là những cung thủ đỉnh cao. Thanh niên Xê Đăng có thể bắn trúng con chuột bằng quả cau ở khoảng cách cả chục mét. Thậm chí, họ còn trổ tài bằng cách bắt trúng chuột khi chúng đang nhảy trên không trung (?!).
Bọn chuột dễ bắt nhất khi chúng đang chén sâm ễnh bụng. Mùa sâm ra quả, chúng trèo lên ngọn cây để ăn quả, thì dễ phát hiện, nhưng đến tháng 10, sâm rụng lá, lụi cây, chúng đào củ dưới lòng đất để ăn, thì khó phát hiện hơn.
Đồng bào phải đi dọc luống sâm để kiểm tra. Nếu phát hiện ở gốc sâm có lỗ nhỏ, thì đích thị do chuột đào. Nếu chúng đang chén sâm, thì chỉ việc bịt lỗ, móc tay xuống một chút là tóm sống chuột.
Theo anh Hồ Văn Bút, hầu như đêm nào nhóm của anh cũng tóm được cả chục tên chuột sâm. Chuột sâm là đặc sản của người Xê Đăng. Khách phương xa phải đặc biệt quý mới được ăn món này.
Cách ăn chuột thì quả thực… dựng tóc gáy. Bắt được chuột, người ta nhúng vào nước sôi, tuốt bỏ lông, bỏ phần mõm có răng, bỏ móng chân, rồi không cần mổ bụng mà thả nguyên con vào chiên giòn, hoặc xiên vào thanh tre nướng, rồi ăn nguyên con, ăn tất cả lòng phèo, ruột gan chuột.
Vì con chuột sâm chỉ bằng quả cau, nên mỗi con chỉ được nhõn một miếng. Loài chuột này không ăn gì khác ngoài sâm Ngọc Linh, nên chúng cực kỳ sạch. Nhai con chuột, mà còn thấy vị đắng, thơm mát của sâm. Thứ linh khí trời đất ngấm vào máu thịt chuột, đọng lại trong bộ lòng chuột, tạo ra một món ăn tuyệt vời.
Người Trung Quốc, người Campuchia nuôi chuột bằng sâm. Khi chuột mẹ đẻ ra chuột con, thì họ bắt luôn con chuột đỏ hỏn sống nguây nguẩy cho vào miệng nhai. Món đó gọi là sâm thử. Cách ăn chuột sâm của người Xê Đăng bằng nướng, rán còn sạch sẽ, vệ sinh và đỡ kinh dị hơn.
Theo Phó bí thư Đảng ủy Hồ Văn Bút, thì thủ phạm trộm sâm nhiều nhất chính là bọn chuột. Những củ sâm trồng chục năm tuổi, giá cả trăm triệu đồng một kg, chúng rỉa vài bữa thì chỉ hết cả lá lẫn củ.
Để đối phó với bọn chuột sâm, vào cuối mùa thu, nhiều khi phải đánh bồng củ sâm già, quý hiếm, đem vào trong lán để. Đến mùa nảy cây, thì lại đem cái bồng đó ra đặt vào luống. Bồng phải to bằng cái thúng, để không ảnh hưởng đến rễ. Khi sâm mọc cây, thì dễ quản lý hơn. Bọn chuột ăn lá, là bị phát hiện và bị tiêu diệt. Củ nằm dưới đất, chúng mò đến ăn lúc nào, cũng khó quan sát. Có nhà hàng vài chục ngàn gốc sâm, thì việc trông chuột thực sự vô cùng nan giải.
Tôi thắc mắc, vì sao không đem cả đàn mèo lên vườn sâm để đuổi bọn chuột, thì nhận được câu trả lời rằng, loài mèo không thích hợp với núi Ngọc Linh, nên cứ héo hon, rồi chết.
Đã có nhiều phương án diệt chuột được đưa ra, trong đó có cả phương án dùng bả thuốc, nhưng không hiệu quả. Đơn giản là vì, để diệt được giống chuột này, thì phải lấy sâm làm mồi rồi tẩm độc! Phương pháp này không chỉ quá tốn kém, mà còn bị phản đối, bởi đất trồng sâm phải tuyệt đối sạch, trong lành, nên không có thứ hóa chất, ô nhiễm nào được phép mang nên núi.
