(VTC News) - Mê người đàn ông có bàn tay tài hoa, bất chấp thân phận trốn tù, lại đã có vợ, cô đã nguyện làm vợ bé.
Kỳ 3: Lập phòng nhì ở đất mỏ
Như đã nói ở kỳ trước, sau khi được giám thị trại giam "mắt nhắm mắt mở" cho về nhà dưỡng thương trong vụ bạn tù hành hung, ông Dương Văn Chuốt (Minh Trí, Sóc Sơn) đã trốn trại luôn. Hành trình đầu tiên trong cuộc trốn trại là về Hải Phòng.
Thập kỷ 80 của thế kỷ trước, Hải Phòng nổi lên tình trạng vượt biên theo đường biển sang Hồng Kông. Đặc biệt, vùng Thủy Nguyên, Kiến Thụy, thanh niên đua nhau tìm đường sang Hồng Kông. Những con thuyền đánh cá chở những kẻ liều mình lên đênh trên biển sang vùng đất được coi là thiên đường lúc bấy giờ.
Có hai đường sang Hồng Kông, một là đi đường biển xuất phát từ Đồ Sơn hoặc Cát Bà, hai là theo đường bộ từ Móng Cái sang Quảng Đông, rồi đi thuyền, thậm chí là bơi từ đất liền ra đảo quốc này.
Sau này, ở Hải Phòng còn có phong trào vượt biên để… vào tù ở Hồng Kông. Nhiều người sang đảo quốc này còn cố tình phạm tội để được ở trại tị nạn. Ở trại tị nạn hoặc trong tù còn được nuôi ăn, có công ăn việc làm, có lương hậu hĩnh.
Thời gian gần đây, nhiều bệnh nhân HIV còn trốn sang Hồng Kông để được ở tù, để được chăm sóc đặc biệt, được dùng thuốc miễn phí. Kể lể dài dòng như vậy, để biết rằng, thời điểm đó, ông Dương Văn Chuốt cũng đã mang giấc mộng đổi đời ở vùng đất thiên đường kia.
Trong những ngày tìm đường sang Hồng Kông, ông Dương Văn Chuốt trốn chui trốn lủi ở Đồ Sơn chờ cơ hội. Hàng ngày, ông theo đám ngư dân ra biển đánh cá, mò bắt cua ghẹ, hàu để bán, rồi kiếm miếng ăn.
Sau gần một năm ẩn mình ở Đồ Sơn, thì cơ hội vượt biên đã đến. Con tàu đánh cá lớn sẽ xuất phát từ Cát Bà, chở ông và mấy chục con người mang giấc mộng đổi đời ở hòn đảo cách xa Tổ quốc vài trăm hải lý.
Thế nhưng, không hiểu linh tính thế nào, đến phút cuối, ông Dương Văn Chuốt không lên thuyền nữa. Một chuyện khiến ông vừa thấy kinh hoàng vừa thấy mình may mắn, là hôm sau, ông nhận được thông tin con thuyền chở mấy chục người vượt biên bị đắm giữa biển, không ai sống sót.
Sau khi không lên thuyền sang Hồng Kông, ông Chuốt lang thang sang Quảng Ninh. Những ngày trốn trại ở vùng Cọc 3, Cọc 4 (khu vực bãi khai thác than), ông được một gia đình nông dân che chở.
Trong gia đình ấy, có một thiếu nữ nhan sắc mặn mà, sinh năm 1966, khi đó tròn 18 tuổi. Ông Chuốt trú ngụ ở đây, rồi hành nghề cơ khí, nghề mộc.
Thấy ông tài hoa, nhiều đại gia vùng than thuê ông thiết kế nhà cửa, hàn điện, sửa chữa máy móc, chế tạo cơ khí. Không cần vốn liếng, nhưng có khối óc, nên ông làm được nhiều việc, kiếm được nhiều tiền, sống sung túc.
Mê người đàn ông lưu lạc nhưng tài ba, trái tim thiếu nữ kia đã thổn thức, rồi bất chấp thân phận trốn tù, lại đã có vợ, cô đã tỏ tình, nguyện làm vợ bé của ông.
Đám cưới nho nhỏ cũng đã được tổ chức, mà thiếu vắng nhà trai. Ông Chuốt ở rể và đã truyền nghề cơ khí cho cô vợ thứ ba này và bà cũng đã sống tốt được với nghề ở vùng mỏ.
Ở đây chừng một năm, có với nhau mặt con, có nguy cơ bị lộ thân phận, ông Chuốt đã nhanh chân trốn tuột ra tận Móng Cái, rồi lưu lạc sang Quảng Đông, Trung Quốc.
Sau này, khi về nước, thi thoảng ông vẫn tìm về Quảng Ninh sống với bà vợ ba một thời gian. Sau những đợt về thăm vợ, thì bà lại mang bầu. Bà vợ này có 3 con chung với ông Chuốt.
Hồi trốn sang Trung Quốc, ông Chuốt cứ lang thang như kẻ bụi đời, tối đâu là nhà ngã đâu là giường. Không biết tiếng Trung Quốc, nhưng khi đó vùng biên có nhiều người Việt buôn bán, nên ông vẫn dò hỏi được đường sá và vẫn nhờ vả được miếng ăn. Gặp xe thì ông xin đi nhờ, không có xe thì ông đi bộ.
