(VTC News) - Cả trăm người có mặt đều tận mắt cặp rắn. Nhiều người tá hỏa tam tinh vứt dao chạy thục mạng, không dám đi cứu rừng nữa.
Ông đã gặp rất nhiều người được cho rằng đã chạm mặt loài rắn này. Ông Ba Hoàng, Mười Nhớt, Tư Nhớt, Hai Sanh, Ba Vinh, Hai Tây, Mười Ngọc… đều là những người nắm cả kho chuyện về rắn khổng lồ ở U Minh. Những nhân vật này đều khẳng định rắn hổ mây là loài có thật.
Ông Thế chỉ dẫn tôi tìm gặp ông Hai Tây, là thầy chữa rắn nổi tiếng, một võ sư danh bất hư truyền, lại có cả cuộc đời sống, chiến đấu trong đại ngàn U Minh, nên ông nắm rất rõ về rắn hổ mây.
Chị Nguyễn Thị Lê, tức Út Lê, sống ở ngay bìa rừng U Minh Hạ. Tôi nhờ chị dẫn đi gặp ông Hai Tây, ba chị, để tìm hiểu về rắn hổ mây. Chị bảo, bản thân chị xưa cũng gặp rắn hổ mây suốt, cứ gì ba chị.
Theo chị, năm 1981, do làm ăn thất bại, vỡ nợ, bị chủ nợ truy riết, nên ba chị đã dắt mẹ con chị trốn biệt vào giữa rừng U Minh. Khi đó, Út Lê tròn 18 tuổi.
Ông Hai Tây dựng một căn nhà sàn trong rừng Vồ Dơi, nơi không có dấu chân người. Nơi đó rắn hổ mây khổng lồ tụ tập nhiều, nên chẳng ai cả gan dám ra vào ngoài ông Hai Tây.
Sống giữa bầy rắn khổng lồ, nên hai mẹ con Út Lê chẳng dám ra khỏi nhà. Ông Hai Tây nuôi tới 10 con chó săn hung dữ để bảo vệ hai mẹ con. Hàng ngày, ông Hai Tây đeo dao, dắt chó vào rừng đặt bẫy, săn bắt kiếm ăn.
Chị Út Lê kể: “Đàn chó săn hung dữ có tới 10 con, nhưng một năm sau thì chẳng còn con nào. Cứ nghe thấy tiếng ào ào như lốc cuốn ở rừng tràm, rồi tiếng chó ăng ẳng kêu, là y rằng hắn hổ mây bắt mất chó.
Nhiều lần tui nhòm mắt qua khe cửa, thấy con hổ mây thân hơi vàng quấn trên ngọn cây. Đến sát nhà tui, nó ngóc đầu, bành mang, phùng má nhìn phát khiếp. Bọn chó săn nhà tui cũng không vừa, xông ra sủa inh ỏi. Thế nhưng, con rắn há miệng đớp ngang lưng con chó. Nó lôi chó lên tận ngọn tràm, đong đưa một lát rồi nuốt chửng luôn”.
Chị Út Lê khẳng định rắn hổ mây là loài có thật và to lớn không tưởng tượng nổi. Sống chui lủi trong rừng Vồ Dơi 10 năm trời, chị nhìn thấy hổ mây cả trăm lần. Nhưng điều lạ lùng, mà đến giờ chị vẫn không hiểu nổi, là vì sao chúng không ăn thịt người. Nếu chúng muốn, chúng có thể xơi mẹ con chị bất cứ lúc nào.
Để khẳng định hổ mây là loài có thật 100%, chị Út Lê đã không quản đường xa, dẫn tôi đi tìm ba chị, tức ông Hai Tây.
Đoạn đường đến nhà ông Hai Tây chừng 15km, mà chúng tôi đi xe máy mất ngót một giờ đồng hồ. Con đường nhỏ xíu, chỉ đủ một xe đi, cứ dài hun hút.