Theo nguyên Bí thư Đảng ủy Hồ Văn Phong, thì mỗi năm đàn chuột ở núi Ngọc Linh gây thiệt hại cho bà con hàng chục tỷ đồng. Từ xưa đến nay, chúng gặm nhấm có lẽ đến cả trăm tỷ đồng của bà con. Những cánh rừng, những vườn sâm thui chột vì bọn chuột nhắt.
Mấy ngày ở núi Trà Linh, dù không được tận mắt vườn sâm của bà con, nhưng tôi nhận thấy rằng, nhà nào cũng sở hữu những vườn sâm tiền tỷ.
Bà con trồng sâm không khác gì trồng khoai. Họ đánh luống như luống khoai, rồi trồng sâm với mật độ dày đặc, cứ mỗi gốc cách nhau 20cm, chia như ô bàn cờ. Với mật độ trồng như thế, chỉ cần 1 sào (sào Nam bộ bằng 500 mét vuông đất), cũng có vài ngàn cây sâm.
Chỉ 3 năm sau, sâm cho thu cành lá, thì mỗi năm cũng có cả trăm triệu trong tay. Khi sâm 5 tuổi, hạt già, thì mỗi năm thu thêm vài trăm triệu, đến cả tỷ bạc tiền hạt, cây giống. Khi đó, giá trị vườn sâm phải tính bằng tiền tỷ.
Thế nhưng, đấy chỉ là tính cua trong lỗ, vì hết thiên tai đến địch họa hỏi thăm. Không có phương án bảo vệ trộm cắp, không có cách diệt bọn chuột, thì diện tích trồng sâm khó có thể mở rộng được.
Đặc biệt, nếu không có phương án bảo vệ cả quả núi Ngọc Linh, để bà con phải tự lập nhóm bảo vệ, không tin tưởng vào bất kỳ ai, thì tính cục bộ càng cao và người ngoài khó có thể lên núi đầu tư trồng sâm và dự án trồng ngâm ngàn tỷ của tỉnh Quảng Nam là rất khó khăn để triển khai.
Sau khi tìm mọi cách cũng không thể đến được vườn sâm ở xã Trà Linh, dù có sự can thiệp của chính quyền xã, huyện, thì chúng tôi đành phải rời núi Ngọc Linh trong nỗi buồn khó tả, vì hành trình vất vả mà không được tận mắt cây sâm trong rừng. Cũng may, qua các mối quen biết, mà đến được vườn sâm trồng ở phía xã Trà Nam, giáp với xã Trà Linh, trên độ cao 1.500m.
Theo như lời dặn, chúng tôi dừng chân ở một con suối. Lát sau, hai người đàn ông bản địa xuất hiện. Trao đổi một hồi, thì chúng tôi tiến vào rừng sâu. Cánh rừng thâm u, không có lối đi. Chúng tôi cứ nhảy loi choi trên đá, dẫm lên thân những cây khổng lồ đổ vật mà đi.
Trong rừng già, vắt nhiều vô kể. Dưới đất, lá mục là vắt đen, trên lá cây là vắt xanh. Vắt đen bám vào giày, mò vào trong tất mới xẻ da hút máu, còn vắt xanh thì bám vào áo, rúc vào trong người đốt. Cứ đi một lúc, lại dừng gỡ vắt khỏi người.
Chúng tôi phải bám sát theo từng bước chân của hai thanh niên bản địa, không được rẽ ngang, tạt dọc, vì theo anh, bẫy chông, bẫy thú, bẫy người đặt ở khắp nơi. Càng vào sâu, lên cao, thì rừng càng già, càng âm u. 3 giờ chiều, đi trong rừng, mà như cảnh nhập nhoạng tối. Thi thoảng có chỗ tán rừng thưa, thì ánh sáng lọt xuống, bừng sáng.
Cuốc bộ chừng tiếng đồng hồ, thì vườn sâm hiện ra. Vườn sâm nằm ngay cạnh một cái lán, dưới những gốc cây lớn. Khu vực trồng sâm đất tơi xốp, mùn dày, lá cây rụng thành một lớp dày đặc. Những cây sâm 3 tuổi xanh tốt, xòe thành 5 lá. Chúng tôi phải lựa chân thật cẩn thận trong luống sâm để tránh dẫm phải những cây chông nhọn hoắt tua tủa trồi lên từ lớp lá mục. Mọi chuyển động đều phải cẩn trọng hết sức, bởi nếu ngã, thì hàng loạt mũi chông sẽ xuyên vào người.
Tuy nhiên, khu vườn chúng tôi chiêm ngưỡng chỉ rộng độ chục mét vuông, là khu vực đang trồng thử nghiệm. Những mảnh vườn của dân lẫn ở đâu đó trong những cánh rừng hoang hoải đầy muỗi, vắt.
