(VTC News) – Các đại biểu Quốc hội cho rằng việc lấy phiếu tín nhiệm cần phải được làm thường xuyên để những vị trưởng ngành có thể lấy căn cứ sửa đổi, hoàn thiện.
Ngày 15/11, Quốc hội sẽ biểu quyết danh sách những người được tiến hành lấy phiếu tín nhiệm, với 3 mức tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp.
Đây là lần thứ 2, Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm và một trong những nội dung thu hút sự quan tâm của dư luận tại kỳ họp Quốc hội này.
Bên hành lang Quốc hội, đại biểu Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh) nhận định: “Việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm là việc làm thường xuyên như cơm phải ăn, nước phải uống để nuôi sống một cơ thể người không thể thiếu được.
Việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm cũng nhằm mục đích nhắc nhở mỗi chức danh được giao, được bầu cần phải được kiểm tra đánh giá, việc đó đã làm chưa? Làm đến đâu? Cũng như con người ta có ăn đúng bữa, đúng giờ và đúng tiêu chuẩn không?”.
Đại biểu Khá cho rằng, muốn làm tốt việc lấy phiếu tín nhiệm thì điều quan trọng phải thực sự công khai minh bạch với mỗi vị đại biểu Quốc hội để họ có quyết định sáng suốt khi đưa ra lá phiếu đánh giá của mình.
Trong khi đó, đánh giá về việc lấy phiếu tín nhiệm lần trước, đại biểu Nguyễn Thị Thanh Hải, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết, qua tiếp xúc cử tri cũng nhận thấy việc lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn đã có tác dụng nhiều mặt đến đời sống kinh tế - chính trị - xã hội của đất nước. Đặc biệt tác động rất lớn đến tư tưởng của người dân vào sự chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng, vào sự giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.
“Có thể nhận rõ, sau cuộc bỏ phiếu tín nhiệm lần trước thì công tác chỉ đạo, điều hành của các vị lãnh đạo ngành trên các mặt trận như giao thông, ngân hàng, y tế, giáo dục, công thương đã có chuyển biến rõ nét”, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nhận định.
Lãnh đạo các ngành đã kịp thời khắc phục nhược điểm của ngành mình để đề ra các chủ trương, chính sách đồng thời lắng nghe ý kiến của dân để làm tốt hơn công tác quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực mà mình được phân công.
Bà Hải cũng nhận định lãnh đạo các bộ ngành được phiếu tín nhiệm cao hay thấp đều lấy làm động lực để tiếp tục hoàn thiện. Những vị được tín nhiệm cao thì lấy làm tự hào và cần phải cố gắng với những gì mà cử tri tin tưởng, còn những vị bị phiếu tín nhiệm thấp cũng lấy đó rút ra bài học kinh nghiệm để vươn lên.
Tuy nhiên, cử tri cũng thể hiện sự băn khoăn đối với những vị trưởng ngành trong lần bỏ phiếu sắp tới lại tiếp tục nhận số phiếu tín nhiệm thấp sẽ thế nào?
Trước những băn khoăn của cử tri, vị Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng những chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn thuộc diện lấy phiếu tín nhiệm đều là những cán bộ, đảng viên.
Mà đã là đảng viên, công chức làm việc tại cơ quan hàng năm đều đã tự đánh giá, kiểm điểm hoạt động tại đảng bộ mình, chi bộ mình và cơ quan mình.
Với đảng viên, mỗi năm chúng ta phải làm bản phê và tự phê bình. Công chức, viên chức làm bản tổng kết, đánh giá công tác theo quy định của luật.
Thế nên, việc lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội hay Hội đồng nhân dân cũng chỉ là một trong những kênh để mục đích là có góc nhìn khách quan, giúp những vị được lấy phiếu tín nhiệm làm tốt hơn trọng trách của mình mà thôi.
Đồng thời cũng là yếu tố quan trọng để các cơ quan của Đảng đánh giá đội ngũ cán bộ do mình quản lý. Vì công tác cán bộ là của Đảng.
Trả lời phỏng vấn báo chí sáng 12/11, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương đánh giá, việc lấy phiếu tín nhiệm có tác dụng rõ rệt, bước đầu đã giúp tạo ra những chuyển biến mạnh trong công tác điều hành, quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước.
Đặc biệt, đối với ngành giao thông, ngân hàng, ông Cương cho rằng: “Rõ ràng, Bộ trưởng Thăng, Thống đốc Bình đã có những chỉ đạo rất quyết liệt trong công tác điều hành nên tạo ra sự chuyển biến rõ rệt sau một năm lấy phiếu tín nhiệm”.
Cũng có cùng quan điểm này, đại biểu Trần Ngọc Vinh (Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP.Hải Phòng) cho biết đã thấy được sự tiến bộ của những vị trưởng ngành nhận được phiếu tín nhiệm thấp trong đợt lấy phiếu tín nhiệm lần trước.
Vị đại biểu Quốc hội đoàn Hải Phòng cũng cho hay hai bộ trưởng bị tín nhiệm thấp trong đợt lấy phiếu tín nhiệm lần trước là ngân hàng và giáo dục đã có những tiến bộ.
Trong đó đáng chú ý là Ngân hàng Nhà nước đã có những điều hành vẫn giữ được tỉ giá, giá vàng tương đối ổn định, lãi suất vay đã giảm…
Ông Vinh cho rằng, để đánh giá được người lấy phiếu một cách khách quan, ngoài các báo cáo tự nhận xét của các bộ trưởng, các đại biểu còn nghe thêm ý kiến cử tri để có được quyết định công tâm nhất.
