• Zalo

Liên tục thử hạt nhân, núi cấm Triều Tiên kiệt quệ

Thế giớiThứ Năm, 19/10/2017 11:06:00 +07:00Google News

Ngọn núi Triều Tiên chọn là nơi thực hiện các vụ thử hạt nhân được cho là đang trải qua quá trình địa chất “mệt mỏi” sau nhiều lần thử liên tiếp.

Năm trong tổng số sáu lần thử hạt nhân của Triều Tiên đều diễn ra ở điểm thử nghiệm Punggye-ri thuộc núi Mantap ở tây bắc Triều Tiên. Kể từ sau lần thử gần nhất vào ngày 3/9 (cũng là lần mạnh nhất), 3 vụ động đất nhỏ đã xảy ra ở khu vực này.

Cơn địa chấn đầu tiên diễn ra không lâu sau vụ thử, và hai lần chấn động yếu hơn xảy ra hồi cuối tháng 9 và mới tuần trước. Một số ý kiến cho rằng Punggye-ri có thể không còn đủ sức cho một vụ thử hạt nhân ngầm nữa.

bai-thu-hat-nhan-trieu-tien-03481310

Những vết sạt lở ở khu vực thử hạt nhân của Triều Tiên.

Theo website chuyên nghiên cứu Triều Tiên 38 North, ngọn núi có thể đang trải qua “triệu chứng mệt mỏi”, là hậu quả của tác động từ vụ nổ do thử hạt nhân ảnh hưởng đến lớp đất đá xung quanh, khiến nó bị nứt nẻ. Vùng bị ảnh hưởng có thể mở rộng đến 1,4 km kể từ địa điểm thử nghiệm.

Theo cơ quan khí tượng của Hàn Quốc, các cơn địa chấn dường như xảy ra do lý do tự nhiên và họ không phát hiện được sóng âm vốn thường xuất hiện trong các trận động đất xảy ra do nguyên nhân con người.

Tuy nhiên, hai nhà nghiên cứu Frank Pabian và Jack Liu cho biết lịch sử những vụ thử hạt nhân từng diễn ra ở bãi thử tại Nevada của Mỹ cho thấy các cơn địa chấn như vậy không phải hiện tượng bất thường.

Mỹ vẫn tiếp tục sử dụng cơ sở này mãi cho đến khi có nghị quyết cấm thử nghiệm hạt nhân vào năm 1992. Do vậy, họ cho rằng Triều Tiên cũng sẽ không thay đổi địa điểm tiến hành các vụ thử. Hơn nữa, bãi Punggye-ri có nhiều hơn 2 khu phức hợp ngầm chưa sử dụng đến.

“Chúng tôi chưa phát hiện lý do chính đáng để Bình Nhưỡng có thể bỏ điểm thử Punggye-ri với lý do rằng nó không còn đủ sức cho một vụ thử hạt nhân ngầm”, họ nói.

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới đối với Triều Tiên sau khi nước này tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ 6. Bên cạnh đó, Mỹ đã kêu gọi nhiều quốc gia cắt đứt quan hệ ngoại giao và tài chính với Bình Nhưỡng.

Năm 2009, Triều Tiên phát hành video ca ngợi "anh hùng quốc dân" mới của nước này. Đó là cỗ máy giữ vai trò trung tâm trong chương trình hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng.

(Nguồn: Zing News)
Bình luận
vtcnews.vn