Trao đổi với PV VTC News, TS Nguyễn Hữu Chiến, PGĐ Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, cho biết: “Hiện Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 chưa ghi nhận, điều trị cho bệnh nhân nghiện facebook nào, mới chỉ có bệnh nhân nghiện game. Nhưng không phải là hoàn toàn không có, có thể người ta bị bệnh thật nhưng không nhập viện tâm thần mà chỉ đi điều trị rối loạn tâm lý bên ngoài, bởi họ nghĩ vào viện tâm thần là phải bị loạn thần, bị nặng mới vào”.
Cũng theo TS Chiến, chứng nghiện game, nghiện mạng xã hội, nghiện facebook đã từng được nhắc tới. Nhưng mới chỉ có nghiện game đã được công nhận ở Mỹ, còn nghiện facebook có chăng hiện nay chỉ mang tính suy diễn qua kinh nghiệm thực tế thôi chứ chưa có nghiên cứu chính thức hay phân loại cụ thể nào về chứng bệnh này.
Nói chung, nghiện là cảm giác luôn đòi hỏi, luôn có nhu cầu về vấn đề gì đó. Như ở trường hợp những người chơi facebook, nếu có cảm giác ức chế, không thể chịu đựng nổi hay trở nên cáu gắt, khó chịu, đôi khi có thể là bạo lực nếu không được cho phép sử dụng facebook, cũng có thể xem là dấu hiệu của chứng nghiện.
Cũng có thể nhận thấy những triệu chứng chung là thời gian sử dụng ngày một tăng, từ việc thi thoảng sử dụng cho tới sử dụng cả ngày cả đêm, liên tục ngay trong lúc ăn hay cả khi mới tỉnh giấc ngủ.
Video: Nghiện facebook nguy hiểm thế nào?
Chính bởi những điều này, nên nó có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe tâm thần như xuất hiện chứng đau đầu, mất ngủ, thể trạng luôn ốm yếu mệt mỏi do liên tục sử dụng facebook, quên ăn, quên ngủ.
Cho tới nay, ở Việt Nam, vẫn chưa có phân loại cụ thể hay phác đồ điều trị cho căn bệnh này.
>>> Đọc thêm: Hà Nội: Thức đêm đăng ảnh 'câu' like, thiếu nữ 18 tuổi bị bệnh tâm thần
Bình luận