Năm 2013, CPI cả nước tăng 6,04% còn GDP năm 2013 ước tính tăng 5,42% so với năm 2012.
Trong các nhóm hàng hóa và dịch vụ, nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng có chỉ số giá tháng 12/2013 so với tháng trước tăng cao nhất với mức tăng 2,31%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,57%, hàng ăn dịch vụ ăn uống ngoài gia đình tăng 0,17%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,27%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,25%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,13%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,08%; giáo dục tăng 0,02%.
Các nhóm hàng hóa và dịch vụ còn lại chỉ số giá giảm: Gồm giao thông vận tải 0,23%, bưu chính viễn thông giảm 0,01%.
Về tăng trưởng GDP, số liệu chính thức từ Tổng cục Thống kê cho biết, Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2013 ước tính tăng 5,42% so với năm 2012. Trong đó, quý I tăng 4,76%, quý II tăng 5,00%, quý III tăng 5,54%, quý IV tăng 6,04%.
Mức tăng trưởng năm nay tuy thấp hơn mục tiêu tăng 5,5% nhưng cao hơn mức tăng 5,25% của năm 2012 và có tín hiệu phục hồi.
Trong mức tăng 5,42% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,67%, xấp xỉ mức tăng của năm trước, đóng góp 0,48%%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,43%, thấp hơn mức tăng 5,75% của năm trước, đóng góp 2,09%, khu vực dịch vụ tăng 6,56% cao hơn mức tăng 5,9% của năm 2012, đóng góp 2,85%.
Tổng Cục Thống kê đánh giá, sản xuất công nghiệp đã có dấu hiệu phục hồi, nhát là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đã có chuyển biến rõ nét. Chỉ số tồn kho, tiêu thụ đã diễn biến tích cực. Trong đó, chỉ số sản xuất ở một số ngành tăng cao như dệt may, sản xuất da, sản xuất thiết bị điện...
Đáng chú ý, chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chỉ còn tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước.
Về cơ cấu trong quy mô nền kinh tế cả năm, khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 18,4%, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,3% và khu vực dịch vụ chiếm 43,3% (năm 2012 các tỷ trọng tương ứng là 38,6% và 41,7%).
Xét về góc độ sử dụng GDP năm nay, tiêu dùng cuối cùng tăng 5,36% so với năm 2012, đóng góp 3,72% vào mức tăng chung; tích lũy tài sản tăng 5,45%, đóng góp 1,62%, chênh lệch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp 0,08% cho xuất siêu.
Nhập siêu khủng từ Trung Quốc, cả năm vẫn xuất siêu
Mặc dù Việt Nam nhập siêu cực lớn từ Trung Quốc, hơn 23,7 tỷ USD song cả năm vẫn xuất siêu được 863 triệu USD.
Theo Tổng Cục Thống kê, trong khi chúng ta nhập khẩu từ thị trường nước láng giếng tới 36,8 tỷ USD, tăng 26,7% thì ngược lại, các doanh nghiệp chỉ xuất khẩu sang nước này được 13,1 tỷ USD, tăng 2,1%. Cán cân thương mại lệch hẳn về phía Trung Quốc với con số 23,7 tỷ USD. Đây vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam. Cùng đó, Việt Nam tiếp tục nhập siêu mạnh từ thị trường ASEAN, Hàn Quốc.
Tuy nhiên, kéo lại sự chênh lệch này, thương mại của Việt Nam cân đối trở lại nhờ thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản ... Trong đó, thị trường Mỹ đã dẫn đầu với kim ngạch xuất khẩu ước đạt 23,7 tỷ USD, tăng 20,3%. Việt Nam chỉ nhập từ thị trường này 5,1 tỷ USD, dẫn tới kết quả xuất siêu sang Mỹ tới 18,6 tỷ USD.
EU là thị trường xuất khẩu lớn hai của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 20,4 tỷ USD, tăng 24,4%, song Việt Nam chỉ nhập khẩu 9,2 tỷ USD từ khu vực này. Với EU, kết quả xuất siêu tới 11,2 tỷ USD. Với Nhật Bản, Việt Nam xuất siêu được 2,3 tỷ USD.
Đóng góp vào kết quả tươi sáng này là nhờ lĩnh vực xuất khẩu điện thoại và linh kiện, chủ yếu từ Samsung với kim ngạch xuất lên tới 21,5 tỷ USD, dệt may 17,9 tỷ USD.
Tính chung tình hình xuất nhập khẩu cả năm, Tổng Cục Thống kê cho biết, ước cả năm xuất khẩu đạt 132,2 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm 2012, nhập khẩu đạt 131,3 tỷ USD, tăng 15,4%.
Cả năm, Việt Nam đã xuất siêu 863 triệu USD, bằng 0,7% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó, riêng tháng 12 xuất siêu ước tính 100 triệu USD.
Tuy nhiên, thành tích xuất siêu này chủ yếu nhờ vốn ngoại, khi khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 13,1 tỷ USD, khu vực FDI xuất siêu gần 14 tỷ USD.
Sáng 23/12, tại cuộc họp báo về tình hình kinh tế xã hôi năm 2013, Tổng Cục Thống kê cho biết tăng trưởng kinh tế đã có tín hiệu phục hồi. Như vậy, GDP và lạm phát đều đạt được mục tiêu tổng quát đề ra từ đầu năm, phù hợp với chỉ đạo của Thủ tướng, GDP cao hơn và lạm phát thấp hơn năm 2012.
