Đối với kỳ hạn 12 tháng, SCB đang là ngân hàng có lãi suất cao nhất với 6,8%/năm, áp dụng cho cả hình thức gửi tại quầy và gửi online.
Các ngân hàng có lãi suất cao tiếp theo là CBBank (6,55%/năm), VietABank, Kienlongbank (6,5%/năm),...
Ở kỳ hạn 9 tháng, CBBank là ngân hàng có lãi suất cao nhất (6,35%/năm), sau đó đến NCB và SCB (6,2%/năm). Một số ngân hàng khác có lãi suất ở mức 6%/năm là NamABank, GPBank, VieABank.
Ngoài ra, một số ngân hàng cộng thêm lãi suất đối với hình thức gửi tiết kiệm. Như NamABank áp dụng lãi suất kỳ hạn 9 tháng với gửi online là 6,2%/năm, SCB áp dụng 6,6%/năm,…
Ở kỳ hạn 3 tháng, VietBank, GPBank là 2 ngân hàng có mức lãi suất cao nhất ở mức tối đa 4%/năm. Thấp hơn một chút có NamABank, SCB (3,95%/năm), OCB, PVCombank (3,9%/năm),...
Trong khi đó, các ngân hàng hàng lớn đều niêm yết ở mức rất thấp, đa số thấp hơn 3,5%/năm. Chẳng hạn, Vietcombank chỉ 3,2%/năm; ACB, Techcombank (3,3%/năm), MB, Sacombank (3,4%/năm),...
Đối với các khoản tiền gửi lớn, ngân hàng Phương Đông (OCB) đang giữ vị trí đứng đầu với lãi suất cao nhất là 8,2%/năm. OCB áp dụng mức lãi suất này cho các khoản tiền gửi từ 500 tỷ đồng trở lên gửi tại kỳ hạn 13 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ.
Ngân hàng VietBank giữ vị trí thứ hai với lãi suất tiết kiệm ghi nhận được là 7,8%/năm. Tuy nhiên VietBank áp dụng lãi suất này cho mọi khoản tiền gửi tại kỳ hạn 13 tháng.
Ngân hàng ACB tiếp tục duy trì lãi suất 7,4%/năm đối với khoản tiết kiệm từ 30 tỷ đồng trở lên tại kỳ hạn 13 tháng, nắm giữ vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng lãi suất ngân hàng.
Theo sau đó là các ngân hàng Techcombank với lãi suất 7,1%/năm với số tiền 200 tỷ đồng trở lên và kỳ hạn 12 tháng. MSB lãi suất 7%/năm cũng với số tiền 200 tỷ đồng và kỳ hạn 13 tháng.
LienVietPostBank lãi suất 6,99%/năm với số tiền từ 300 tỷ đồng trở lên và kỳ hạn 60 tháng. ; HDBank và Sacombank cùng có lãi suất là 6,95%/năm với số tiền tương ứng từ 300 tỷ đồng và 500 tỷ đồng trở lên, kỳ hạn 13 tháng.
Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tính đến 14/4/2021, tín dụng toàn nền kinh tế đã tăng 3,34%. Trước đó, tính đến cuối ngày 31/3/2021, tín dụng mới chỉ đạt 9,46 triệu tỷ đồng, tương đương tăng 2,93% so với cuối năm 2020. Như vậy, chỉ trong 2 tuần đầu tháng 4, tín dụng toàn nền kinh tế đã tăng thêm 0,41 điểm phần trăm.
Bình luận