Ông Hai Tây đã 93 tuổi mà vẫn khỏe mạnh, minh mẫn. Ông vẫn hái thuốc cứu người, đặc biệt là những người bị rắn cắn.
Ở vùng U Minh này, nhắc đến ông Hai Tây, chẳng ai không biết. Riêng tên thật Nguyễn Văn Đã của ông, thì lại chẳng mấy ai hay. Sở dĩ người dân vùng U Minh gọi ông bằng nghệ danh đó, vì ông to lớn như Tây, lại nổi tiếng đánh Tây ở vùng U Minh này.
Để khẳng định mình không bịa tạc về loài rắn hổ mây khổng lồ, ông Hai Tây lọ mọ vào phòng trong, lôi ra chiếc áo đính đầy huy chương. Chỉ tay vào chiếc áo trang trọng đó, ông nói một cách khảng khái: “Lấy danh dự của người lính cụ Hồ, tui khẳng định với nhà báo rằng, rắn hổ mây khổng lồ là có thiệt, chớ không phải chuyện dóc của bác Ba Phi. Rắn hổ mây là loài mà tui giáp mặt cả ngàn lần trong rừng U Minh rồi. Rừng Vồ Dầu chính là địa bàn tụ tập nhiều nhứt của hổ mây”.
Thời trẻ, Hai Tây ở nhà chăn trâu cho địa chủ. Năm 19 tuổi, gặp võ sư Trần Văn Anh ẩn tu trong đại ngàn U Minh, vị võ sư nhận Hai Tây làm đệ tử, truyền cho võ nghệ và những bài thuốc, đặc biệt là thuốc trị rắn cắn.
Giỏi võ, nên Hai Tây đi lại hiên ngang trong rừng, chẳng sợ bất cứ con gì. Năm 1945, Hai Tây tham gia bộ đội, theo những chí sĩ yêu nước hoạt động ở vùng U Minh. Khi đó, ông Hai Tây chiến đấu cùng ông Phạm Hùng.
Theo lời ông Hai Tây, thấy Hai Tây giỏi võ, nên ông Phạm Hùng phân công bảo vệ ông Phan Trọng Tuệ. Là cán bộ căn cứ U Minh Hạ, ngang dọc trong rừng, nên không góc rừng nào ở U Minh mà ông không nắm rõ.
Đất nước Hòa Bình, ông làm cán bộ ở Ban Kinh tế mới tỉnh Minh Hải. Năm 1980 ông về hưu. Ông làm ăn riêng, nhưng vỡ nợ, nên lại tiếp tục trốn vào Vồ Dơi sống thêm chục năm nữa.
Như vậy, tính ra, gần như cả cuộc đời ông gắn với rừng sâu U Minh Hạ. Vì thế, ông khẳng định rằng, ông là người chạm mặt rắn khổng lồ nhiều nhất và hiểu biết về loài rắn này cũng nhiều nhất.
Theo ông Hai Tây, không chỉ gặp rắn đi săn, gặp rắn khổng lồ đang ngủ, mà ông còn phát hiện ổ rắn khổng lồ.
Hồi đó chừng năm 1960, ông mắc võng dưới rừng tràm ngủ trưa. Đang thiu thiu ngủ, bỗng tiếng khỉ ríu rít, náo loạn, rồi tiếng ào ào từ xa vọng lại. Hóa ra hai con rắn hổ mây khổng lồ đang đuổi theo đàn khỉ.
Gặp ông Hai Tây, cặp rắn không đuổi theo khỉ nữa, mà thả đầu từ ngọn tràm xuống nhòm ông. Ở hoàn cảnh đó, nhưng ông Hai Tây không hề sợ hãi. Súng đeo trên vai, dao phát lăm lăm trong tay, sẵn sàng chiến đấu.