Thời điểm đó, ông Chuốt định lần theo đường bộ để vượt biên sang Hồng Kông, thế nhưng, rốt cục, chẳng hiểu đi lại thế nào, ông lại vượt hàng ngàn km vòng lên tận Quảng Tây.
Còn tiếp…
Phong Nguyệt
Kỳ 3: Lập phòng nhì ở đất mỏ
Như đã nói ở kỳ trước, sau khi được giám thị trại giam "mắt nhắm mắt mở" cho về nhà dưỡng thương trong vụ bạn tù hành hung, ông Dương Văn Chuốt (Minh Trí, Sóc Sơn) đã trốn trại luôn. Hành trình đầu tiên trong cuộc trốn trại là về Hải Phòng.
Thập kỷ 80 của thế kỷ trước, Hải Phòng nổi lên tình trạng vượt biên theo đường biển sang Hồng Kông. Đặc biệt, vùng Thủy Nguyên, Kiến Thụy, thanh niên đua nhau tìm đường sang Hồng Kông. Những con thuyền đánh cá chở những kẻ liều mình lên đênh trên biển sang vùng đất được coi là thiên đường lúc bấy giờ.
Có hai đường sang Hồng Kông, một là đi đường biển xuất phát từ Đồ Sơn hoặc Cát Bà, hai là theo đường bộ từ Móng Cái sang Quảng Đông, rồi đi thuyền, thậm chí là bơi từ đất liền ra đảo quốc này.
Ông Chuốt và một cô vợ |
Sau này, ở Hải Phòng còn có phong trào vượt biên để… vào tù ở Hồng Kông. Nhiều người sang đảo quốc này còn cố tình phạm tội để được ở trại tị nạn. Ở trại tị nạn hoặc trong tù còn được nuôi ăn, có công ăn việc làm, có lương hậu hĩnh.
Trong những ngày tìm đường sang Hồng Kông, ông Dương Văn Chuốt trốn chui trốn lủi ở Đồ Sơn chờ cơ hội. Hàng ngày, ông theo đám ngư dân ra biển đánh cá, mò bắt cua ghẹ, hàu để bán, rồi kiếm miếng ăn.
Sau gần một năm ẩn mình ở Đồ Sơn, thì cơ hội vượt biên đã đến. Con tàu đánh cá lớn sẽ xuất phát từ Cát Bà, chở ông và mấy chục con người mang giấc mộng đổi đời ở hòn đảo cách xa Tổ quốc vài trăm hải lý.
Thế nhưng, không hiểu linh tính thế nào, đến phút cuối, ông Dương Văn Chuốt không lên thuyền nữa. Một chuyện khiến ông vừa thấy kinh hoàng vừa thấy mình may mắn, là hôm sau, ông nhận được thông tin con thuyền chở mấy chục người vượt biên bị đắm giữa biển, không ai sống sót.
Sau khi không lên thuyền sang Hồng Kông, ông Chuốt lang thang sang Quảng Ninh. Những ngày trốn trại ở vùng Cọc 3, Cọc 4 (khu vực bãi khai thác than), ông được một gia đình nông dân che chở.
Trong gia đình ấy, có một thiếu nữ nhan sắc mặn mà, sinh năm 1966, khi đó tròn 18 tuổi. Ông Chuốt trú ngụ ở đây, rồi hành nghề cơ khí, nghề mộc.
Ông Chuốt lưu ảnh các bà vợ trong Ipad |
Thấy ông tài hoa, nhiều đại gia vùng than thuê ông thiết kế nhà cửa, hàn điện, sửa chữa máy móc, chế tạo cơ khí. Không cần vốn liếng, nhưng có khối óc, nên ông làm được nhiều việc, kiếm được nhiều tiền, sống sung túc.
Mê người đàn ông lưu lạc nhưng tài ba, trái tim thiếu nữ kia đã thổn thức, rồi bất chấp thân phận trốn tù, lại đã có vợ, cô đã tỏ tình, nguyện làm vợ bé của ông.
Đám cưới nho nhỏ cũng đã được tổ chức, mà thiếu vắng nhà trai. Ông Chuốt ở rể và đã truyền nghề cơ khí cho cô vợ thứ ba này và bà cũng đã sống tốt được với nghề ở vùng mỏ.
Ở đây chừng một năm, có với nhau mặt con, có nguy cơ bị lộ thân phận, ông Chuốt đã nhanh chân trốn tuột ra tận Móng Cái, rồi lưu lạc sang Quảng Đông, Trung Quốc.
Ông Chuốt trong xưởng cơ khí |
Sau này, khi về nước, thi thoảng ông vẫn tìm về Quảng Ninh sống với bà vợ ba một thời gian. Sau những đợt về thăm vợ, thì bà lại mang bầu. Bà vợ này có 3 con chung với ông Chuốt.
Hồi trốn sang Trung Quốc, ông Chuốt cứ lang thang như kẻ bụi đời, tối đâu là nhà ngã đâu là giường. Không biết tiếng Trung Quốc, nhưng khi đó vùng biên có nhiều người Việt buôn bán, nên ông vẫn dò hỏi được đường sá và vẫn nhờ vả được miếng ăn. Gặp xe thì ông xin đi nhờ, không có xe thì ông đi bộ.
Thời điểm đó, ông Chuốt định lần theo đường bộ để vượt biên sang Hồng Kông, thế nhưng, rốt cục, chẳng hiểu đi lại thế nào, ông lại vượt hàng ngàn km vòng lên tận Quảng Tây.
Còn tiếp…
Phong Nguyệt
Bình luận