Trong mùa này, những con đường ngập nước và những cơn mưa xối xả có thể làm cho việc lái xe trở nên khó khăn hơn.
Vì vậy, khi phải lái xe trong mưa, bạn nên ghi nhớ và thực hiện một số hướng dẫn được đúc kết từ kinh nghiệm thực tế dưới đây để đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như tránh được các rủi ro khó lường khác.
1. Giảm tốc và tăng khoảng cách
Tăng tốc độ xe trong khi trời mưa rất nguy hiểm. Khi xe tiến vào quãng đường lầy lội, việc đầu tiên bạn cần làm là nhả nhẹ chân ga hay giảm tốc độ ngay lập tức để tránh cho các bánh xe không bị trượt.
Nên bật đèn pha và đèn ban ngày khi xe chạy trong cơn mưa. Điều này không chỉ giúp bạn thấy được phía trước rõ ràng hơn mà còn giúp cho các người lái phương tiện khác nhìn thấy xe của bạn.
Trong điều kiện thời tiết ẩm ướt, bạn hãy cố gắng phối hợp những thao tác điều khiển một cách nhẹ nhàng, từ tay lái, tay côn, phanh đến chân ga để hạn chế tối đa những sai sót và tình huống nguy hiểm.
Chạy xe với tốc độ chậm giúp bạn có thêm thời gian để phản ứng chính xác với những tình huống nguy hiểm khi trời mưa. Nếu trong điều kiện bình thường, bạn phải luôn giữ khoảng cách từ hai đến ba giây so với phương tiện trước mặt thì trong lúc trời mưa, khoảng thời gian này phải tăng gấp đôi.
2. Tập trung cao độ
Để tránh gây tai nạn, bạn cần tỉnh táo và tập trung cao độ vào tay lái. Không nên sử dụng điện thoại di động, kể cả nghe đài hay nghe nhạc trong khi lái xe dưới trời mưa.
Hãy thường xuyên quan sát xung quanh khi xe di chuyển để tránh xuất hiện những điểm mù giữa xe của mình và các phương tiện khác đang lưu thông trên đường, nhất là những chiếc xe tải và xe có rờ mooc.
Khi ở khoảng cách quá gần, tài xế của những phương tiện đó có thể không nhìn thấy xe của bạn, mặt khác, những mảng bụi nước hay bùn đất văng ra từ những chiếc xe to lớn ấy có thể làm mờ kính quan sát, cản trở tầm nhìn của bạn. Tốt nhất là tránh xa những chiếc xe quá khổ khi trời đang mưa.
3. Cảm nhận được độ trơn trượt
Những cơn mưa đầu mùa thường tạo cho mặt đường độ nguy hiểm cao do những chất gây trơn trượt tích trữ từ mùa khô chưa được rửa trôi.
Đặc biệt, tại những ngã ba, ngã tư hoặc nơi các phương tiện hay tạm dừng dễ xuất hiện những nhễu dầu hay nhớt trên mặt đường, khi mưa xuống là chúng có cơ hội lan rộng, gây trơn trượt cho bánh xe.
Vì vậy, bạn phải chú tâm nhiều hơn khi lái xe vào những khu vực đó. Nên thực hiện thao tác rẽ một cách chậm rãi và khi cần thiết thì phanh nhẹ.
4. Xác định mức độ ngập của mặt đường
Nếu đi vào một đoạn đường bị ngập, bạn hãy cố gắng xác định độ ngập của mặt đường trước khi quyết định đi tiếp hay quay lại bằng cách so sánh mặt nước so với độ cao của vỉa hè hay mức độ chìm trong nước của lốp xe khác đang di chuyển giữa đường.
Tốt nhất là tránh những đoạn đường bị ngập nước. Nếu nhà bạn nằm trong khu vực thường bị ngập nước thì hãy chủ động theo dõi thời tiết để tìm giải pháp thích hợp nếu biết rằng con đường ấy có thể biến thành sông.