Tuy nhiên, cặp rắn này chỉ nhìn ông một lát, rồi bỏ đi. Trí tò mò nổi lên, ông Hai Tây lặng lẽ đi theo cặp rắn. Đi chừng hơn giờ đồng hồ, thì xuất hiện một ụ đất cao, với chằng chịt các loại dây leo, lá lẩu vây kín, trông như một đống rơm khổng lồ. Ụ đất ấy hõm xuống, nhẵn thín. Con rắn cái nằm khoanh tròn trong ổ, còn con đực vắt mình trên cây trông phát hãi.
Lát sau, cặp rắn này bỏ đi. Ông Hai Tây men lại gần, nhảy vào ổ rắn. Cái ổ rắn ấy có đường kính lên đến 4m, nhẵn bóng. Khả năng cặp rắn này chuẩn bị sinh đẻ, nên mới làm ổ như vậy.
Tuy nhiên, tháng sau, ông Hai Tây tìm đến ổ rắn này, thì không thấy rắn đâu, cỏ cây đã mọc kín. Sau này ông Hai Tây mới hiểu rằng, do ông nhảy vào ổ rắn, để lại hơi người, nên chúng bỏ ổ đi mất.
Theo ông Hai Tây, bọn rắn hổ mây làm ổ ở nơi rất kín đáo, không có bàn chân con người, do đó, không phải ai cũng có cơ duyên thấy được ổ rắn. Ngoài ông Hai Tây, thì chỉ nghe nói có ông Tư Nhớt cũng từng được tận mắt ổ rắn hổ mây.
Những lần một mình ông gặp rắn hổ mây khổng lồ thì nhiều không đếm xuể, nhưng có một lần, không chỉ ông, mà cả trăm người được tận mắt loài rắn này.
Ấy là năm 1983, rừng U Minh cháy khủng khiếp, ông cùng hàng ngàn người tham gia chữa cháy. Nhóm của ông gồm 200 người, cấp tốc phát cây, tạo khoảng cách để lửa không tiếp tục bén rộng. Khoảng trống chừng 15m đã được mở, khu vực cũng được tưới nước ướt đẫm, để lửa không bén qua.
Đang trong quá trình mở đường thì từ phía rừng cháy, cặp rắn hổ mây khổng lồ trườn qua khoảng trống phát quang, trốn vào khu rừng chưa cháy. Cả trăm người có mặt đều được tận mắt cặp rắn. Nhiều người tá hỏa tam tinh vứt dao chạy thục mạng, không dám đi cứu rừng nữa.
Con to cỡ một vòng tay người lớn, con nhỏ thì bé hơn chút. Không ai biết nó dài bao nhiêu mét, vì thấy trườn mãi mà đuôi nó mới trôi qua khoảng trống. Hai con rắn vừa bò vừa thở khù khù. Tiếng khù khù vang xa, mãi sau mới biến mất.
Theo ông Hai Tây, khả năng cặp rắn này chạy trốn lửa, mệt mỏi, nên mới mới bò chậm chạp và thở khù khù như thế, bởi hổ mây là loài cực kỳ mạnh mẽ, thường phóng ào ào trên ngọn tràm để săn mồi.
Còn tiếp…
Kỳ 5: Chuyện người cả đời sống giữa bầy rắn khổng lồ
Tìm hiểu huyền thoại về rắn hổ mây khổng lồ, không thể không đến đại ngàn U Minh Hạ. Rừng U Minh Hạ không chỉ rộng mênh mông, mà còn là nơi phát tích nhiều nhất những câu chuyện về rắn hổ mây. Ngoài những câu chuyện mang tính huyền thoại, thì rắn hổ mây vẫn là loài vật mang tính thời sự, trong những câu chuyện đường rừng.
Khi biết chúng tôi về U Minh tìm hiểu về rắn khổng lồ, ông Nguyễn Văn Thế, Giám đốc Vườn quốc gia U Minh Hạ tiếp đón cởi mở. Ông cũng từng bỏ nhiều thời gian, công sức tìm hiểu, làm rõ về loài rắn hổ mây khổng lồ, nhưng vẫn chưa thành công. Loài vật khổng lồ này vẫn mang nhiều hơi hướng huyền thoại.