Từ khu rừng tĩnh lặng, xuất hiện 2 thanh niên, rồi thêm hai người nữa, với khuôn mặt đầy vẻ nghi hoặc. Có lẽ, họ bảo vệ những vườn sâm phía sâu trong rừng già. Thấy người lạ, họ tiến đến tìm hiểu.
Chúng tôi chụp hình những cây sâm mơn mởn, thứ linh khí của trời đất, rồi nhanh chóng rời núi, trước khi bóng đêm tràn ngập khắp ngả.
Phạm Ngọc Dương
Kỳ 4 (kỳ cuối): Chuyện về loài chuột sâm
Tôi từng được nghe đại gia sâm Ngọc Linh Nguyễn Thanh Tuyền kể một câu chuyện liêu trai, thú vị.
Chuyện rằng, một lần, anh mang chai rượu sâm đến tặng một "dị nhân" ẩn tu, mà anh coi là bậc thầy về tâm linh. Dù chưa bao giờ đặt chân đến Ngọc Linh, cũng chẳng nghiên cứu về cây sâm bao giờ, song khi nhấp chén rượu, ông mô tả tỉ mỉ hình thù cành, lá cây sâm đó, vị trí cây sâm mọc, những quang cảnh xung quanh. Thậm chí, ông còn khẳng định rằng, con chuột nhỏ xíu, bấu trên lá cây sâm mảnh khảnh đã xơi hết hạt, sau đó chén cả một phần của củ sâm mà anh Tuyền đem ngâm rượu.
Đó là lần đầu tiên anh Tuyền nghe đến chuyện chuột gặm củ sâm. Sâm vốn đắng, nên chẳng ai nghĩ loài chuột lại thích nhấm nháp thứ củ này. Anh Tuyền vốn chỉ chơi sâm, không trồng trọt, đào bới, nên cũng chưa từng biết về loài chuột này.
Nghe ông thầy nói vậy, anh về kiểm tra bình rượu ngâm củ sâm mà anh chiết ra tặng thầy, thì quả thực thấy đốt đầu củ sâm bị lõm vào, đúng là vết con vật gặm nhấm. Sau này, anh Tuyền vào xã Trà Linh tìm hiểu, thì quả thực có loài chuột ăn sâm.
Cây sâm Ngọc Linh |
Loài chuột ăn sâm ở núi Ngọc Linh nhỏ xíu, chỉ bằng ngón tay người lớn. Dân Xê Đăng gọi chúng là chuột sâm. Giống chuột nhắt này rất nhanh nhẹn, bật nhảy tanh tách như châu chấu.
Đồng bào phải vác những cuộn tôn vào rừng, bọc lấy những luống sâm. Bẫy chuột giăng mắc khắp ngả. Dù tường cao, nhưng bọn chuột vẫn vào được. Chúng trèo lên những cây cao, rồi nhảy phóc qua tường tôn vào vườn sâm.
Khi đã lọt vào vườn sâm, ăn sâm ễnh bụng, béo ú, thì không tìm được lối ra. Đêm xuống, đồng bào Xê Đăng đi tuần, soi đèn loang loáng để phát hiện chuột.
Ngoài đặt bẫy, thì đồng bào Xê Đăng dùng cung tên để bắn chuột. Suốt đời bắn chuột, nên hầu hết đàn ông Xê Đăng đều là những cung thủ đỉnh cao. Thanh niên Xê Đăng có thể bắn trúng con chuột bằng quả cau ở khoảng cách cả chục mét. Thậm chí, họ còn trổ tài bằng cách bắt trúng chuột khi chúng đang nhảy trên không trung (?!).
Bọn chuột dễ bắt nhất khi chúng đang chén sâm ễnh bụng. Mùa sâm ra quả, chúng trèo lên ngọn cây để ăn quả, thì dễ phát hiện, nhưng đến tháng 10, sâm rụng lá, lụi cây, chúng đào củ dưới lòng đất để ăn, thì khó phát hiện hơn.
Một đối tượng mới bị công an bắt quả tang vì trộm sâm. Ảnh: Tuấn Tú |
Đồng bào phải đi dọc luống sâm để kiểm tra. Nếu phát hiện ở gốc sâm có lỗ nhỏ, thì đích thị do chuột đào. Nếu chúng đang chén sâm, thì chỉ việc bịt lỗ, móc tay xuống một chút là tóm sống chuột.
