(VTC News) - Đặt giả thiết, một thiên thạch cũng nổ tung trên bầu trời rồi rơi xuống Việt Nam như thảm họa mới xảy ra ở Nga, chúng ta phải làm gì?
Để người dân có được những kiến thức cơ bản nhất trong việc ứng phó với thảm họa từ vũ trụ, phóng viên VTC News đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đức Phường – Tổng thư ký Hội Thiên văn - Vũ trụ Việt Nam.
Ông Phường cho hay, thứ nhất, ở Việt Nam mới chỉ có đội phòng chống lũ lụt, bão, hạn hán…chứ chưa bao giờ trong tiềm thức người Việt cho rằng sẽ có một tai họa nào đó từ trên trời rơi xuống như vụ thiên thạch nổ ở Nga vừa rồi.
Thứ hai, nền khoa học của nước mình vẫn chưa đủ phát triển để ứng phó với điều đó. Việt Nam cũng chưa có bất kì ngành khoa học nào nghiên cứu về thiên thạch. Do vậy, chúng ta không thể dự báo được nếu chẳng may có một thiên thạch nào đó tấn công nước ta.
Tất cả những dữ liệu mà người Việt Nam biết chủ yếu dựa vào thông tin từ các trung tâm ở nước ngoài, chứ ở Việt Nam chưa có bất kì ngành khoa học nào nghiên cứu về vật lý thiên văn hay thiên thể dù những ngành này đã có từ rất lâu ở các nước phát triển trên thế giới.
Nói cách khác, ở những nước như Việt Nam, chúng ta chưa quan tâm tới vấn đề này. Người dân cũng như các nhà khoa học chưa ý thức được tầm quan trọng của những nghiên cứu từ không gian, vũ trụ.
Tại Nga, ngay sau khi thảm họa xảy ra vào hôm 15/2, Bộ khẩn cấp Nga đã họp khẩn cấp với Tổng thống, đề nghị thiết lập hệ thống phòng thủ để đối phó với những vụ tấn công từ vũ trụ như thiên thạch vừa rồi.
Tại Việt Nam, công nghệ chưa đủ mạnh, và cũng chưa có để chúng ta nghĩ tới điều đó. Nếu có xảy ra thảm họa tương tự như ở Nga, chắc chắn chúng ta không thể bắn phá thiên thạch mà buộc phải nhờ sự can thiệp của những trung tâm khoa học lớn ở nước ngoài.
Nếu một thiên thạch nào đó định 'tấn công' Việt Nam, chắc chắn những cơ quan lớn của Mỹ hay của Nga sẽ không làm ngơ bởi bất cứ hiểm họa nào tới từ vũ trụ, đó là hiểm họa của toàn nhân loại chứ không chỉ của quốc gia nào.
Quốc gia nào mạnh họ sẽ tích cực tham gia vào việc ứng phó với thảm họa đó thôi.
Khi sự cố xảy ra, chúng ta sẽ chú trọng về mặt y tế, nhân đạo, tương thân tương ái làm sao để người dân giảm tổn thất. Truyền thống của người Việt ta là vậy.
Ở nước ngoài, người ta tuyền truyền cho người dân để nâng cao nhận thức của họ về vấn đề này. Đa số người dân được tuyên truyền để hiểu bản chất của hiện tượng ấy là gì và có đáng lo ngại hay không.
Lấy ví dụ người Nga, họ có hiểu biết rất tốt về thiên tai, vũ trụ…nên khi thảm họa xảy ra, họ bình tĩnh xử lý.
Còn tại Việt Nam, ngành khoa học này tương đối mới và chúng ta cũng chưa trang bị kiến thức cho người dân về những hiểm họa từ vũ trụ như thiên thạch rơi như vậy nên nếu xảy ra, người dân ở Việt Nam sẽ hoang mang.
Không chỉ thế, những người ở vùng sâu, vùng xa, nhận thức chưa đầy đủ có thể sẽ bị kẻ xấu lợi dụng cơ hội này tung tin đồn nhảm làm người dân mất bình tĩnh, gây hậu quả nặng nề về mặt tâm lý.
