• Zalo

Làm được 4 điều này, việc tạm biệt thói quen xấu chỉ là chuyện nhỏ

Tản mạnThứ Bảy, 28/08/2021 16:00:00 +07:00Google News

Học cách từ bỏ một thói quen nào đó đôi khi có thể gây chán nản nhưng không phải là bất khả thi.

Bắt tay vào lên kế hoạch

Bạn không thể chỉ nói “Tôi muốn từ bỏ thói quen abc...” và mong muốn nó tự thành hiện thực. Bạn phải đưa ra một kế hoạch cụ thể để nó xảy ra. Một khi bạn đã đưa ra một kế hoạch, hãy thêm lời nhắc và cột mốc quan trọng vào danh sách công việc cần làm để nhắc nhở điều bạn muốn đạt được.

Làm được 4 điều này, việc tạm biệt thói quen xấu chỉ là chuyện nhỏ - 1

(Ảnh: Dribbble)

Xác định yếu tố kích hoạt

Để xác định yếu tố kích hoạt hình thành thói quen xấu, bạn hãy dành ra vài ngày ghi chép lại những hành vi của mình. Ví dụ như:

- Hành vi này xảy ra ở đâu?

- Vào thời gian nào trong ngày?

- Cảm xúc của bạn khi thực hiện hành vi?

- Người khác có tác động gì không?

- Nó có xảy ra ngay sau 1 việc gì đó không?

Làm được 4 điều này, việc tạm biệt thói quen xấu chỉ là chuyện nhỏ - 2

(Ảnh: Dribbble)

Lấy ví dụ bạn muốn ngừng thức khuya quá 12 giờ đêm. Sau khi theo dõi thói quen này, bạn nhận ra rằng bạn có xu hướng thức khuya nếu bạn bắt đầu xem TV hoặc chat chit với bạn bè sau bữa tối, nhưng bạn sẽ ngủ sớm hơn nếu thay bằng đọc sách hoặc đi bộ. Vì thế, bạn quyết định dừng xem TV và tắt điện thoại sau 9 giờ tối trong tuần. Bằng việc loại bỏ các yếu tố kích hoạt này, bạn sẽ khiến mình khó có thể thức khuya hơn.

Tự đặt ra những chướng ngại cho thói quen xấu

Nhà tâm lý học Shawn Achor nói rằng bạn có thể phá vỡ thói quen xấu bằng cách đặt ra những trở ngại tại chỗ, cái mà ngăn cản bạn thực hiện hành vi.

Ví dụ: nếu một trong những thói quen xấu của bạn là kiểm tra Facebook khi làm việc, bạn có thể ngắt kết nối Internet bằng cách sử dụng các ứng dụng phần mềm chặn truy cập vào nó. Hoặc di chuyển bàn làm việc, để mọi người đi ngang qua có thể thấy màn hình máy tính của bạn.

Làm được 4 điều này, việc tạm biệt thói quen xấu chỉ là chuyện nhỏ - 3

(Ảnh: Veerle's blog)

Bạn cũng cần tránh những người, địa điểm hoặc tình huống gây ra thói quen xấu, nếu điều này thích hợp. Ví dụ, hãy tưởng tượng rằng bạn đang cố gắng ngừng nói chuyện tại nơi làm việc. Bạn biết rằng mình thường tham gia vào hành vi này trong giờ ăn trưa với một nhóm đồng nghiệp cụ thể. Vì vậy bạn giải quyết bằng cách tránh phòng nghỉ và thay vào đó đi ăn trưa bên ngoài hoặc tại bàn làm việc của mình.

Tập trung vào lý do tại sao bạn muốn thay đổi

Bạn sẽ dễ thay đổi thói quen hơn nếu điều bạn đang cố gắng thực hiện có giá trị hoặc mang lại lợi ích cho bạn. Do đó, hãy viết ra giấy lí do bạn muốn thay đổi thói quen xấu và lợi ích khi đạt được. Sau đó, dán tờ giấy này lên gương, bàn làm việc hay bất kỳ chỗ nào bạn thường đưa mắt tới. Thấy danh sách này thường xuyên sẽ giúp củng cố niềm tin của bạn mỗi khi bạn quay trở lại thói quen cũ.

Cersei(Tổng hợp)
Bình luận
vtcnews.vn