Làm sạch xoang: Một trong những lý do bạn chảy dãi khi ngủ đó là mũi bị nghẹt, miệng phải mở để hô hấp. Việc này khiến nước dãi chảy ra khi ngủ. Để ngăn ngừa tình trạng này, bạn cần làm sạch xoang mũi bằng cách tắm nước nóng, xông tinh dầu hoặc sử dụng các sản phẩm xịt khoáng.
Thay đổi tư thế ngủ: Nằm ngửa giúp cơ thể bạn ở vị trí ổn định, nước bọt từ đó được giữ trong khoang miệng không chảy ra. Nếu bạn nằm sấp hay nằm nghiêng, nước bọt sẽ dễ dàng chảy ra khỏi miệng.
Kiểm tra chứng ngưng thở khi ngủ: Ngưng thở khi ngủ là chứng rối loạn chính trong hơi thở khiến giấc ngủ của bạn bị rối loạn liên tục và cảm giác mệt mỏi vào buổi sáng hôm sau. Vấn đề này cũng gây chảy dãi khi ngủ và ngáy. Do vậy, bất cứ lúc nào bạn có những triệu chứng trên, hãy đến bệnh viện nhờ sự can thiệp của bác sĩ.
Giảm cân: Thừa cân là một trong những nguyên nhân chính khiến giấc ngủ của bạn bị gián đoạn, từ đó dẫn đến chảy dãi. Theo Brightside, hơn một nửa dân số tại Hoa Kỳ bị mắc chứng ngưng thở khi ngủ xuất phát từ lý do thừa cân, béo phì.
Dùng đúng thuốc: Nếu đang phải dùng thuốc, thì rất có thể đây là lý do khiến khoang miệng của bạn sản xuất nhiều nước bọt dư thừa. Đặc biệt là một số loại kháng sinh có cơ chế mẫn cảm gây ra tình trạng chảy dãi khi ngủ. Do vậy, nếu bị chảy dãi khi ngủ do uống thuốc, bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn.
Gối đầu cao hơn: Theo các chuyên gia, kê đầu trên một chiếc gối cao hơn khi ngủ có thể giúp bạn giảm chảy nước dãi. Tuy nhiên bạn cũng không nên gối quá cao và nên thường xuyên vệ sinh gối của mình dù không bị chảy dãi.
Cân nhắc việc phẫu thuật: Đôi khi, tình trạng chảy dãi của bạn liên quan tới các tuyến trong cơ thể. Nó xảy ra khi có tác động tới thần kinh khiến việc chảy dãi diễn ra thường xuyên và khó kiểm soát. Lúc này, phẫu thuật là cách tốt nhất để xử lý dứt điểm tình trạng khó chịu trên.
Bình luận