Được mệnh danh là một trong số 5 loài “cá vua” của người Tây Bắc, cá bỗng có sức đề kháng tốt hơn những loài cá khác, thịt ngon, giá trị dinh dưỡng cao. Trong điều kiện sống lý tưởng, cá bỗng có thể sống tới 50 năm và không dễ gì mua được vì nguồn giống hiện lại phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên. (Ảnh: Dân Việt)
Cùng họ với cá trắm cỏ và chép, cá bỗng có đặc tính ruột nhỏ, thịt cá chắc, có tính lành và ít có mùi tanh hơn nhiều. Loài cá này phân bố chủ yếu ở vùng Tây Bắc. (Ảnh: Dân Việt)
Từ cá bỗng người ta có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, đậm đà hương vị vùng cao (Ảnh: Dân Việt)
Cá bỗng ăn ít, dễ nuôi nhưng nhất thiết phải cần nguồn nước sạch và có nước chảy ra vào hàng ngày thì mới có thể sống. Cá bỗng lớn khá chậm. Một con cá bỗng có tuổi thọ chục năm tuổi cũng chỉ có trọng lượng trung bình khoảng 5-6kg. (Ảnh: Dân Việt)
Do có đặc điểm thịt thơm, chắc, ăn rất ngon nên từ nhiều năm nay cá bỗng trở thành món ăn đặc sản được nhiều nhà hàng săn lùng. (Ảnh: Bizmedia)
Cá bỗng đẻ rất ít, một con phải nuôi khoảng 10 năm mới bắt đầu sinh đẻ nhưng tỷ lệ sống sót rất thấp. Thức ăn chủ yếu của cá bỗng là rau và rong rêu nên càng nuôi lâu năm, thịt cá càng ngọt. Có thời điểm, giá cá khi về tới Hà Nội lên tới 750.000 đồng/kg nhưng số lượng không nhiều nên không đáp ứng đủ nhu cầu của thực khách. (Ảnh: Vietnamnet)
Từ cá bỗng, người vùng cao có thể chế biến được rất nhiều món ăn ngon như nướng, gỏi, hấp, nấu cháo... trong đó, cá bỗng nướng lá chanh là món ăn ngon nhất và được ưa chuộng nhiều hơn cả. (Ảnh: Vietnamnet)
Gỏi cá bỗng là một món ăn nhiều chất bổ dưỡng và dành cho các thực khách tinh tế. Gắp một lát cá tươi hồng, nhúng nhẹ nhàng vào bát nước cốt chanh sau đó chấm với một loại nước chấm đặc biệt và bắt đầu thưởng thức. (Ảnh: KT)
Giá trị dinh dưỡng của cá bỗng cao nên thường để dành chế biến cho người ốm, phụ nữ sau khi sinh. Chính vì độ ngon và quý hiếm của loài cá này khiến những người được thưởng thức một lần đều nhớ mãi và sẵn sàng chi một khoản tiền lớn để thưởng thức. (Ảnh: KT)
Bình luận