Thống kê cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2013 tăng 0,51% so với tháng trước và tăng 6,04% so với tháng 12/2012.
Đây là năm có chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp nhất trong 10 năm trở lại đây. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2013 tăng 6,6% so với bình quân năm 2012.
Dù có mức tăng trưởng thấp nhất trong vòng 10 năm qua, song CPI năm 2013 vẫn cao hơn GDP cả nước |
Trong các nhóm hàng hóa và dịch vụ, nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng có chỉ số giá tháng 12/2013 so với tháng trước tăng cao nhất với mức tăng 2,31%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,57%, hàng ăn dịch vụ ăn uống ngoài gia đình tăng 0,17%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,27%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,25%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,13%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,08%; giáo dục tăng 0,02%.
Các nhóm hàng hóa và dịch vụ còn lại chỉ số giá giảm: Gồm giao thông vận tải 0,23%, bưu chính viễn thông giảm 0,01%.
Về tăng trưởng GDP, số liệu chính thức từ Tổng cục Thống kê cho biết, Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2013 ước tính tăng 5,42% so với năm 2012. Trong đó, quý I tăng 4,76%, quý II tăng 5,00%, quý III tăng 5,54%, quý IV tăng 6,04%.
Mức tăng trưởng năm nay tuy thấp hơn mục tiêu tăng 5,5% nhưng cao hơn mức tăng 5,25% của năm 2012 và có tín hiệu phục hồi.
Trong mức tăng 5,42% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,67%, xấp xỉ mức tăng của năm trước, đóng góp 0,48%%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,43%, thấp hơn mức tăng 5,75% của năm trước, đóng góp 2,09%, khu vực dịch vụ tăng 6,56% cao hơn mức tăng 5,9% của năm 2012, đóng góp 2,85%.
Tổng Cục Thống kê đánh giá, sản xuất công nghiệp đã có dấu hiệu phục hồi, nhát là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đã có chuyển biến rõ nét. Chỉ số tồn kho, tiêu thụ đã diễn biến tích cực. Trong đó, chỉ số sản xuất ở một số ngành tăng cao như dệt may, sản xuất da, sản xuất thiết bị điện...
Đáng chú ý, chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chỉ còn tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước.
Về cơ cấu trong quy mô nền kinh tế cả năm, khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 18,4%, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,3% và khu vực dịch vụ chiếm 43,3% (năm 2012 các tỷ trọng tương ứng là 38,6% và 41,7%).
Xét về góc độ sử dụng GDP năm nay, tiêu dùng cuối cùng tăng 5,36% so với năm 2012, đóng góp 3,72% vào mức tăng chung; tích lũy tài sản tăng 5,45%, đóng góp 1,62%, chênh lệch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp 0,08% cho xuất siêu.
Nhập siêu khủng từ Trung Quốc, cả năm vẫn xuất siêu
Mặc dù Việt Nam nhập siêu cực lớn từ Trung Quốc, hơn 23,7 tỷ USD song cả năm vẫn xuất siêu được 863 triệu USD.
Theo Tổng Cục Thống kê, trong khi chúng ta nhập khẩu từ thị trường nước láng giếng tới 36,8 tỷ USD, tăng 26,7% thì ngược lại, các doanh nghiệp chỉ xuất khẩu sang nước này được 13,1 tỷ USD, tăng 2,1%. Cán cân thương mại lệch hẳn về phía Trung Quốc với con số 23,7 tỷ USD. Đây vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam. Cùng đó, Việt Nam tiếp tục nhập siêu mạnh từ thị trường ASEAN, Hàn Quốc.
Tuy nhiên, kéo lại sự chênh lệch này, thương mại của Việt Nam cân đối trở lại nhờ thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản ... Trong đó, thị trường Mỹ đã dẫn đầu với kim ngạch xuất khẩu ước đạt 23,7 tỷ USD, tăng 20,3%. Việt Nam chỉ nhập từ thị trường này 5,1 tỷ USD, dẫn tới kết quả xuất siêu sang Mỹ tới 18,6 tỷ USD.
EU là thị trường xuất khẩu lớn hai của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 20,4 tỷ USD, tăng 24,4%, song Việt Nam chỉ nhập khẩu 9,2 tỷ USD từ khu vực này. Với EU, kết quả xuất siêu tới 11,2 tỷ USD. Với Nhật Bản, Việt Nam xuất siêu được 2,3 tỷ USD.
Đóng góp vào kết quả tươi sáng này là nhờ lĩnh vực xuất khẩu điện thoại và linh kiện, chủ yếu từ Samsung với kim ngạch xuất lên tới 21,5 tỷ USD, dệt may 17,9 tỷ USD.
Tính chung tình hình xuất nhập khẩu cả năm, Tổng Cục Thống kê cho biết, ước cả năm xuất khẩu đạt 132,2 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm 2012, nhập khẩu đạt 131,3 tỷ USD, tăng 15,4%.
Cả năm, Việt Nam đã xuất siêu 863 triệu USD, bằng 0,7% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó, riêng tháng 12 xuất siêu ước tính 100 triệu USD.
Tuy nhiên, thành tích xuất siêu này chủ yếu nhờ vốn ngoại, khi khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 13,1 tỷ USD, khu vực FDI xuất siêu gần 14 tỷ USD.
Theo Vietnamnet
Bình luận