Nhiều hộ giàu lên nhờ nguồn ngoại tệ do xuất khẩu lao động mang lại. Tuy nhiên, đằng sau ánh hào quang là những "trái đắng" mà chỉ có những người trong cuộc mới tận tường.
Giàu lên nhờ nguồn ngoại tệ do xuất khẩu lao động (XKLĐ) mang lại, nhiều người dân tại xã Cẩm Điền (huyện Cẩm Giàng, Hải Dương) đang hiện thực hóa giấc mơ đổi đời. Nhiều biệt thự, xe hơi đã hiện diện tại đây, nhưng phía sau ánh hào quang xuất ngoại và những đồng ngoại tệ là cả những “trái đắng” khó nuốt.
Biệt thự, xe hơi nhờ… xuất ngoại
Con đường dẫn vào thôn Hoằng Xá, xã Cẩm Điền được trải nhựa sạch đẹp. Hai bên đường làng là những ngôi nhà ba, bốn tầng khang trang, hiện đại mang vóc dáng phố thị - một diện mạo mới, khác xa trong tưởng tượng về một làng quê thuần nông, ít nghề phụ.
Dẫn chúng tôi đi một vòng quanh làng Mao, ông Nguyễn Phong Hải - một người dân trong thôn - đã điểm mặt cho chúng tôi thấy những điểm lạ chưa từng có tại nhiều làng quê thuần nông khác.
Gọi là làng, thôn nhưng những ngôi nhà được xây dựng cầu kỳ, kiểu cách chẳng kém cạnh các biệt thự đắt tiền trên phố đã chứng minh một điều rằng, cuộc sống của người dân nơi đây rất sung túc. Một ngôi nhà hai tầng đang gấp rút xây dựng được ông Hải giới thiệu là nhà của cậu con trai cả.
“Vợ nó đi Đài Loan được 2 năm, tết vừa rồi về thăm nhà đã gom góp đủ để xây cái nhà hai tầng”, ông Hải kể. Chỉ tay về phía ngôi biệt thư có kiến trúc kiểu lâu đài, ông Hải cho biết, những ngôi nhà ở đây được các gia chủ đầu tư xây dựng khá kỳ công, tốn kém.
Như để minh chứng cho độ chịu chơi hiếm có của người dân ở làng quê đặc biệt này, ông trưởng thôn Nguyễn Xuân Thi đứng gần đó cho hay, nhiều hộ gia đình thậm chí còn sử dụng vật liệu nhập ngoại để làm nhà. Trong khi so với vật liệu trong nước, giá thành của các vật liệu này có thể đắt gấp đôi, thậm chí gấp 3.
Cũng theo ông Thi, chi phí xây dựng mỗi ngôi nhà tại đây trung bình là trên 1 tỉ đồng. Chỉ riêng thôn Hoằng Xá nhỏ nhoi đã có tới hàng trăm ngôi nhà, biệt thự có giá thành như vậy. “Tất cả chỉ xuất hiện từ chục năm trở lại đây, khi người dân trong làng đua nhau đi XKLĐ, chứ chỗ này trước chỉ toàn nhà cấp 4 cũ kĩ thôi”, ông Thi cho biết.
Chưa hết choáng ngợp trước sự giàu sang nơi thôn quê này, chúng tôi được vị Chủ tịch UBND xã Cẩm Điền Lê Huy Kiên cung cấp một bản báo cáo khá hoàng tráng về số lượng lao động tham gia XKLĐ của địa phương. Theo đó, Cẩm Điền được coi là xã có nền kinh tế phi nông nghiệp phát triển tốp đầu của huyện Cẩm Giàng. Nguồn thu quan trọng đưa lại thành tích của xã chính là nguồn ngoại tệ từ XKLĐ.
Những năm gần đây, khoảng 40% số lao động trong độ tuổi ở địa phương lựa chọn đi làm việc ở nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan... đơn cử như ở thôn Hoằng Xá, hầu như tất cả các gia đình ở đây (khoảng 1.000 hộ), gia đình nào cũng có người đi XKLĐ. Nhà nào ít thì có 1 người, còn lại bình quân là 2.
