Cây nhãn là loại cây quen thuộc với người dân Việt Nam từ lâu đời. Chúng ta thường biết đến việc sử dụng quả nhãn mà không để ý rằng lá nhãn cũng mang lại không ít lợi ích cho sức khỏe. Vậy, lá nhãn có tác dụng gì và lá nhãn có uống được không?
Lá nhãn có uống được không?
Câu trả lời là có. Theo các chuyên gia, lá nhãn và búp nhãn non đun sôi trong nước giúp bổ sung thêm một lượng nhỏ vitamin và nguyên tố vi lượng tốt cho cơ thể.
Bạn có thể sử dụng lá nhãn đun sôi để bổ sung khí huyết. Dưới đây là những tác dụng cụ thể của lá nhãn đối với sức khỏe bạn nên biết.
Tác dụng của lá nhãn với sức khỏe
Lá nhãn chữa bệnh thận
Theo dân gian, lá nhãn có khả năng làm chậm quá tình phát triển của bệnh suy thận và cải thiện tốt các chức năng thận. Đặc biệt chúng tác dụng tốt với những bệnh nhân viêm cầu thận cấp và mạn tính, hay những người bị suy thận mạn tính phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận. Do đó, việc dùng lá nhãn có thể giúp người bệnh giảm việc điều trị chạy thận thường xuyên.
Đông y đã ghi nhận công dụng của lá nhãn có thể chữa những chứng bệnh liên quan về thận như: Chữa viêm cầu thận cấp, viêm cầu thận mạn, suy thận mạn.
Trị các bệnh ngoài da
Lá nhãn giúp giải độc, diệt virus. Tắm bằng lá nhãn có thể giúp diệt vi khuẩn ngoài da, phòng ngừa các loại bệnh ngoài da, giảm ngứa ngáy.
Hỗ trợ điều trị mất ngủ
Lá nhãn giúp an thần nhất định, có lợi cho giấc ngủ, tốt cho những người thường bị mất ngủ, ngủ không sâu giấc hoặc hay bị tỉnh giấc.
Bổ khí huyết
Nước lá nhãn đun sôi tác dụng bổ khí huyết, có thể cải thiện triệu chứng như sắc da nhợt nhạt, tứ chi mỏi mệt do khí huyết không lưu thông.
Trị cảm mạo, sốt rét
Trà lá nhãn giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng cảm lạnh, sốt rét hoặc phòng ngừa cảm cúm, cảm lạnh.
Bài viết trên đã giải đáp về câu hỏi "Lá nhãn có uống được không?". Tuy nhiên, nếu muốn sử dụng lá nhãn với bất kỳ mục đích y khoa nào, bạn cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn, hướng dẫn, tránh tự ý sử dụng.
Bình luận