5. Cảnh giác với những ổ gà hay ổ voi dưới làn nước
Bị rơi vào một hố sâu giữa một biển nước mênh mông thật sự là một tai họa lớn. Nếu bắt buộc phải lái xe vào đoạn đường ngập nước, bạn hãy ráng nhớ ra những vị trí có ổ gà hay ổ voi để tránh, nếu không, bạn sẽ thu được… bài học nhớ đời!
6. Điều chỉnh sự trượt bất thường
Nếu xe bị mất điều khiển ở bánh sau thì trước tiên bạn phải nhanh chóng rời chân khỏi bàn nhấn ga và đừng đạp phanh gấp. Hãy tận dụng chức năng của hệ thống ABS nếu xe được trang bị.
Sau khi xoay tay lái theo cùng hướng trượt của phần đuôi xe, bạn nên ngưng lại trong giây lát để chiếc xe có thời gian lấy lại độ ổn định, tiếp đó mới đánh lái theo hướng ngược lại. Kỹ thuật này giúp xe lấy lại trạng thái cân bằng sau khi bị trượt.
Trong trường hợp xe của bạn đang ở trên một mặt đường hẹp, không đủ không gian để thực hiện kỹ thuật trên thì phải bình tĩnh và căng mắt quan sát để đánh tay lái. Đừng tập trung vào những chướng ngại vật, mà chú ý vào những hướng hay con đường an toàn cho xe của bạn.
7. Đừng sử dụng hệ thống điều khiển hành trình
Nếu xe của bạn có trang bị hệ thống điều khiển hành trình (CCS – Cruise Control System) thì đừng sử dụng nó vì chức năng giữ tốc độ ổn định cho xe của hệ thống này không phát huy tác dụng khi lái xe trong lúc trời mưa.
Tốc độ của xe phải được thay đổi liên tục để đảm bảo sự thăng bằng cho xe theo điều kiện thực tế và cảm nhận của chính bạn.
8. Cẩn trọng trước khi đạp phanh
Thao tác dừng xe trên mặt đường ướt đòi hỏi nhiều thời gian hơn so với lúc lái xe trên mặt đường khô ráo. Vì vậy, bạn cần ước lượng càng chính xác càng tốt khoảng cách từ lúc đạp phanh đến điểm muốn xe dừng hẳn.
Để tránh cho xe không bị trượt khi đạp phanh, hãy thực hiện việc phanh khi bánh xe đang ở trạng thái chạy thẳng.
Nếu muốn giảm tốc khi thực hiện rẽ hướng, hãy nhả chân ga và đạp chân phanh một cách nhẹ nhàng cho đến khi các bánh xe trở lại trạng thái hướng thẳng lên phía trước, sau đó mới từ từ rẽ hướng.
9. Kiểm tra áp suất của bánh xe
Các bánh xe có áp suất thấp thường làm tăng khả năng trượt nước của xe khi di chuyển. Nên kiểm tra áp suất bánh xe thường xuyên, nhất là trong những ngày mưa nhiều để đảm bảo bánh xe đủ căng theo quy định.
Bên cạnh đó, độ mòn của bánh xe cũng có ảnh hưởng rất lớn đến độ an toàn khi lái xe trên những con đường trơn trượt hay ngập nước.
10. Thực hiện kiểm tra định kỳ xe theo đúng lịch và học hỏi cách xử lý tình huống
Ngoài việc đưa xe đến điểm bảo dưỡng theo đúng lịch trình để kiểm tra, thay thế hay sửa chữa những chi tiết đã mòn, bạn nên trang bị cho chiếc xe của mình những phương tiện sơ cứu cần thiết để đề phòng những tình huống bất trắc do thời tiết gây ra.
Với một số người, lái xe trong mưa mang lại những khoảnh khắc khá lãng mạn, nhưng nếu không tập trung vào việc giữ an toàn trên đường thì những giây phút lãng mạn đó có thể trở thành ác mộng.
Khi gặp phải một trận mưa quá lớn, xin đừng chủ quan với khả năng quan sát của mình. Cách làm hợp lý nhất là tấp xe vào lề đường, dừng xe lại, mở đèn pha và đèn cảnh báo nguy hiểm rồi chờ cho cơn mưa ngớt mới tiếp tục hành trình.