Theo anh Hồ Văn Bút, hầu như đêm nào nhóm của anh cũng tóm được cả chục tên chuột sâm. Chuột sâm là đặc sản của người Xê Đăng. Khách phương xa phải đặc biệt quý mới được ăn món này.
Cách ăn chuột thì quả thực… dựng tóc gáy. Bắt được chuột, người ta nhúng vào nước sôi, tuốt bỏ lông, bỏ phần mõm có răng, bỏ móng chân, rồi không cần mổ bụng mà thả nguyên con vào chiên giòn, hoặc xiên vào thanh tre nướng, rồi ăn nguyên con, ăn tất cả lòng phèo, ruột gan chuột.
Vì con chuột sâm chỉ bằng quả cau, nên mỗi con chỉ được nhõn một miếng. Loài chuột này không ăn gì khác ngoài sâm Ngọc Linh, nên chúng cực kỳ sạch. Nhai con chuột, mà còn thấy vị đắng, thơm mát của sâm. Thứ linh khí trời đất ngấm vào máu thịt chuột, đọng lại trong bộ lòng chuột, tạo ra một món ăn tuyệt vời.
Lương y Phạm Văn Thanh tại vườn sâm |
Người Trung Quốc, người Campuchia nuôi chuột bằng sâm. Khi chuột mẹ đẻ ra chuột con, thì họ bắt luôn con chuột đỏ hỏn sống nguây nguẩy cho vào miệng nhai. Món đó gọi là sâm thử. Cách ăn chuột sâm của người Xê Đăng bằng nướng, rán còn sạch sẽ, vệ sinh và đỡ kinh dị hơn.
Theo Phó bí thư Đảng ủy Hồ Văn Bút, thì thủ phạm trộm sâm nhiều nhất chính là bọn chuột. Những củ sâm trồng chục năm tuổi, giá cả trăm triệu đồng một kg, chúng rỉa vài bữa thì chỉ hết cả lá lẫn củ.
Để đối phó với bọn chuột sâm, vào cuối mùa thu, nhiều khi phải đánh bồng củ sâm già, quý hiếm, đem vào trong lán để. Đến mùa nảy cây, thì lại đem cái bồng đó ra đặt vào luống. Bồng phải to bằng cái thúng, để không ảnh hưởng đến rễ. Khi sâm mọc cây, thì dễ quản lý hơn. Bọn chuột ăn lá, là bị phát hiện và bị tiêu diệt. Củ nằm dưới đất, chúng mò đến ăn lúc nào, cũng khó quan sát. Có nhà hàng vài chục ngàn gốc sâm, thì việc trông chuột thực sự vô cùng nan giải.
Tôi thắc mắc, vì sao không đem cả đàn mèo lên vườn sâm để đuổi bọn chuột, thì nhận được câu trả lời rằng, loài mèo không thích hợp với núi Ngọc Linh, nên cứ héo hon, rồi chết.
Chông cắm khắp nơi |
Đã có nhiều phương án diệt chuột được đưa ra, trong đó có cả phương án dùng bả thuốc, nhưng không hiệu quả. Đơn giản là vì, để diệt được giống chuột này, thì phải lấy sâm làm mồi rồi tẩm độc! Phương pháp này không chỉ quá tốn kém, mà còn bị phản đối, bởi đất trồng sâm phải tuyệt đối sạch, trong lành, nên không có thứ hóa chất, ô nhiễm nào được phép mang nên núi.
Theo nguyên Bí thư Đảng ủy Hồ Văn Phong, thì mỗi năm đàn chuột ở núi Ngọc Linh gây thiệt hại cho bà con hàng chục tỷ đồng. Từ xưa đến nay, chúng gặm nhấm có lẽ đến cả trăm tỷ đồng của bà con. Những cánh rừng, những vườn sâm thui chột vì bọn chuột nhắt.
Mấy ngày ở núi Trà Linh, dù không được tận mắt vườn sâm của bà con, nhưng tôi nhận thấy rằng, nhà nào cũng sở hữu những vườn sâm tiền tỷ.
Bà con trồng sâm không khác gì trồng khoai. Họ đánh luống như luống khoai, rồi trồng sâm với mật độ dày đặc, cứ mỗi gốc cách nhau 20cm, chia như ô bàn cờ. Với mật độ trồng như thế, chỉ cần 1 sào (sào Nam bộ bằng 500 mét vuông đất), cũng có vài ngàn cây sâm.
