(VTC News)- “Công chúa ký hiệu” Đặng Hoàng Nhu sinh viên chuyên ngành Tiếng Anh, trường ĐH Thương Mại gần đây đã gây xôn xao cư dân mạng với clip bài hát ngôn ngữ kỹ hiệu “Tớ xin lỗi” trên You tube.
Tin liên quan
Không hổ với danh hiệu công chúa ký hiệu của mình, Hoàng Nhu sử dụng thành thạo ngôn ngữ ký hiệu và có thể nói chuyện được với bất kỳ người khiếm thính nào. Ngoài ra Hoàng Nhu còn thể hiện bài hát bằng ngôn ngữ ký hiệu cho những người khiếm thính và bạn bè mình thưởng thức.
Ngôn ngữ ký hiệu là loại ngôn ngữ khó học bởi cấu trúc ngữ pháp của nó phức tạp. Bộ ngôn ngữ ký hiệu ở Việt Nam chưa hoàn chỉnh, bên cạnh đó mỗi người khiếm thính lại có cho mình một cách nói chuyên riêng và đôi khi không theo một ngữ pháp nào cả. Điều đó khiến Hoàng Nhu cảm thấy khó khăn khi đến với ngôn ngữ kí hiệu, nhưng bên cạnh đó Hoàng Nhu lại cảm thấy thú vị vì càng học bạn lại có thể nói chuyện được với người khiếm thính, hiểu được họ nhiều hơn.
Công chúa ký hiệu sướt mướt
Đặng Hoàng Nhu là một cô gái có sự đồng cảm sâu sắc và cũng chính sự đồng cảm ấy đã đưa Hoàng Nhu đến với ngôn ngữ ký hiệu. Khi đọc truyện “Cô đơn trên mạng”, Hoàng Nhu đã khóc cho chính nhân vật khiếm thính trong truyện vì mắc bệnh câm điếc mà bị chết.
Chiêm nghiệm về cuộc sống hiện tại, Hoàng Nhu chia sẻ trong nước mắt: “Mình đã rất xúc động và chợt nhận ra xung quanh mình vẫn tồn tại một thế giới "không âm thanh”.
Vì thế, Hoàng Nhu đã chọn ngôn ngữ ký hiệu để học. Học để được giúp đỡ người khiếm thính về mặt tinh thần. Học để hiểu họ hơn, được chia sẻ, trò chuyện cùng họ, để họ không cảm thấy cô đơn trên cõi đời.
Hành động cùng công chúa ký hiệu
Học được ngôn ngữ ký hiệu rồi thì cần được áp dụng chính vào mục đích của mình. Hoàng Nhu tham gia học ngôn ngữ ký hiệu tại câu lạc bộ Ngôn ngữ ký hiệu và sau đó tham gia hoạt động tình nguyện cùng với câu lạc bộ.
Hiện Hoàng Nhu đang là trưởng ban Quan hệ công chúng cho câu lạc bộ. Nhiệm vụ của Hoàng Nhu là giúp mọi người đến gần và hiểu thêm về người khiếm thính, giúp mọi người tham gia học ngôn ngữ ký hiệu nhiều hơn, để người khiếm thính có thể chia sẻ được tâm tư của mình với nhiều người trong xã hội.
Hoàng Nhu và các bạn trong câu lạc bộ thường tham gia giảng dạy tại Trường dạy trẻ điếc Nhân Chính, Trường dạy nghề cho người khuyết tật Hoa Sữa và Chi hội người điếc Hà Nội. Bên cạnh đó thì câu lạc bộ cũng tham gia rất nhiều các hoạt động thiện nguyện khác về người khuyết tật nói chung, về trẻ em, môi trường…
Không chỉ dừng lại ở việc sử dụng ngôn ngữ ký hiệu để giao tiếp với người khiếm thính mà Hoàng Nhu còn chia sẻ niềm vui cuộc đời đến người khiếm thính bằng cách thể hiện nhiều bài hát bằng ngôn ngữ ký hiệu trên youtube như: “Em mơ về anh”, “Tôi yêu”, “Họa mi khóc”,….