Cá biệt, một số hộ có tới 4, thậm chí 10 người đi XKLĐ. “Đi họp, chúng tôi vẫn được địa phương bạn ví là thôn thu ngoại tệ. Tất cả đều nhờ XKLĐ mang lại”, ông Kiên cho biết.
Có tiền xây biệt thự, nhiều gia đình chịu chơi còn nảy sinh nhu cầu sắm xe hơi. Từ một làng quê vốn phổ biến là xe đạp, lác đác xe máy cách đây vài năm, đến nay, không quá khó để bắt gặp những chiếc xe hơi đậu lề đường, trong ngõ. “Ở đây chỉ thiếu xe sang thôi, chứ xe trên dưới 1 tỉ đồng không phải là của hiếm tại làng “xuất ngoại” này nữa rồi”, vị trưởng thôn hóm hỉnh.
Những góc khuất cay đắng
Giàu lên nhờ xuất ngoại, nhưng ít ai biết rằng, phía sau những chuyến XKLĐ đó là cả trăm nỗi niềm cơ cực của kẻ ở, người đi. Thời gian biền biệt, không gian cách trở, xa xôi khiến nhiều người thậm chí không có cơ hội được nhìn người thân lúc cuối đời… Cho tới giờ, chị Nguyễn Thị Tuyền (thôn Hoằng Xá) vẫn không nguôi sự day dứt, ân hận khi không được nhìn mặt mẹ đẻ lần cuối.
Lấy chồng năm 20 tuổi, gia cảnh khó khăn, nên sau khi sinh cháu đầu lòng, chị Tuyền bàn với gia đình gom góp tiền đi XKLĐ, mong kiếm được ít vốn về làm ăn. Ai ngờ, do đăng ký theo “dây” không đảm bảo, nên cuối cùng, tiền mất, bản thân vẫn mang cảnh XKLĐ “chui” tại Nga. Cuộc sống nơi xứ người cơ cực, chị phải chốn chui, chốn lủi do không có giấy tờ hợp pháp.
Thậm chí, công ty nơi chị làm việc, khi biết chị thuộc diện lao động “chui”, cũng tìm cách ép giá, chỉ trả bằng 1/2 tiền công so với lao động hợp pháp. “Nhiều lần nghĩ cực, mình định bỏ về, nhưng cả chục triệu đồng đi vay chưa thể trả, cuối cùng đành gắng gượng”, chị Tuyền tâm sự.
Đau đớn, xót xa nhất hơn cả là ngày hay tin mẹ mất, chị chỉ biết khóc thầm mà không thể về nhìn mặt mẹ lần cuối. Mới đây, chị trở về nước, đứa con nhỏ giờ đã lên 3 tuổi, mộ người mẹ quá cố đã xanh cỏ, chị Tuyền chỉ còn biết khóc ròng và khôn nguôi trách giận bản thân.
Điều đáng nói, theo chị Tuyền, không chỉ có chị mà ngay tại làng, hàng chục gia đình tham gia XKLĐ cũng rơi vào hoàn cảnh trớ trêu, khi gia đình xảy ra biến cố, họ chỉ biết mong ngóng về quê nhà mà tủi hận. Chưa kể, đã sang xứ người là hầu như không năm nào, người lao động được đón tết bên gia đình.
Tuy nhiên, đó chưa phải là những nghiệt ngã tận cùng với những cảnh đời từng tham gia XKLĐ. Một vụ án đau lòng khác đã xảy ra tại xã Cẩm Điền này, khi nguyên nhân phần nào liên quan đến những tháng ngày biền biệt nơi xứ người - chồng sát hại vợ.
Chị Lương Thị Thêm đã mãi mãi ra đi để lại nỗi đau tột cùng cho cha mẹ và một đứa con thơ, trong khi người chồng vướng vòng lao lý. Phía sau vụ án gây chấn động này, có một điểm cần nói đến đó là những mâu thuẫn thường xuyên xảy ra kể từ khi chị Thêm đi XKLĐ xa nhà.
