• Zalo

Lần đầu tiên quan sát được sao lùn đỏ phát nổ trong thời gian thực

Khám pháThứ Sáu, 07/01/2022 17:08:25 +07:00Google News
(VTC News) -

Cái chết của một ngôi sao là một trong những sự kiện dữ dội nhất trong vũ trụ và các nhà thiên văn học đã có cơ hội quan sát sự kiện ngoạn mục này.

Các kính thiên văn trên mặt đất lần đầu tiên cung cấp hình ảnh cái chết của một sao lùn đỏ khổng lồ trong thời gian thực.

Trong khi các sao lùn đỏ không phải là những ngôi sao sáng nhất hay vĩ đại nhất thì chúng lại có số lượng lớn nhất. Sao lùn đỏ khổng lồ hay được biết tới nhất là Betelgeuse do sự mở đi bất thường của nó. Mặc dù Betelgeuse được dự đoán là sẽ trải qua vụ nổ siêu tân tinh thì đến giờ nó vẫn tồn tại trong vũ trụ.

Tuy nhiên, ngôi sao lùn đỏ là trung tâm trong nghiên cứu mới đây nằm ở thiên hà NGC 5731 cách Trái Đất khoảng 120 triệu năm ánh sáng, lớn hơn Mặt trời 10 lần trước khi phát nổ.

Trước khi trải qua một vụ nổ rực rỡ, một số ngôi sao trải qua những đợt phun trào dữ dội hoặc giải phóng những lớp khí nóng phát sáng. Cho đến khi các nhà thiên văn học chứng kiến sự kiện này, họ vẫn tin rằng các sao lùn đỏ khá yên lặng trước khi phát nổ trong vụ nổ siêu tân tinh hoặc sụp xuống thành một sao neutron đặc.

Tuy nhiên, trên thực tế, lần này, các nhà khoa học đã quan sát được quá trình tự hủy mãnh liệt của một ngôi sao trước khi sụp xuống trong vụ nổ siêu tân tinh loại 2. Cái chết của ngôi sao này là sự sụp xuống nhanh chóng và phát nổ dữ dội sau khi đốt cháy hydro, heli và các nguyên tố khác ở lõi của nó.

"Đây là một bước đột phá trong kiến thức của chúng ta về khoảnh khắc cuối đời của những ngôi sao khổng lồ", chủ nhiệm nghiên cứu Wynn Jacobson-Galán thuộc Đại học California nhận định.

"Việc phát hiện ra hoạt động trước khi vụ nổ siêu tân tinh xảy ra trong một ngôi sao lùn đỏ chưa bao giờ được quan sát trước đây. Đây là lần đầu tiên chúng ta được chứng kiến một ngôi sao lùn đỏ phát nổ”, chuyên gia này cho hay.

Kiều Anh/VOV.VN(Nguồn: CNN)
Bình luận
vtcnews.vn