Vì rao bán đầu thu số DVB-T2 lậu, Thanh tra Bộ TT&TT đã gửi công văn mời đại diện công ty Lazada Việt Nam lên làm việc.
Đến ngày 30/3/2015, các trang bán hàng trực tuyến lớn khác như vatgia.com và enbac.com, một số trang web như dauthutruyenhinhvetinh.com, dientungocson.com, anvienhanoi.net vẫn công khai rao bán nhiều đầu thu số DVB-T2 lậu.
Ngày 26/3/2015, PV đã có bài “Lazada.vn rao bán nhiều loại đầu thu số DVB-T2 lậu” phản ánh việc Lazada.vn và một số trang thương mại điện tử khác công khai rao bán nhiều model đầu thu truyền hình số mặt đất DVB-T2 lậu. Các sản phẩm này chưa đạt đủ điều kiện về tem nhãn, chưa được kiểm định chất lượng theo quy định của Bộ TT&TT.
Ngay sau khi phản ánh, Thanh tra Bộ TT&TT đã có công văn mời đại diện của Lazada Việt Nam lên làm việc về vấn đề này, vì đầu thu số DVB-T2 là danh mục hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của Bộ TT&TT. Theo công văn của Thanh tra Bộ TT&TT, buổi làm việc sẽ diễn ra trong những ngày đầu tiên của tháng 4.
Ngày 30/3/2015, theo ghi nhận, trên website Lazada.vn đã rút hết các quảng cáo rao bán đầu thu số DVB-T2 (bao gồm cả một số model hàng chính hãng cũng bị rút khỏi trang web này), hiện chỉ còn rao bán mỗi đầu thu truyền hình số mặt đất nhưng là dịch vụ truyền hình trả tiền của Truyền hình An Viên. Trước đó, ngày 26/3/2015, website này đã quảng cáo khoảng hơn 20 model đầu thu truyền hình số trong đó phần lớn là hàng lậu.
Theo một nguồn tin, Lazada Việt Nam đang yêu cầu các doanh nghiệp bán đầu thu số DVB-T2 gửi hồ sơ công bố hợp quy sản phẩm, trong trường hợp sản phẩm nào đạt đủ điều kiện theo quy định của Bộ TT&TT sẽ được rao bán trở lại trên website Lazada.vn.
Khác với Lazada, cho đến ngày 30/3/2015, các trang bán hàng trực tuyến lớn khác như vatgia.com và enbac.com, một số trang web như dauthutruyenhinhvetinh.com, dientungocson.com, anvienhanoi.net vẫn công khai rao bán nhiều đầu thu số DVB-T2 lậu.
Như đã phản ánh, phần lớn trên thị trường hiện nay đầu thu số DVB-T2 chưa được chứng nhận hợp quy đang được rao bán công khai trên các trang thương mại điện tử. Có đến hàng chục các model đầu thu số DVB-T2 có thể coi là hàng “lậu” như: HD DTR DVB-T2, Pentasat S-2000 T2, FTA-T2, Suntek SunTV DVB-T2HD, VTC DVB-T2 HD-2001, DVB-T2 Startrack, DVB-T2 HDXBOX, HD02, APH T2-16…
Các sản phẩm lậu được rao bán đều có nguồn gốc từ Trung Quốc, được quảng cáo là hàng công ty, bảo hành từ 6 tháng đến 12 tháng, có khả năng thu được từ 40 đến 50 kênh truyền hình miễn phí.
Tuy nhiên, theo quy định của Bộ TT&TT thì các sản phẩm trên chưa đủ điều kiện về dán nhãn hàng hóa, chứng nhận hợp quy và dán logo số hóa truyền hình đều là hàng không rõ nguồn gốc, hàng trôi nổi hoặc là hàng nhập lậu.
Đầu thu số DVB-T2 lậu được rao bán trên vatgia.com ngày 30/3/2015. |
Ngay sau khi phản ánh, Thanh tra Bộ TT&TT đã có công văn mời đại diện của Lazada Việt Nam lên làm việc về vấn đề này, vì đầu thu số DVB-T2 là danh mục hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của Bộ TT&TT. Theo công văn của Thanh tra Bộ TT&TT, buổi làm việc sẽ diễn ra trong những ngày đầu tiên của tháng 4.
Ngày 30/3/2015, theo ghi nhận, trên website Lazada.vn đã rút hết các quảng cáo rao bán đầu thu số DVB-T2 (bao gồm cả một số model hàng chính hãng cũng bị rút khỏi trang web này), hiện chỉ còn rao bán mỗi đầu thu truyền hình số mặt đất nhưng là dịch vụ truyền hình trả tiền của Truyền hình An Viên. Trước đó, ngày 26/3/2015, website này đã quảng cáo khoảng hơn 20 model đầu thu truyền hình số trong đó phần lớn là hàng lậu.
Theo một nguồn tin, Lazada Việt Nam đang yêu cầu các doanh nghiệp bán đầu thu số DVB-T2 gửi hồ sơ công bố hợp quy sản phẩm, trong trường hợp sản phẩm nào đạt đủ điều kiện theo quy định của Bộ TT&TT sẽ được rao bán trở lại trên website Lazada.vn.
Khác với Lazada, cho đến ngày 30/3/2015, các trang bán hàng trực tuyến lớn khác như vatgia.com và enbac.com, một số trang web như dauthutruyenhinhvetinh.com, dientungocson.com, anvienhanoi.net vẫn công khai rao bán nhiều đầu thu số DVB-T2 lậu.
Như đã phản ánh, phần lớn trên thị trường hiện nay đầu thu số DVB-T2 chưa được chứng nhận hợp quy đang được rao bán công khai trên các trang thương mại điện tử. Có đến hàng chục các model đầu thu số DVB-T2 có thể coi là hàng “lậu” như: HD DTR DVB-T2, Pentasat S-2000 T2, FTA-T2, Suntek SunTV DVB-T2HD, VTC DVB-T2 HD-2001, DVB-T2 Startrack, DVB-T2 HDXBOX, HD02, APH T2-16…
Các sản phẩm lậu được rao bán đều có nguồn gốc từ Trung Quốc, được quảng cáo là hàng công ty, bảo hành từ 6 tháng đến 12 tháng, có khả năng thu được từ 40 đến 50 kênh truyền hình miễn phí.
Tuy nhiên, theo quy định của Bộ TT&TT thì các sản phẩm trên chưa đủ điều kiện về dán nhãn hàng hóa, chứng nhận hợp quy và dán logo số hóa truyền hình đều là hàng không rõ nguồn gốc, hàng trôi nổi hoặc là hàng nhập lậu.
Nguồn: ICTNews
Bình luận