Và nhất là trong clip bài hát “tớ xin lỗi” đặc biệt được dư luận chú ý với nhiều lời khen ngợi về cách trình bày cũng như vẻ bề ngoài của cô công chúa ký hiệu.
Hồ Sỹ Anh
Tin liên quan
Không hổ với danh hiệu công chúa ký hiệu của mình, Hoàng Nhu sử dụng thành thạo ngôn ngữ ký hiệu và có thể nói chuyện được với bất kỳ người khiếm thính nào. Ngoài ra Hoàng Nhu còn thể hiện bài hát bằng ngôn ngữ ký hiệu cho những người khiếm thính và bạn bè mình thưởng thức.
“Công chúa ký hiệu” Đặng Hoàng Nhu sinh viên chuyên ngành Tiếng Anh, trường ĐH Thương Mại |
Ngôn ngữ ký hiệu là loại ngôn ngữ khó học bởi cấu trúc ngữ pháp của nó phức tạp. Bộ ngôn ngữ ký hiệu ở Việt Nam chưa hoàn chỉnh, bên cạnh đó mỗi người khiếm thính lại có cho mình một cách nói chuyên riêng và đôi khi không theo một ngữ pháp nào cả. Điều đó khiến Hoàng Nhu cảm thấy khó khăn khi đến với ngôn ngữ kí hiệu, nhưng bên cạnh đó Hoàng Nhu lại cảm thấy thú vị vì càng học bạn lại có thể nói chuyện được với người khiếm thính, hiểu được họ nhiều hơn.
Công chúa ký hiệu sướt mướt
Đặng Hoàng Nhu là một cô gái có sự đồng cảm sâu sắc và cũng chính sự đồng cảm ấy đã đưa Hoàng Nhu đến với ngôn ngữ ký hiệu. Khi đọc truyện “Cô đơn trên mạng”, Hoàng Nhu đã khóc cho chính nhân vật khiếm thính trong truyện vì mắc bệnh câm điếc mà bị chết.
Chiêm nghiệm về cuộc sống hiện tại, Hoàng Nhu chia sẻ trong nước mắt: “Mình đã rất xúc động và chợt nhận ra xung quanh mình vẫn tồn tại một thế giới "không âm thanh”.
Vì thế, Hoàng Nhu đã chọn ngôn ngữ ký hiệu để học. Học để được giúp đỡ người khiếm thính về mặt tinh thần. Học để hiểu họ hơn, được chia sẻ, trò chuyện cùng họ, để họ không cảm thấy cô đơn trên cõi đời.
Hành động cùng công chúa ký hiệu
Học được ngôn ngữ ký hiệu rồi thì cần được áp dụng chính vào mục đích của mình. Hoàng Nhu tham gia học ngôn ngữ ký hiệu tại câu lạc bộ Ngôn ngữ ký hiệu và sau đó tham gia hoạt động tình nguyện cùng với câu lạc bộ.
Hoàng Nhu và các bạn trong câu lạc bộ thường tham gia giảng dạy tại Trường dạy trẻ điếc Nhân Chính, Trường dạy nghề cho người khuyết tật Hoa Sữa và Chi hội người điếc Hà Nội. Bên cạnh đó thì câu lạc bộ cũng tham gia rất nhiều các hoạt động thiện nguyện khác về người khuyết tật nói chung, về trẻ em, môi trường…
Không chỉ dừng lại ở việc sử dụng ngôn ngữ ký hiệu để giao tiếp với người khiếm thính mà Hoàng Nhu còn chia sẻ niềm vui cuộc đời đến người khiếm thính bằng cách thể hiện nhiều bài hát bằng ngôn ngữ ký hiệu trên youtube như: “Em mơ về anh”, “Tôi yêu”, “Họa mi khóc”,….
Và nhất là trong clip bài hát “tớ xin lỗi” đặc biệt được dư luận chú ý với nhiều lời khen ngợi về cách trình bày cũng như vẻ bề ngoài của cô công chúa ký hiệu.
Hồ Sỹ Anh
Bình luận