Ông Nguyễn Văn Thế trao đổi với PV Phạm Ngọc Dương về rắn hổ mây khổng lồ ở U Minh Hạ |
Đại ngàn U Minh Hạ nhìn từ trên cao |
Ông đã gặp rất nhiều người được cho rằng đã chạm mặt loài rắn này. Ông Ba Hoàng, Mười Nhớt, Tư Nhớt, Hai Sanh, Ba Vinh, Hai Tây, Mười Ngọc… đều là những người nắm cả kho chuyện về rắn khổng lồ ở U Minh. Những nhân vật này đều khẳng định rắn hổ mây là loài có thật.
Ông Thế chỉ dẫn tôi tìm gặp ông Hai Tây, là thầy chữa rắn nổi tiếng, một võ sư danh bất hư truyền, lại có cả cuộc đời sống, chiến đấu trong đại ngàn U Minh, nên ông nắm rất rõ về rắn hổ mây.
Chị Nguyễn Thị Lê, tức Út Lê, sống ở ngay bìa rừng U Minh Hạ. Tôi nhờ chị dẫn đi gặp ông Hai Tây, ba chị, để tìm hiểu về rắn hổ mây. Chị bảo, bản thân chị xưa cũng gặp rắn hổ mây suốt, cứ gì ba chị.
Chị Út Lê kể chuyện sống giữa đại ngàn U Minh cùng hổ mây khổng lồ |
Theo chị, năm 1981, do làm ăn thất bại, vỡ nợ, bị chủ nợ truy riết, nên ba chị đã dắt mẹ con chị trốn biệt vào giữa rừng U Minh. Khi đó, Út Lê tròn 18 tuổi.
Ông Hai Tây dựng một căn nhà sàn trong rừng Vồ Dơi, nơi không có dấu chân người. Nơi đó rắn hổ mây khổng lồ tụ tập nhiều, nên chẳng ai cả gan dám ra vào ngoài ông Hai Tây.
Sống giữa bầy rắn khổng lồ, nên hai mẹ con Út Lê chẳng dám ra khỏi nhà. Ông Hai Tây nuôi tới 10 con chó săn hung dữ để bảo vệ hai mẹ con. Hàng ngày, ông Hai Tây đeo dao, dắt chó vào rừng đặt bẫy, săn bắt kiếm ăn.
Chị Út Lê kể: “Đàn chó săn hung dữ có tới 10 con, nhưng một năm sau thì chẳng còn con nào. Cứ nghe thấy tiếng ào ào như lốc cuốn ở rừng tràm, rồi tiếng chó ăng ẳng kêu, là y rằng hắn hổ mây bắt mất chó.
Nhiều lần tui nhòm mắt qua khe cửa, thấy con hổ mây thân hơi vàng quấn trên ngọn cây. Đến sát nhà tui, nó ngóc đầu, bành mang, phùng má nhìn phát khiếp. Bọn chó săn nhà tui cũng không vừa, xông ra sủa inh ỏi. Thế nhưng, con rắn há miệng đớp ngang lưng con chó. Nó lôi chó lên tận ngọn tràm, đong đưa một lát rồi nuốt chửng luôn”.
Tấm biển nhắc người dân coi chừng thú dữ khi vào Vườn quốc gia U Minh Hạ |
Chị Út Lê khẳng định rắn hổ mây là loài có thật và to lớn không tưởng tượng nổi. Sống chui lủi trong rừng Vồ Dơi 10 năm trời, chị nhìn thấy hổ mây cả trăm lần. Nhưng điều lạ lùng, mà đến giờ chị vẫn không hiểu nổi, là vì sao chúng không ăn thịt người. Nếu chúng muốn, chúng có thể xơi mẹ con chị bất cứ lúc nào.
