Tại buổi làm việc sáng 15/10, chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu kiến nghị Trung ương hỗ trợ đầu tư 12.000 tỷ đồng hỗ trợ xóa phòng học tạm và xây nhà công vụ cho giáo viên.
"Một tỉnh xa mà chưa có trường chuyên mới lạ"
Theo ông Chử, nguồn kinh phí đề xuất nói trên Lai Châu đề xuất sẽ đầu tư xây dựng, thay thế khoảng 1.000 phòng học tạm và hơn 200 phòng học nhờ, 1.200 phòng ở cho học sinh bán trú, xây 1.200 nhà công vụ cho giáo viên.
Vốn đề nghị Trung ương hỗ trợ sẽ chia thành 2 giai đoạn triển khai. Giai đoạn từ 2015 – 2020 là 6.000 tỷ đồng và từ 2021 -2030 là 6.000 tỷ đồng.
Ngoài ra, Lai Châu cũng đề xuất đầu tư 200 bộ thiết bị dùng chung, 700 bộ thiết bị làm quen máy tính, 150 bộ thiết bị đồ chơi ngoài trời với kinh phí dự kiến là 9 tỷ đồng.
Trước đoàn công tác của Bộ trưởng GD-ĐT Phạm Vũ Luận, ông Chử cũng nêu những khó khăn, bất cập của giáo dục tỉnh Lai Châu cần có cơ chế tháo gỡ trong thời gian tới.
Cụ thể, xem xét để có cơ chế, chính sách đặc thù đối với một số tỉnh miền núi biên giới phía Bắc. Cho phép một số cơ sở giáo dục ĐH mở lớp liên kết đào tạo trình độ thạc sỹ tại tỉnh cho cán bộ, công chức, viên chức nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho tỉnh.
"Đồng thời, đề nghị bộ quan tâm hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn để góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh..." – ông Chử đề xuất.
Đồng quan điểm, Bí thư tỉnh Lai Châu Lò Văn Giàng tiếp lời "với địa hình khó khăn nên có cơ chế đặc thù để giải quyết – chứ cứ đánh đồng rất khó giải quyết vấn đề chất lượng."
Cơ chế đặc thù theo ông Giàng là cần phải có đầu tư cho đào tạo nhân lực. Hiện Lai Châu chưa có trường chuyên nên "lò" đào tạo nhân tài chưa có và chúng tôi vẫn đang...đi xin.
"Một tỉnh xa và nhiều khó khăn như Lai Châu mà chưa có trường chuyên thì mới lạ" – lời Bí thư Giàng. Mặc khác, Lai Châu cũng mong muốn được đầu tư nâng cấp
Giáo viên hết 5 năm công tác ở lại vùng khó vẫn hưởng phụ cấp
Đáp lại những băn khăn của lãnh đạo tỉnh Lai Châu, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận quả quyết: Về biên chế giáo viên phải có phối kết hợp của ngành Nội vụ. Vấn đề này không thể ngồi giải quyết ở phòng máy lạnh mà phải có thực tế.
Gỡ rối cho Sở GD-ĐT Lai Châu về những thắc mắc liên quan đến phụ cấp thu hút cho giáo viên, Bộ trưởng khẳng định: Với những giáo viên hết thời hạn công tác 5 năm ở vùng khó khăn, nếu ở lại công tác vẫn được hưởng phụ cấp thu hút.
Riêng thắc mắc "giáo viên đang công tác ở vùng khó khăn này chuyển sang vùng khó khăn khác có được hưởng phụ cấp thu hút?" – Bộ trưởng ghi nhận và sẽ có hướng dẫn cụ thể.
Bộ trưởng cũng cam kết với lãnh đạo tỉnh Lai Châu đến 2015 tỉnh sẽ có trường chuyên.
Về kinh phí đầu tư, Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất (Bộ GD-ĐT) Trần Duy Tạo cho biết, hiện Chính phủ đã phê duyệt chương trình kiên cố hóa trường học với kinh phí đầu tư là 3.700 tỷ đồng. Trong đó, sẽ dành 40% đầu tư các các tỉnh miền núi, trong đó có Lai Châu.
Song song với việc ưu tiên xây dựng phòng học cho học sinh và nhà ở cho giáo viên mầm mon, Bộ GD-ĐT đã có bàn với Bộ Kế hoạch đầu tư về việc xây dựng trường chuyên ở Lai Châu.