Minh Đức
Ngày 15/11, Quốc hội sẽ biểu quyết danh sách những người được tiến hành lấy phiếu tín nhiệm, với 3 mức tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp.
Đây là lần thứ 2, Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm và một trong những nội dung thu hút sự quan tâm của dư luận tại kỳ họp Quốc hội này.
Ngày 15/11, Quốc hội sẽ tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm với 50 chức danh chủ chốt do Quốc hội bầu và phê chuẩn (Ảnh minh họa: Tuổi trẻ) |
Bên hành lang Quốc hội, đại biểu Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh) nhận định: “Việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm là việc làm thường xuyên như cơm phải ăn, nước phải uống để nuôi sống một cơ thể người không thể thiếu được.
Việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm cũng nhằm mục đích nhắc nhở mỗi chức danh được giao, được bầu cần phải được kiểm tra đánh giá, việc đó đã làm chưa? Làm đến đâu? Cũng như con người ta có ăn đúng bữa, đúng giờ và đúng tiêu chuẩn không?”.
Đại biểu Khá cho rằng, muốn làm tốt việc lấy phiếu tín nhiệm thì điều quan trọng phải thực sự công khai minh bạch với mỗi vị đại biểu Quốc hội để họ có quyết định sáng suốt khi đưa ra lá phiếu đánh giá của mình.
|
“Có thể nhận rõ, sau cuộc bỏ phiếu tín nhiệm lần trước thì công tác chỉ đạo, điều hành của các vị lãnh đạo ngành trên các mặt trận như giao thông, ngân hàng, y tế, giáo dục, công thương đã có chuyển biến rõ nét”, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nhận định.
Lãnh đạo các ngành đã kịp thời khắc phục nhược điểm của ngành mình để đề ra các chủ trương, chính sách đồng thời lắng nghe ý kiến của dân để làm tốt hơn công tác quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực mà mình được phân công.
Bà Hải cũng nhận định lãnh đạo các bộ ngành được phiếu tín nhiệm cao hay thấp đều lấy làm động lực để tiếp tục hoàn thiện. Những vị được tín nhiệm cao thì lấy làm tự hào và cần phải cố gắng với những gì mà cử tri tin tưởng, còn những vị bị phiếu tín nhiệm thấp cũng lấy đó rút ra bài học kinh nghiệm để vươn lên.
Tuy nhiên, cử tri cũng thể hiện sự băn khoăn đối với những vị trưởng ngành trong lần bỏ phiếu sắp tới lại tiếp tục nhận số phiếu tín nhiệm thấp sẽ thế nào?
Trước những băn khoăn của cử tri, vị Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng những chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn thuộc diện lấy phiếu tín nhiệm đều là những cán bộ, đảng viên.
Mà đã là đảng viên, công chức làm việc tại cơ quan hàng năm đều đã tự đánh giá, kiểm điểm hoạt động tại đảng bộ mình, chi bộ mình và cơ quan mình.
Với đảng viên, mỗi năm chúng ta phải làm bản phê và tự phê bình. Công chức, viên chức làm bản tổng kết, đánh giá công tác theo quy định của luật.
Thế nên, việc lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội hay Hội đồng nhân dân cũng chỉ là một trong những kênh để mục đích là có góc nhìn khách quan, giúp những vị được lấy phiếu tín nhiệm làm tốt hơn trọng trách của mình mà thôi.
Đồng thời cũng là yếu tố quan trọng để các cơ quan của Đảng đánh giá đội ngũ cán bộ do mình quản lý. Vì công tác cán bộ là của Đảng.
Bộ trưởng Đinh La Thăng được nhiều đại biểu đánh giá có chuyển biến rõ rệt trong cách điều hành, lãnh đạo ngành trong thời gian vừa qua |
Trả lời phỏng vấn báo chí sáng 12/11, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương đánh giá, việc lấy phiếu tín nhiệm có tác dụng rõ rệt, bước đầu đã giúp tạo ra những chuyển biến mạnh trong công tác điều hành, quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước.
Đặc biệt, đối với ngành giao thông, ngân hàng, ông Cương cho rằng: “Rõ ràng, Bộ trưởng Thăng, Thống đốc Bình đã có những chỉ đạo rất quyết liệt trong công tác điều hành nên tạo ra sự chuyển biến rõ rệt sau một năm lấy phiếu tín nhiệm”.
Cũng có cùng quan điểm này, đại biểu Trần Ngọc Vinh (Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP.Hải Phòng) cho biết đã thấy được sự tiến bộ của những vị trưởng ngành nhận được phiếu tín nhiệm thấp trong đợt lấy phiếu tín nhiệm lần trước.
Vị đại biểu Quốc hội đoàn Hải Phòng cũng cho hay hai bộ trưởng bị tín nhiệm thấp trong đợt lấy phiếu tín nhiệm lần trước là ngân hàng và giáo dục đã có những tiến bộ.
Trong đó đáng chú ý là Ngân hàng Nhà nước đã có những điều hành vẫn giữ được tỉ giá, giá vàng tương đối ổn định, lãi suất vay đã giảm…
Ông Vinh cho rằng, để đánh giá được người lấy phiếu một cách khách quan, ngoài các báo cáo tự nhận xét của các bộ trưởng, các đại biểu còn nghe thêm ý kiến cử tri để có được quyết định công tâm nhất.
Minh Đức
Bình luận