Theo lời kể của ông Lương Đức Xa (bố đẻ nạn nhân), Dương và chị Thêm nên duyên vợ chồng từ năm 2007. Năm 2008, hạnh phúc của đôi vợ chồng trẻ được nhân lên khi chị Thêm sinh cho Dương một cháu trai kháu khỉnh. Gánh nặng cơm áo gạo tiền đè nặng lên đôi vai của vợ chồng Dương khi phải chăm lo cho bố mẹ chồng năm nay đã ngoài 70 tuổi, thường xuyên đau ốm.
Khi đứa con đầu lòng đã cứng cáp, Thêm bàn với chồng xin đi Đài Loan XKLĐ để kiếm vốn về làm ăn. Lúc đầu, Dương không đồng ý, tuy nhiên sau một thời gian suy nghĩ, Dương đã chấp thuận để chị Thêm đi, còn mình vào công ty xay xát làm công nhân bốc vác kiếm tiền nuôi con và bố mẹ già.
Ngày vợ về nước, Dương đã thuê tận xe rồi đưa con trai ra tận sân bay đón vợ. “Gia đình nó còn làm mấy mâm cỗ để mời họ hàng, bà con đến chung vui nữa, nhưng giờ thì...”, ông Xa khẽ lau dòng nước mắt, ngước nhìn di ảnh người con gái tội nghiệp.
Niềm vui chẳng tày gang, vợ về được ít ngày, Dương quay ra cáu gắt, thường xuyên xin tiền vợ để trả nợ. Nhiều hàng xóm cho biết, không chỉ là chuyện tiền nong, Dương còn nảy sinh nghi ngờ vợ đã thay lòng đổi dạ nơi xứ người. Cũng từ đây, gia đình thường nảy sinh tranh cãi, thậm chí là xô xát. Mâu thuẫn càng lên đến đỉnh điểm khi Dương biết chị Thêm có ý định đi XKLĐ lần nữa và cuối cùng là dẫn đến vụ án mạng thương tâm vừa qua.
Cũng theo vị trưởng thôn, trong số những cái nhất ở làng, có cái nhất không ai mong muốn, ngoài sự giàu có, sung túc, đó là làng có nhiều trường hợp vợ chồng bỏ nhau, nhất là sau khi đi XKLĐ về. “Hiện ở làng đang có một thực tế, nhiều chị, em sau khi đi XKLĐ về nước thì sinh ra chán chồng, chê chồng nên đâm đơn ly dị”, ông Thi cho biết.
Nguồn: Bình Minh/Lao động
Giàu lên nhờ nguồn ngoại tệ do xuất khẩu lao động (XKLĐ) mang lại, nhiều người dân tại xã Cẩm Điền (huyện Cẩm Giàng, Hải Dương) đang hiện thực hóa giấc mơ đổi đời. Nhiều biệt thự, xe hơi đã hiện diện tại đây, nhưng phía sau ánh hào quang xuất ngoại và những đồng ngoại tệ là cả những “trái đắng” khó nuốt.
Biệt thự, xe hơi nhờ… xuất ngoại
Con đường dẫn vào thôn Hoằng Xá, xã Cẩm Điền được trải nhựa sạch đẹp. Hai bên đường làng là những ngôi nhà ba, bốn tầng khang trang, hiện đại mang vóc dáng phố thị - một diện mạo mới, khác xa trong tưởng tượng về một làng quê thuần nông, ít nghề phụ.
Nhiều ngôi nhà tầng, biệt thự kiểu cách thi nhau mọc lên tại ngôi làng thu ngoại tệ từ XKLĐ này. |
Gọi là làng, thôn nhưng những ngôi nhà được xây dựng cầu kỳ, kiểu cách chẳng kém cạnh các biệt thự đắt tiền trên phố đã chứng minh một điều rằng, cuộc sống của người dân nơi đây rất sung túc. Một ngôi nhà hai tầng đang gấp rút xây dựng được ông Hải giới thiệu là nhà của cậu con trai cả.
“Vợ nó đi Đài Loan được 2 năm, tết vừa rồi về thăm nhà đã gom góp đủ để xây cái nhà hai tầng”, ông Hải kể. Chỉ tay về phía ngôi biệt thư có kiến trúc kiểu lâu đài, ông Hải cho biết, những ngôi nhà ở đây được các gia chủ đầu tư xây dựng khá kỳ công, tốn kém.