Để khẳng định hổ mây là loài có thật 100%, chị Út Lê đã không quản đường xa, dẫn tôi đi tìm ba chị, tức ông Hai Tây.
Đoạn đường đến nhà ông Hai Tây chừng 15km, mà chúng tôi đi xe máy mất ngót một giờ đồng hồ. Con đường nhỏ xíu, chỉ đủ một xe đi, cứ dài hun hút.
Ông Hai Tây đã 93 tuổi mà vẫn khỏe mạnh, minh mẫn. Ông vẫn hái thuốc cứu người, đặc biệt là những người bị rắn cắn.
Ông Hai Tây và con gái Út Lê |
Ở vùng U Minh này, nhắc đến ông Hai Tây, chẳng ai không biết. Riêng tên thật Nguyễn Văn Đã của ông, thì lại chẳng mấy ai hay. Sở dĩ người dân vùng U Minh gọi ông bằng nghệ danh đó, vì ông to lớn như Tây, lại nổi tiếng đánh Tây ở vùng U Minh này.
Để khẳng định mình không bịa tạc về loài rắn hổ mây khổng lồ, ông Hai Tây lọ mọ vào phòng trong, lôi ra chiếc áo đính đầy huy chương. Chỉ tay vào chiếc áo trang trọng đó, ông nói một cách khảng khái: “Lấy danh dự của người lính cụ Hồ, tui khẳng định với nhà báo rằng, rắn hổ mây khổng lồ là có thiệt, chớ không phải chuyện dóc của bác Ba Phi. Rắn hổ mây là loài mà tui giáp mặt cả ngàn lần trong rừng U Minh rồi. Rừng Vồ Dầu chính là địa bàn tụ tập nhiều nhứt của hổ mây”.
Thời trẻ, Hai Tây ở nhà chăn trâu cho địa chủ. Năm 19 tuổi, gặp võ sư Trần Văn Anh ẩn tu trong đại ngàn U Minh, vị võ sư nhận Hai Tây làm đệ tử, truyền cho võ nghệ và những bài thuốc, đặc biệt là thuốc trị rắn cắn.
Giỏi võ, nên Hai Tây đi lại hiên ngang trong rừng, chẳng sợ bất cứ con gì. Năm 1945, Hai Tây tham gia bộ đội, theo những chí sĩ yêu nước hoạt động ở vùng U Minh. Khi đó, ông Hai Tây chiến đấu cùng ông Phạm Hùng.
Ông Hai Tây lôi tấm áo với nhiều huy chương để khẳng định rằng rắn hổ mây khổng lồ là có thật |
Theo lời ông Hai Tây, thấy Hai Tây giỏi võ, nên ông Phạm Hùng phân công bảo vệ ông Phan Trọng Tuệ. Là cán bộ căn cứ U Minh Hạ, ngang dọc trong rừng, nên không góc rừng nào ở U Minh mà ông không nắm rõ.
Đất nước Hòa Bình, ông làm cán bộ ở Ban Kinh tế mới tỉnh Minh Hải. Năm 1980 ông về hưu. Ông làm ăn riêng, nhưng vỡ nợ, nên lại tiếp tục trốn vào Vồ Dơi sống thêm chục năm nữa.
Như vậy, tính ra, gần như cả cuộc đời ông gắn với rừng sâu U Minh Hạ. Vì thế, ông khẳng định rằng, ông là người chạm mặt rắn khổng lồ nhiều nhất và hiểu biết về loài rắn này cũng nhiều nhất.
Theo ông Hai Tây, không chỉ gặp rắn đi săn, gặp rắn khổng lồ đang ngủ, mà ông còn phát hiện ổ rắn khổng lồ.