Đôi khi chính chúng ta tự dẫn chúng ta tới hậu quả xấu chứ không phải hậu quả do thiên thạch gây ra. Chẳng hạn người dân dễ bị mê tín dị đoan hay có những hành động tiêu cực làm tổn hại tới chính cuộc sống của mình: Bán kế sinh nhai (trâu, bò), ăn làm sao cho hết những gì mình có…Đó là điều đáng lo ngại hơn cả.
Với tư cách một chuyên gia về thiên văn học, tôi khuyên người dân nếu gặp phải hiện tượng tương tự ở Nga đầu tiên phải hết sức bình tĩnh. Mối nguy hại từ mảnh vỡ thiên thạch này thực ra không đáng lo ngại như chúng ta vẫn nghĩ. Người dân nên tiếp cận các nguồn tin có cơ sở khoa học.
Nếu nhìn thấy mảnh vỡ thiên thạch rơi xuống mặt đất, người dân cần thông báo cho cơ quan chức năng để họ thông báo với các nhà khoa học. Cũng cần bảo tồn nguyên vẹn hiện trạng đó vì thiên thạch không có giá trị về mặt vật chất, mê tín dị đoan, nhưng có giá trị về mặt khoa học rất nhiều.
Năm vừa qua, có nhiều người ở Việt Nam làm giả những viên đá dạng thiên thạch rồi thổi giá lên hàng tỷ đồng với lý do viên đá đó có thể chữa lành bệnh… Nhưng tôi xin khẳng định, thiên thạch không có giá trị về mặt y học, chẳng thể chữa lành bệnh và cũng không có giá trị tâm linh bởi thực ra nó chỉ là mẩu vật chất bình thường như những hòn đá trên Trái đất, chẳng quan thành phần của nó có thể nhiều sắt hoặc Niken mà thôi.
Nếu nhặt được thiên thạch này, chúng ta cần bảo quản nó để không làm mất giá trị khoa học của nó. Những mẩu thiên thạch này rất có giá trị khoa học bởi nó sẽ giúp tiết lộ những thông tin quan trọng về sự hình thành hệ mặt trời cũng như Trái đất của chúng ta.
Như chúng ta đã biết, thiên thạch có thể lao xuống bất cứ nơi nào trên Trái đất, chứ không riêng vùng nào. Do vậy, Việt Nam cũng có thể sẽ phải hứng chịu thảm họa từ vũ trụ trên.
Để người dân có được những kiến thức cơ bản nhất trong việc ứng phó với thảm họa từ vũ trụ, phóng viên VTC News đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đức Phường – Tổng thư ký Hội Thiên văn - Vũ trụ Việt Nam.
Ông Phường cho hay, thứ nhất, ở Việt Nam mới chỉ có đội phòng chống lũ lụt, bão, hạn hán…chứ chưa bao giờ trong tiềm thức người Việt cho rằng sẽ có một tai họa nào đó từ trên trời rơi xuống như vụ thiên thạch nổ ở Nga vừa rồi.
Thứ hai, nền khoa học của nước mình vẫn chưa đủ phát triển để ứng phó với điều đó. Việt Nam cũng chưa có bất kì ngành khoa học nào nghiên cứu về thiên thạch. Do vậy, chúng ta không thể dự báo được nếu chẳng may có một thiên thạch nào đó tấn công nước ta.
Một mảnh vỡ thiên thạch tạo ra hố với đường kính 6m trên mặt hồ băng - Ảnh: RT |
Tất cả những dữ liệu mà người Việt Nam biết chủ yếu dựa vào thông tin từ các trung tâm ở nước ngoài, chứ ở Việt Nam chưa có bất kì ngành khoa học nào nghiên cứu về vật lý thiên văn hay thiên thể dù những ngành này đã có từ rất lâu ở các nước phát triển trên thế giới.
Nói cách khác, ở những nước như Việt Nam, chúng ta chưa quan tâm tới vấn đề này. Người dân cũng như các nhà khoa học chưa ý thức được tầm quan trọng của những nghiên cứu từ không gian, vũ trụ.
