Điều này đồng nghĩa nhóm của Biden vẫn chưa thể gặp được các quan chức từ các cơ quan tình báo của Bộ Quốc phòng, bao gồm Cơ quan Tình báo quốc phòng (DIA) và Cơ quan Tình báo quốc gia (NSA).
Lầu Năm Góc phủ nhận cáo buộc nói họ cản trở nhóm chuyển tiếp của ông Biden.
Một quan chức quốc phòng cấp cao nói với CNN rằng các cuộc họp giao ban đã diễn ra vào 4/12. Nhóm chuyển tiếp của Biden tham gia thảo luận về các vấn đề quan sự, bao gồm chính sách cấp cao và các vấn đề an ninh quốc tế nhưng không đề cập tới tin tình báo.
Theo CNN, nhóm chuyển tiếp của ông Biden đã lên kế hoạch gặp gỡ quan chức của các cơ quan tình báo khác nhau trong tuần này. Nhưng tới đầu tuần, Lầu Năm Góc cho biết các cuộc gặp này sẽ không diễn ra cho tới khi nhóm của Biden gửi trước các câu hỏi và liệt kê tên của những người họ muốn tương tác.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ Sue Gough khẳng định nhóm của ông Biden không bị từ chối bất cứ quyền tiếp cận nào. Theo bà Sue, khúc mắc nằm ở chỗ nhóm của Biden chưa làm theo đúng quy trình chứ không có chuyện họ bị từ chối gặp mặt.
Bà này cho biết Lầu Năm Góc vẫn đang tìm cách lên lịch cho các cuộc phỏng vấn, họp báo và cập nhật dược yêu cầu.
“Các chuyến thăm dự kiến được lên lịch vào đầu tuần tới", bà nói thêm.
Người phát ngôn của nhóm chuyển giao Biden, Ned Price từ chối đưa ra bình luận khi được yêu cầu xác nhận các cuộc họp đã được lên lịch hay chưa.
DIA và NSA cũng không trả lời khi được liên lạc.
Lầu Năm Góc rơi vào tình trạng hỗ loạn sau khi Tổng thống Trump sa thải ông Mark Esper và bổ nhiệm ông Christopher Miller vào vị trí Quyền Bộ trưởng Quốc phòng. Ông Miller được cho là có quan hệ thân thiết với nhà lãnh đạo Mỹ hơn.
Giới quan sát lo ngại việc nhóm của Biden chậm trễ tiếp cận với các cơ quan tình báo sẽ khiến cho họ gặp khó khăn trong việc nắm được các thông tin quan trọng về Nga, Trung Quốc...
Bình luận