Video: Đến ngôi làng xuất khẩu cô dâu sang nước ngoài
VTC14
Như để minh chứng cho độ chịu chơi hiếm có của người dân ở làng quê đặc biệt này, ông trưởng thôn Nguyễn Xuân Thi đứng gần đó cho hay, nhiều hộ gia đình thậm chí còn sử dụng vật liệu nhập ngoại để làm nhà. Trong khi so với vật liệu trong nước, giá thành của các vật liệu này có thể đắt gấp đôi, thậm chí gấp 3.
Cũng theo ông Thi, chi phí xây dựng mỗi ngôi nhà tại đây trung bình là trên 1 tỉ đồng. Chỉ riêng thôn Hoằng Xá nhỏ nhoi đã có tới hàng trăm ngôi nhà, biệt thự có giá thành như vậy. “Tất cả chỉ xuất hiện từ chục năm trở lại đây, khi người dân trong làng đua nhau đi XKLĐ, chứ chỗ này trước chỉ toàn nhà cấp 4 cũ kĩ thôi”, ông Thi cho biết.
Chưa hết choáng ngợp trước sự giàu sang nơi thôn quê này, chúng tôi được vị Chủ tịch UBND xã Cẩm Điền Lê Huy Kiên cung cấp một bản báo cáo khá hoàng tráng về số lượng lao động tham gia XKLĐ của địa phương. Theo đó, Cẩm Điền được coi là xã có nền kinh tế phi nông nghiệp phát triển tốp đầu của huyện Cẩm Giàng. Nguồn thu quan trọng đưa lại thành tích của xã chính là nguồn ngoại tệ từ XKLĐ.
Chị Nguyễn Thị Tuyền bên con trai lớn. |
Cá biệt, một số hộ có tới 4, thậm chí 10 người đi XKLĐ. “Đi họp, chúng tôi vẫn được địa phương bạn ví là thôn thu ngoại tệ. Tất cả đều nhờ XKLĐ mang lại”, ông Kiên cho biết.
Có tiền xây biệt thự, nhiều gia đình chịu chơi còn nảy sinh nhu cầu sắm xe hơi. Từ một làng quê vốn phổ biến là xe đạp, lác đác xe máy cách đây vài năm, đến nay, không quá khó để bắt gặp những chiếc xe hơi đậu lề đường, trong ngõ. “Ở đây chỉ thiếu xe sang thôi, chứ xe trên dưới 1 tỉ đồng không phải là của hiếm tại làng “xuất ngoại” này nữa rồi”, vị trưởng thôn hóm hỉnh.
Những góc khuất cay đắng
Giàu lên nhờ xuất ngoại, nhưng ít ai biết rằng, phía sau những chuyến XKLĐ đó là cả trăm nỗi niềm cơ cực của kẻ ở, người đi. Thời gian biền biệt, không gian cách trở, xa xôi khiến nhiều người thậm chí không có cơ hội được nhìn người thân lúc cuối đời… Cho tới giờ, chị Nguyễn Thị Tuyền (thôn Hoằng Xá) vẫn không nguôi sự day dứt, ân hận khi không được nhìn mặt mẹ đẻ lần cuối.
Lấy chồng năm 20 tuổi, gia cảnh khó khăn, nên sau khi sinh cháu đầu lòng, chị Tuyền bàn với gia đình gom góp tiền đi XKLĐ, mong kiếm được ít vốn về làm ăn. Ai ngờ, do đăng ký theo “dây” không đảm bảo, nên cuối cùng, tiền mất, bản thân vẫn mang cảnh XKLĐ “chui” tại Nga. Cuộc sống nơi xứ người cơ cực, chị phải chốn chui, chốn lủi do không có giấy tờ hợp pháp.
Thậm chí, công ty nơi chị làm việc, khi biết chị thuộc diện lao động “chui”, cũng tìm cách ép giá, chỉ trả bằng 1/2 tiền công so với lao động hợp pháp. “Nhiều lần nghĩ cực, mình định bỏ về, nhưng cả chục triệu đồng đi vay chưa thể trả, cuối cùng đành gắng gượng”, chị Tuyền tâm sự.