Theo Kiều Oanh/Báo Vietnamnet
"Một tỉnh xa mà chưa có trường chuyên mới lạ"
Theo ông Chử, nguồn kinh phí đề xuất nói trên Lai Châu đề xuất sẽ đầu tư xây dựng, thay thế khoảng 1.000 phòng học tạm và hơn 200 phòng học nhờ, 1.200 phòng ở cho học sinh bán trú, xây 1.200 nhà công vụ cho giáo viên.
Đoàn công tác của Bộ GD-ĐT làm việc tại Lai Châu sáng 15/10. |
Ngoài ra, Lai Châu cũng đề xuất đầu tư 200 bộ thiết bị dùng chung, 700 bộ thiết bị làm quen máy tính, 150 bộ thiết bị đồ chơi ngoài trời với kinh phí dự kiến là 9 tỷ đồng.
Trước đoàn công tác của Bộ trưởng GD-ĐT Phạm Vũ Luận, ông Chử cũng nêu những khó khăn, bất cập của giáo dục tỉnh Lai Châu cần có cơ chế tháo gỡ trong thời gian tới.
Cụ thể, xem xét để có cơ chế, chính sách đặc thù đối với một số tỉnh miền núi biên giới phía Bắc. Cho phép một số cơ sở giáo dục ĐH mở lớp liên kết đào tạo trình độ thạc sỹ tại tỉnh cho cán bộ, công chức, viên chức nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho tỉnh.
"Đồng thời, đề nghị bộ quan tâm hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn để góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh..." – ông Chử đề xuất.
Đồng quan điểm, Bí thư tỉnh Lai Châu Lò Văn Giàng tiếp lời "với địa hình khó khăn nên có cơ chế đặc thù để giải quyết – chứ cứ đánh đồng rất khó giải quyết vấn đề chất lượng."
Cơ chế đặc thù theo ông Giàng là cần phải có đầu tư cho đào tạo nhân lực. Hiện Lai Châu chưa có trường chuyên nên "lò" đào tạo nhân tài chưa có và chúng tôi vẫn đang...đi xin.
"Một tỉnh xa và nhiều khó khăn như Lai Châu mà chưa có trường chuyên thì mới lạ" – lời Bí thư Giàng. Mặc khác, Lai Châu cũng mong muốn được đầu tư nâng cấp
Giáo viên hết 5 năm công tác ở lại vùng khó vẫn hưởng phụ cấp
Đáp lại những băn khăn của lãnh đạo tỉnh Lai Châu, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận quả quyết: Về biên chế giáo viên phải có phối kết hợp của ngành Nội vụ. Vấn đề này không thể ngồi giải quyết ở phòng máy lạnh mà phải có thực tế.
Gỡ rối cho Sở GD-ĐT Lai Châu về những thắc mắc liên quan đến phụ cấp thu hút cho giáo viên, Bộ trưởng khẳng định: Với những giáo viên hết thời hạn công tác 5 năm ở vùng khó khăn, nếu ở lại công tác vẫn được hưởng phụ cấp thu hút.
Riêng thắc mắc "giáo viên đang công tác ở vùng khó khăn này chuyển sang vùng khó khăn khác có được hưởng phụ cấp thu hút?" – Bộ trưởng ghi nhận và sẽ có hướng dẫn cụ thể.
Bộ trưởng cũng cam kết với lãnh đạo tỉnh Lai Châu đến 2015 tỉnh sẽ có trường chuyên.
Về kinh phí đầu tư, Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất (Bộ GD-ĐT) Trần Duy Tạo cho biết, hiện Chính phủ đã phê duyệt chương trình kiên cố hóa trường học với kinh phí đầu tư là 3.700 tỷ đồng. Trong đó, sẽ dành 40% đầu tư các các tỉnh miền núi, trong đó có Lai Châu.
Song song với việc ưu tiên xây dựng phòng học cho học sinh và nhà ở cho giáo viên mầm mon, Bộ GD-ĐT đã có bàn với Bộ Kế hoạch đầu tư về việc xây dựng trường chuyên ở Lai Châu.
Theo Kiều Oanh/Báo Vietnamnet
Bình luận