Theo DNSG
Vì vậy, khi phải lái xe trong mưa, bạn nên ghi nhớ và thực hiện một số hướng dẫn được đúc kết từ kinh nghiệm thực tế dưới đây để đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như tránh được các rủi ro khó lường khác.
Tăng tốc độ xe trong khi trời mưa rất nguy hiểm. Khi xe tiến vào quãng đường lầy lội, việc đầu tiên bạn cần làm là nhả nhẹ chân ga hay giảm tốc độ ngay lập tức để tránh cho các bánh xe không bị trượt.
Nên bật đèn pha và đèn ban ngày khi xe chạy trong cơn mưa. Điều này không chỉ giúp bạn thấy được phía trước rõ ràng hơn mà còn giúp cho các người lái phương tiện khác nhìn thấy xe của bạn.
Trong điều kiện thời tiết ẩm ướt, bạn hãy cố gắng phối hợp những thao tác điều khiển một cách nhẹ nhàng, từ tay lái, tay côn, phanh đến chân ga để hạn chế tối đa những sai sót và tình huống nguy hiểm.
Chạy xe với tốc độ chậm giúp bạn có thêm thời gian để phản ứng chính xác với những tình huống nguy hiểm khi trời mưa. Nếu trong điều kiện bình thường, bạn phải luôn giữ khoảng cách từ hai đến ba giây so với phương tiện trước mặt thì trong lúc trời mưa, khoảng thời gian này phải tăng gấp đôi.
2. Tập trung cao độ
Để tránh gây tai nạn, bạn cần tỉnh táo và tập trung cao độ vào tay lái. Không nên sử dụng điện thoại di động, kể cả nghe đài hay nghe nhạc trong khi lái xe dưới trời mưa.
Hãy thường xuyên quan sát xung quanh khi xe di chuyển để tránh xuất hiện những điểm mù giữa xe của mình và các phương tiện khác đang lưu thông trên đường, nhất là những chiếc xe tải và xe có rờ mooc.
Khi ở khoảng cách quá gần, tài xế của những phương tiện đó có thể không nhìn thấy xe của bạn, mặt khác, những mảng bụi nước hay bùn đất văng ra từ những chiếc xe to lớn ấy có thể làm mờ kính quan sát, cản trở tầm nhìn của bạn. Tốt nhất là tránh xa những chiếc xe quá khổ khi trời đang mưa.
Những cơn mưa đầu mùa thường tạo cho mặt đường độ nguy hiểm cao do những chất gây trơn trượt tích trữ từ mùa khô chưa được rửa trôi.
Đặc biệt, tại những ngã ba, ngã tư hoặc nơi các phương tiện hay tạm dừng dễ xuất hiện những nhễu dầu hay nhớt trên mặt đường, khi mưa xuống là chúng có cơ hội lan rộng, gây trơn trượt cho bánh xe.
Vì vậy, bạn phải chú tâm nhiều hơn khi lái xe vào những khu vực đó. Nên thực hiện thao tác rẽ một cách chậm rãi và khi cần thiết thì phanh nhẹ.
4. Xác định mức độ ngập của mặt đường
Nếu đi vào một đoạn đường bị ngập, bạn hãy cố gắng xác định độ ngập của mặt đường trước khi quyết định đi tiếp hay quay lại bằng cách so sánh mặt nước so với độ cao của vỉa hè hay mức độ chìm trong nước của lốp xe khác đang di chuyển giữa đường.
Tốt nhất là tránh những đoạn đường bị ngập nước. Nếu nhà bạn nằm trong khu vực thường bị ngập nước thì hãy chủ động theo dõi thời tiết để tìm giải pháp thích hợp nếu biết rằng con đường ấy có thể biến thành sông.
Bị rơi vào một hố sâu giữa một biển nước mênh mông thật sự là một tai họa lớn. Nếu bắt buộc phải lái xe vào đoạn đường ngập nước, bạn hãy ráng nhớ ra những vị trí có ổ gà hay ổ voi để tránh, nếu không, bạn sẽ thu được… bài học nhớ đời!