Tại Nga, ngay sau khi thảm họa xảy ra vào hôm 15/2, Bộ khẩn cấp Nga đã họp khẩn cấp với Tổng thống, đề nghị thiết lập hệ thống phòng thủ để đối phó với những vụ tấn công từ vũ trụ như thiên thạch vừa rồi.
Tại Việt Nam, công nghệ chưa đủ mạnh, và cũng chưa có để chúng ta nghĩ tới điều đó. Nếu có xảy ra thảm họa tương tự như ở Nga, chắc chắn chúng ta không thể bắn phá thiên thạch mà buộc phải nhờ sự can thiệp của những trung tâm khoa học lớn ở nước ngoài.
|
Quốc gia nào mạnh họ sẽ tích cực tham gia vào việc ứng phó với thảm họa đó thôi.
Khi sự cố xảy ra, chúng ta sẽ chú trọng về mặt y tế, nhân đạo, tương thân tương ái làm sao để người dân giảm tổn thất. Truyền thống của người Việt ta là vậy.
Ở nước ngoài, người ta tuyền truyền cho người dân để nâng cao nhận thức của họ về vấn đề này. Đa số người dân được tuyên truyền để hiểu bản chất của hiện tượng ấy là gì và có đáng lo ngại hay không.
Lấy ví dụ người Nga, họ có hiểu biết rất tốt về thiên tai, vũ trụ…nên khi thảm họa xảy ra, họ bình tĩnh xử lý.
Còn tại Việt Nam, ngành khoa học này tương đối mới và chúng ta cũng chưa trang bị kiến thức cho người dân về những hiểm họa từ vũ trụ như thiên thạch rơi như vậy nên nếu xảy ra, người dân ở Việt Nam sẽ hoang mang.
Không chỉ thế, những người ở vùng sâu, vùng xa, nhận thức chưa đầy đủ có thể sẽ bị kẻ xấu lợi dụng cơ hội này tung tin đồn nhảm làm người dân mất bình tĩnh, gây hậu quả nặng nề về mặt tâm lý.
Đôi khi chính chúng ta tự dẫn chúng ta tới hậu quả xấu chứ không phải hậu quả do thiên thạch gây ra. Chẳng hạn người dân dễ bị mê tín dị đoan hay có những hành động tiêu cực làm tổn hại tới chính cuộc sống của mình: Bán kế sinh nhai (trâu, bò), ăn làm sao cho hết những gì mình có…Đó là điều đáng lo ngại hơn cả.
Với tư cách một chuyên gia về thiên văn học, tôi khuyên người dân nếu gặp phải hiện tượng tương tự ở Nga đầu tiên phải hết sức bình tĩnh. Mối nguy hại từ mảnh vỡ thiên thạch này thực ra không đáng lo ngại như chúng ta vẫn nghĩ. Người dân nên tiếp cận các nguồn tin có cơ sở khoa học.
Nếu nhìn thấy mảnh vỡ thiên thạch rơi xuống mặt đất, người dân cần thông báo cho cơ quan chức năng để họ thông báo với các nhà khoa học. Cũng cần bảo tồn nguyên vẹn hiện trạng đó vì thiên thạch không có giá trị về mặt vật chất, mê tín dị đoan, nhưng có giá trị về mặt khoa học rất nhiều.
Năm vừa qua, có nhiều người ở Việt Nam làm giả những viên đá dạng thiên thạch rồi thổi giá lên hàng tỷ đồng với lý do viên đá đó có thể chữa lành bệnh… Nhưng tôi xin khẳng định, thiên thạch không có giá trị về mặt y học, chẳng thể chữa lành bệnh và cũng không có giá trị tâm linh bởi thực ra nó chỉ là mẩu vật chất bình thường như những hòn đá trên Trái đất, chẳng quan thành phần của nó có thể nhiều sắt hoặc Niken mà thôi.
Nếu nhặt được thiên thạch này, chúng ta cần bảo quản nó để không làm mất giá trị khoa học của nó. Những mẩu thiên thạch này rất có giá trị khoa học bởi nó sẽ giúp tiết lộ những thông tin quan trọng về sự hình thành hệ mặt trời cũng như Trái đất của chúng ta.
Minh Quân (ghi)
Bình luận