VFF liệu có thật lòng mạnh tay làm lại nền bóng đá Việt Nam hay chỉ là hô hào, giả vờ quyết liệt?
Qua hai vụ làm độ lớn do các cầu thủ Ninh Bình và Đồng Nai đạo diễn, tân Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng dõng dạc: “Chúng tôi kiên quyết chống tiêu cực đến cùng và mong cơ quan điều tra làm sáng tỏ lôi ra ánh sáng tất cả. Thậm chí là có vỡ giải cũng chấp nhận để làm sạch bóng đá Việt Nam…”.
Sau nhiều năm, nhiều mùa giải đầy rẫy tiêu cực khiến người hâm mộ chán nản và thất vọng với những tỉ số ma do cầu thủ làm độ thì những nhà điều hành bóng đá Việt Nam vẫn chấp nhận sống chung với lũ. Người ta thấy động thái CHỐNG hình như chỉ gói gọn trong lời hô hào ủng hộ cơ quan điều tra làm sáng tỏ. Nó giống như một kiểu ăn theo khi thấy vụ việc vỡ lở để dư luận thấy ta cũng rất quyết liệt (?).
Sẽ tốt hơn lời hô hào rất nhiều nếu những nhà điều hành xắn tay áo vào dọn cỏ, rác trong vườn nhà mình.
14 năm làm bóng đá chuyên nghiệp trải qua bốn nhiệm kỳ VFF, hầu hết những nhà làm bóng đá chỉ chăm chăm chuyện kiếm tiền. Họ gắn khái niệm bóng đá chuyên nghiệp với chữ TIỀN.
Họ nâng lương cầu thủ từ vài triệu lên vài chục triệu đồng và để thị trường chuyển nhượng biến động thành những cuộc sang tay từ vài tỉ đến trên chục tỉ đồng. Họ khoác cho các CLB lớp vỏ chuyên nghiệp bằng vòng quay của đồng tiền rồi để các CLB giành giật cầu thủ bằng tiền tỉ mà bất chấp đạo lý, bất chấp lý lịch lẫn tư cách cầu thủ.
Thậm chí một cầu thủ U-19 năm 2010 quay lưng sút thủng lưới nhà cũng dễ dàng được bỏ qua. Họ chăm lo thành tích mà che và thả trôi cầu thủ hư đi từ CLB này sang CLB khác để rồi bốn năm sau thì chính cầu thủ ấy dính vào vụ Đồng Nai làm độ và ngồi tù.
14 năm chuyên nghiệp, VFF có những công trình hàng trăm tỉ đồng được xây dựng rồi cho thuê làm quán bar, vũ trường; có trung tâm đào tạo bóng đá trẻ xây bằng tiền FIFA và tiền nhà nước nhưng lại chưa đào tạo được cầu thủ trẻ nào. Công trình tiền tỉ thì nhiều nhưng lại chẳng có “công trình” nào để các CLB ý thức việc nâng cao đạo đức và giá trị nghề nghiệp của cầu thủ?
Có nền bóng đá nào mà một đội bóng như V. Ninh Bình bị khai tử ở giải quốc nội (do có chín cầu thủ tham gia bán độ) nhưng vẫn được LĐBĐ Quốc gia thừa nhận cho đại diện bóng đá Việt Nam dự giải châu Á ở AFC Cup?
Có nền bóng đá nào mà cầu thủ nữ còng lưng thi đấu trên sân cỏ heo hắt với đồng lương còm cõi và thu hoạch thật nhiều thành tích nhưng vẫn bị lơ là, trong khi bóng đá nam thu tiền tỉ mà vẫn bán độ để thu lợi bất chính?
Giữa việc thấy con vào vòng lao lý thì mắng con hư, con mất dạy rồi lớn tiếng từ con với việc tạo ra một môi trường tốt và sạch sẽ để giáo dục con cái biết nói không với cái xấu thì cái nào tốt hơn?
Theo PLO
Qua hai vụ làm độ lớn do các cầu thủ Ninh Bình và Đồng Nai đạo diễn, tân Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng dõng dạc: “Chúng tôi kiên quyết chống tiêu cực đến cùng và mong cơ quan điều tra làm sáng tỏ lôi ra ánh sáng tất cả. Thậm chí là có vỡ giải cũng chấp nhận để làm sạch bóng đá Việt Nam…”.
Sau nhiều năm, nhiều mùa giải đầy rẫy tiêu cực khiến người hâm mộ chán nản và thất vọng với những tỉ số ma do cầu thủ làm độ thì những nhà điều hành bóng đá Việt Nam vẫn chấp nhận sống chung với lũ. Người ta thấy động thái CHỐNG hình như chỉ gói gọn trong lời hô hào ủng hộ cơ quan điều tra làm sáng tỏ. Nó giống như một kiểu ăn theo khi thấy vụ việc vỡ lở để dư luận thấy ta cũng rất quyết liệt (?).
CLB Đồng Nai không bỏ giải sau khi hàng loạt cầu thủ bi bắt vì bán độ. (Ảnh: Quang Minh) |
14 năm làm bóng đá chuyên nghiệp trải qua bốn nhiệm kỳ VFF, hầu hết những nhà làm bóng đá chỉ chăm chăm chuyện kiếm tiền. Họ gắn khái niệm bóng đá chuyên nghiệp với chữ TIỀN.
Họ nâng lương cầu thủ từ vài triệu lên vài chục triệu đồng và để thị trường chuyển nhượng biến động thành những cuộc sang tay từ vài tỉ đến trên chục tỉ đồng. Họ khoác cho các CLB lớp vỏ chuyên nghiệp bằng vòng quay của đồng tiền rồi để các CLB giành giật cầu thủ bằng tiền tỉ mà bất chấp đạo lý, bất chấp lý lịch lẫn tư cách cầu thủ.
Thậm chí một cầu thủ U-19 năm 2010 quay lưng sút thủng lưới nhà cũng dễ dàng được bỏ qua. Họ chăm lo thành tích mà che và thả trôi cầu thủ hư đi từ CLB này sang CLB khác để rồi bốn năm sau thì chính cầu thủ ấy dính vào vụ Đồng Nai làm độ và ngồi tù.
Long Giang- một trong sáu cầu thủ dính án tiêu cực ở Đồng Nai |
Có nền bóng đá nào mà một đội bóng như V. Ninh Bình bị khai tử ở giải quốc nội (do có chín cầu thủ tham gia bán độ) nhưng vẫn được LĐBĐ Quốc gia thừa nhận cho đại diện bóng đá Việt Nam dự giải châu Á ở AFC Cup?
Có nền bóng đá nào mà cầu thủ nữ còng lưng thi đấu trên sân cỏ heo hắt với đồng lương còm cõi và thu hoạch thật nhiều thành tích nhưng vẫn bị lơ là, trong khi bóng đá nam thu tiền tỉ mà vẫn bán độ để thu lợi bất chính?
Giữa việc thấy con vào vòng lao lý thì mắng con hư, con mất dạy rồi lớn tiếng từ con với việc tạo ra một môi trường tốt và sạch sẽ để giáo dục con cái biết nói không với cái xấu thì cái nào tốt hơn?
Theo PLO
Bình luận