Đau đớn, xót xa nhất hơn cả là ngày hay tin mẹ mất, chị chỉ biết khóc thầm mà không thể về nhìn mặt mẹ lần cuối. Mới đây, chị trở về nước, đứa con nhỏ giờ đã lên 3 tuổi, mộ người mẹ quá cố đã xanh cỏ, chị Tuyền chỉ còn biết khóc ròng và khôn nguôi trách giận bản thân.
Điều đáng nói, theo chị Tuyền, không chỉ có chị mà ngay tại làng, hàng chục gia đình tham gia XKLĐ cũng rơi vào hoàn cảnh trớ trêu, khi gia đình xảy ra biến cố, họ chỉ biết mong ngóng về quê nhà mà tủi hận. Chưa kể, đã sang xứ người là hầu như không năm nào, người lao động được đón tết bên gia đình.
Trong ảnh, ngôi nhà của người con trai cả của ông Nguyễn Phong Hải đang gấp rút hoàn thành nhờ số tiền được người vợ đi XKLĐ tại Đài Loan gửi về dịp tết vừa qua. |
Chị Lương Thị Thêm đã mãi mãi ra đi để lại nỗi đau tột cùng cho cha mẹ và một đứa con thơ, trong khi người chồng vướng vòng lao lý. Phía sau vụ án gây chấn động này, có một điểm cần nói đến đó là những mâu thuẫn thường xuyên xảy ra kể từ khi chị Thêm đi XKLĐ xa nhà.
Theo lời kể của ông Lương Đức Xa (bố đẻ nạn nhân), Dương và chị Thêm nên duyên vợ chồng từ năm 2007. Năm 2008, hạnh phúc của đôi vợ chồng trẻ được nhân lên khi chị Thêm sinh cho Dương một cháu trai kháu khỉnh. Gánh nặng cơm áo gạo tiền đè nặng lên đôi vai của vợ chồng Dương khi phải chăm lo cho bố mẹ chồng năm nay đã ngoài 70 tuổi, thường xuyên đau ốm.
Khi đứa con đầu lòng đã cứng cáp, Thêm bàn với chồng xin đi Đài Loan XKLĐ để kiếm vốn về làm ăn. Lúc đầu, Dương không đồng ý, tuy nhiên sau một thời gian suy nghĩ, Dương đã chấp thuận để chị Thêm đi, còn mình vào công ty xay xát làm công nhân bốc vác kiếm tiền nuôi con và bố mẹ già.
Ngày vợ về nước, Dương đã thuê tận xe rồi đưa con trai ra tận sân bay đón vợ. “Gia đình nó còn làm mấy mâm cỗ để mời họ hàng, bà con đến chung vui nữa, nhưng giờ thì...”, ông Xa khẽ lau dòng nước mắt, ngước nhìn di ảnh người con gái tội nghiệp.
Niềm vui chẳng tày gang, vợ về được ít ngày, Dương quay ra cáu gắt, thường xuyên xin tiền vợ để trả nợ. Nhiều hàng xóm cho biết, không chỉ là chuyện tiền nong, Dương còn nảy sinh nghi ngờ vợ đã thay lòng đổi dạ nơi xứ người. Cũng từ đây, gia đình thường nảy sinh tranh cãi, thậm chí là xô xát. Mâu thuẫn càng lên đến đỉnh điểm khi Dương biết chị Thêm có ý định đi XKLĐ lần nữa và cuối cùng là dẫn đến vụ án mạng thương tâm vừa qua.
Cũng theo vị trưởng thôn, trong số những cái nhất ở làng, có cái nhất không ai mong muốn, ngoài sự giàu có, sung túc, đó là làng có nhiều trường hợp vợ chồng bỏ nhau, nhất là sau khi đi XKLĐ về. “Hiện ở làng đang có một thực tế, nhiều chị, em sau khi đi XKLĐ về nước thì sinh ra chán chồng, chê chồng nên đâm đơn ly dị”, ông Thi cho biết.
Nguồn: Bình Minh/Lao động
Bình luận