6. Điều chỉnh sự trượt bất thường
Nếu xe bị mất điều khiển ở bánh sau thì trước tiên bạn phải nhanh chóng rời chân khỏi bàn nhấn ga và đừng đạp phanh gấp. Hãy tận dụng chức năng của hệ thống ABS nếu xe được trang bị.
Sau khi xoay tay lái theo cùng hướng trượt của phần đuôi xe, bạn nên ngưng lại trong giây lát để chiếc xe có thời gian lấy lại độ ổn định, tiếp đó mới đánh lái theo hướng ngược lại. Kỹ thuật này giúp xe lấy lại trạng thái cân bằng sau khi bị trượt.
Trong trường hợp xe của bạn đang ở trên một mặt đường hẹp, không đủ không gian để thực hiện kỹ thuật trên thì phải bình tĩnh và căng mắt quan sát để đánh tay lái. Đừng tập trung vào những chướng ngại vật, mà chú ý vào những hướng hay con đường an toàn cho xe của bạn.
7. Đừng sử dụng hệ thống điều khiển hành trình
Nếu xe của bạn có trang bị hệ thống điều khiển hành trình (CCS – Cruise Control System) thì đừng sử dụng nó vì chức năng giữ tốc độ ổn định cho xe của hệ thống này không phát huy tác dụng khi lái xe trong lúc trời mưa.
Tốc độ của xe phải được thay đổi liên tục để đảm bảo sự thăng bằng cho xe theo điều kiện thực tế và cảm nhận của chính bạn.
8. Cẩn trọng trước khi đạp phanh
Thao tác dừng xe trên mặt đường ướt đòi hỏi nhiều thời gian hơn so với lúc lái xe trên mặt đường khô ráo. Vì vậy, bạn cần ước lượng càng chính xác càng tốt khoảng cách từ lúc đạp phanh đến điểm muốn xe dừng hẳn.
Để tránh cho xe không bị trượt khi đạp phanh, hãy thực hiện việc phanh khi bánh xe đang ở trạng thái chạy thẳng.
Nếu muốn giảm tốc khi thực hiện rẽ hướng, hãy nhả chân ga và đạp chân phanh một cách nhẹ nhàng cho đến khi các bánh xe trở lại trạng thái hướng thẳng lên phía trước, sau đó mới từ từ rẽ hướng.
9. Kiểm tra áp suất của bánh xe
Các bánh xe có áp suất thấp thường làm tăng khả năng trượt nước của xe khi di chuyển. Nên kiểm tra áp suất bánh xe thường xuyên, nhất là trong những ngày mưa nhiều để đảm bảo bánh xe đủ căng theo quy định.
Bên cạnh đó, độ mòn của bánh xe cũng có ảnh hưởng rất lớn đến độ an toàn khi lái xe trên những con đường trơn trượt hay ngập nước.
10. Thực hiện kiểm tra định kỳ xe theo đúng lịch và học hỏi cách xử lý tình huống
Ngoài việc đưa xe đến điểm bảo dưỡng theo đúng lịch trình để kiểm tra, thay thế hay sửa chữa những chi tiết đã mòn, bạn nên trang bị cho chiếc xe của mình những phương tiện sơ cứu cần thiết để đề phòng những tình huống bất trắc do thời tiết gây ra.
Với một số người, lái xe trong mưa mang lại những khoảnh khắc khá lãng mạn, nhưng nếu không tập trung vào việc giữ an toàn trên đường thì những giây phút lãng mạn đó có thể trở thành ác mộng.
Khi gặp phải một trận mưa quá lớn, xin đừng chủ quan với khả năng quan sát của mình. Cách làm hợp lý nhất là tấp xe vào lề đường, dừng xe lại, mở đèn pha và đèn cảnh báo nguy hiểm rồi chờ cho cơn mưa ngớt mới tiếp tục hành trình.
Theo DNSG
Bình luận