Hồi đó chừng năm 1960, ông mắc võng dưới rừng tràm ngủ trưa. Đang thiu thiu ngủ, bỗng tiếng khỉ ríu rít, náo loạn, rồi tiếng ào ào từ xa vọng lại. Hóa ra hai con rắn hổ mây khổng lồ đang đuổi theo đàn khỉ.
Cảnh đẹp U Minh Hạ |
Gặp ông Hai Tây, cặp rắn không đuổi theo khỉ nữa, mà thả đầu từ ngọn tràm xuống nhòm ông. Ở hoàn cảnh đó, nhưng ông Hai Tây không hề sợ hãi. Súng đeo trên vai, dao phát lăm lăm trong tay, sẵn sàng chiến đấu.
Tuy nhiên, cặp rắn này chỉ nhìn ông một lát, rồi bỏ đi. Trí tò mò nổi lên, ông Hai Tây lặng lẽ đi theo cặp rắn. Đi chừng hơn giờ đồng hồ, thì xuất hiện một ụ đất cao, với chằng chịt các loại dây leo, lá lẩu vây kín, trông như một đống rơm khổng lồ. Ụ đất ấy hõm xuống, nhẵn thín. Con rắn cái nằm khoanh tròn trong ổ, còn con đực vắt mình trên cây trông phát hãi.
|
Lát sau, cặp rắn này bỏ đi. Ông Hai Tây men lại gần, nhảy vào ổ rắn. Cái ổ rắn ấy có đường kính lên đến 4m, nhẵn bóng. Khả năng cặp rắn này chuẩn bị sinh đẻ, nên mới làm ổ như vậy.
Tuy nhiên, tháng sau, ông Hai Tây tìm đến ổ rắn này, thì không thấy rắn đâu, cỏ cây đã mọc kín. Sau này ông Hai Tây mới hiểu rằng, do ông nhảy vào ổ rắn, để lại hơi người, nên chúng bỏ ổ đi mất.
Theo ông Hai Tây, bọn rắn hổ mây làm ổ ở nơi rất kín đáo, không có bàn chân con người, do đó, không phải ai cũng có cơ duyên thấy được ổ rắn. Ngoài ông Hai Tây, thì chỉ nghe nói có ông Tư Nhớt cũng từng được tận mắt ổ rắn hổ mây.
Những lần một mình ông gặp rắn hổ mây khổng lồ thì nhiều không đếm xuể, nhưng có một lần, không chỉ ông, mà cả trăm người được tận mắt loài rắn này.
Ấy là năm 1983, rừng U Minh cháy khủng khiếp, ông cùng hàng ngàn người tham gia chữa cháy. Nhóm của ông gồm 200 người, cấp tốc phát cây, tạo khoảng cách để lửa không tiếp tục bén rộng. Khoảng trống chừng 15m đã được mở, khu vực cũng được tưới nước ướt đẫm, để lửa không bén qua.
Đang trong quá trình mở đường thì từ phía rừng cháy, cặp rắn hổ mây khổng lồ trườn qua khoảng trống phát quang, trốn vào khu rừng chưa cháy. Cả trăm người có mặt đều được tận mắt cặp rắn. Nhiều người tá hỏa tam tinh vứt dao chạy thục mạng, không dám đi cứu rừng nữa.
Con to cỡ một vòng tay người lớn, con nhỏ thì bé hơn chút. Không ai biết nó dài bao nhiêu mét, vì thấy trườn mãi mà đuôi nó mới trôi qua khoảng trống. Hai con rắn vừa bò vừa thở khù khù. Tiếng khù khù vang xa, mãi sau mới biến mất.
Theo ông Hai Tây, khả năng cặp rắn này chạy trốn lửa, mệt mỏi, nên mới mới bò chậm chạp và thở khù khù như thế, bởi hổ mây là loài cực kỳ mạnh mẽ, thường phóng ào ào trên ngọn tràm để săn mồi.
Còn tiếp…
Dương Phạm – Nam Giao
Bình luận