Chỉ 3 năm sau, sâm cho thu cành lá, thì mỗi năm cũng có cả trăm triệu trong tay. Khi sâm 5 tuổi, hạt già, thì mỗi năm thu thêm vài trăm triệu, đến cả tỷ bạc tiền hạt, cây giống. Khi đó, giá trị vườn sâm phải tính bằng tiền tỷ.
Thế nhưng, đấy chỉ là tính cua trong lỗ, vì hết thiên tai đến địch họa hỏi thăm. Không có phương án bảo vệ trộm cắp, không có cách diệt bọn chuột, thì diện tích trồng sâm khó có thể mở rộng được.
Bảo vệ vườn sâm trong rừng |
Đặc biệt, nếu không có phương án bảo vệ cả quả núi Ngọc Linh, để bà con phải tự lập nhóm bảo vệ, không tin tưởng vào bất kỳ ai, thì tính cục bộ càng cao và người ngoài khó có thể lên núi đầu tư trồng sâm và dự án trồng ngâm ngàn tỷ của tỉnh Quảng Nam là rất khó khăn để triển khai.
Sau khi tìm mọi cách cũng không thể đến được vườn sâm ở xã Trà Linh, dù có sự can thiệp của chính quyền xã, huyện, thì chúng tôi đành phải rời núi Ngọc Linh trong nỗi buồn khó tả, vì hành trình vất vả mà không được tận mắt cây sâm trong rừng. Cũng may, qua các mối quen biết, mà đến được vườn sâm trồng ở phía xã Trà Nam, giáp với xã Trà Linh, trên độ cao 1.500m.
Theo như lời dặn, chúng tôi dừng chân ở một con suối. Lát sau, hai người đàn ông bản địa xuất hiện. Trao đổi một hồi, thì chúng tôi tiến vào rừng sâu. Cánh rừng thâm u, không có lối đi. Chúng tôi cứ nhảy loi choi trên đá, dẫm lên thân những cây khổng lồ đổ vật mà đi.
Phóng viên ở vườn sâm trồng |
Trong rừng già, vắt nhiều vô kể. Dưới đất, lá mục là vắt đen, trên lá cây là vắt xanh. Vắt đen bám vào giày, mò vào trong tất mới xẻ da hút máu, còn vắt xanh thì bám vào áo, rúc vào trong người đốt. Cứ đi một lúc, lại dừng gỡ vắt khỏi người.
Chúng tôi phải bám sát theo từng bước chân của hai thanh niên bản địa, không được rẽ ngang, tạt dọc, vì theo anh, bẫy chông, bẫy thú, bẫy người đặt ở khắp nơi. Càng vào sâu, lên cao, thì rừng càng già, càng âm u. 3 giờ chiều, đi trong rừng, mà như cảnh nhập nhoạng tối. Thi thoảng có chỗ tán rừng thưa, thì ánh sáng lọt xuống, bừng sáng.
Cuốc bộ chừng tiếng đồng hồ, thì vườn sâm hiện ra. Vườn sâm nằm ngay cạnh một cái lán, dưới những gốc cây lớn. Khu vực trồng sâm đất tơi xốp, mùn dày, lá cây rụng thành một lớp dày đặc. Những cây sâm 3 tuổi xanh tốt, xòe thành 5 lá. Chúng tôi phải lựa chân thật cẩn thận trong luống sâm để tránh dẫm phải những cây chông nhọn hoắt tua tủa trồi lên từ lớp lá mục. Mọi chuyển động đều phải cẩn trọng hết sức, bởi nếu ngã, thì hàng loạt mũi chông sẽ xuyên vào người.
Tuy nhiên, khu vườn chúng tôi chiêm ngưỡng chỉ rộng độ chục mét vuông, là khu vực đang trồng thử nghiệm. Những mảnh vườn của dân lẫn ở đâu đó trong những cánh rừng hoang hoải đầy muỗi, vắt.
Từ khu rừng tĩnh lặng, xuất hiện 2 thanh niên, rồi thêm hai người nữa, với khuôn mặt đầy vẻ nghi hoặc. Có lẽ, họ bảo vệ những vườn sâm phía sâu trong rừng già. Thấy người lạ, họ tiến đến tìm hiểu.
Chúng tôi chụp hình những cây sâm mơn mởn, thứ linh khí của trời đất, rồi nhanh chóng rời núi, trước khi bóng đêm tràn ngập khắp ngả.
Phạm Ngọc Dương
Bình luận