Gần 20 năm qua, ông Dũng chỉ sử dụng độc món khoái khẩu là 1/4 chiếc bánh mỳ chấm muối trắng, hễ ăn cơm vào là ông bị thổ huyết, ốm thập tử nhất sinh. Ăn ít như vậy nhưng ông lại vô cùng khỏe mạnh.
Thấy cơm là sợ
Ông Nguyễn Văn Hùng (SN 1960, ngụ ấp Nhân Hòa, xã Tây Hòa, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) được bà con địa phương gọi cái tên quen thuộc Dũng “giác” bởi cái nghề đấm bóp, giác hơi, bấm huyệt gắn chặt với ông từ tấm bé. Ông Hùng có dáng người mảnh khảnh, mái tóc hoa râm, giọng nói, nụ cười mộc mạc, chân chất. Ông Dũng “giác” giơ cao cánh tay rắn rỏi khoe: “Nhìn tôi gầy thế thôi nhưng còn khỏe lắm, lâu rồi chẳng còn bệnh tật gì”.
Ông Dũng kể, cuộc đời ông trải qua 3 lần “thập tử nhất sinh”, thậm chí có lúc bác sĩ trả về cho gia đình lo hậu sự. Ông từng nắm tay vợ trăng trối, gửi gắm những di nguyện cuối cùng cho người thân. Nhưng rồi mọi chuyện thay đổi nhanh chóng, ông khỏe mạnh, yêu đời trở lại. Cũng từ những lần trở về từ cõi chết đó, ông bỗng nhiên mắc chứng… sợ cơm. Chính xác là đã 17 năm, ông ít khi ăn cơm cùng gia đình. Họa hoằn lắm ông Dũng “giác” mới ăn vài muỗng cơm trắng để làm vui lòng vợ con.
Ông Dũng tâm sự, ông sinh ra và lớn lên cũng bình thường như bao người. Rồi ông lấy vợ và có 5 người con. Thường ngày, ông châm cứu, giác hơi chữa các bệnh thông thường như nhức mỏi, trật khớp để mưu sinh. Và ngay từ thuở bé, ông đã ăn cơm rất ít. Dù cha mẹ ép buộc thế nào thì mỗi bữa, ông cũng chỉ ăn nhiều nhất một chén cơm trắng.
Kể về chứng sợ cơm của mình, ông hóm hỉnh nói: “Năm 1997, trong một lần đi châm cứu cho người bệnh xa nhà, trên đường về tự nhiên tôi đau bụng dữ dội. Dù hôm đó tôi chưa ăn gì nhưng không hề có cảm giác đói bụng. Tôi càng đau đớn hơn gấp bội khi thoáng nghĩ về thứ thức ăn nào đó. Cứ thế, tôi ôm bụng đi lang thang. Đúng một tuần lễ, tôi không về nhà cũng chẳng ăn gì, chỉ uống nước cầm hơi.
Một người hàng xóm phát hiện tôi bên đường nên chở về. Người tôi lúc đó đau đớn quằn quại. Nghĩ rằng mình không còn sống được bao lâu nữa, tôi gọi vợ vào căn dặn việc chăm lo cho các con. Vợ con tôi sợ hãi gào khóc thảm thiết. Trong thoáng chốc, như có ai xui khiến, tôi nhoài dậy cố lết thân ra vườn nhà ngắt 2 lá cây trinh nữ hoàng cung vào chế nước uống. Uống xong, bụng tôi sôi sùng sục. Gần như nguyên ngày tôi ngồi trong nhà vệ sinh nhưng chỉ đại tiện ra toàn nước có mùi hôi khủng khiếp. Sau đó, tôi hồi phục dần thể lực”.
Dù sức khỏe cải thiện nhưng ông Dũng “giác” chẳng chịu ăn bất cứ thứ gì. Vợ ông nấu cơm, nấu cháo nhưng ông kiên quyết không ăn. Ông chỉ uống rất nhiều nước. Mấy ngày sau, ông mới gặm được nửa ổ bánh mì không. Từ đây chế độ dinh dưỡng của ông hoàn toàn thay đổi. Mỗi ngày, ông vẫn chia làm 3 bữa, nhưng mỗi bữa chỉ có bánh mì, miếng thịt nhỏ xíu, hoặc vài cọng bún khô. Những lúc có cảm giác thèm cơm, ông cố ăn vào thế nhưng ngay lập tức lại nôn thốc nôn tháo ra. Đi bệnh viện khám, các bác sĩ kết luận ông bị chứng “chai gan, viêm dạ dày” khó ăn uống. Bác sĩ kê đơn thuốc, đưa ra chế độ dĩnh dưỡng nhưng ông Dũng “giác” chẳng hề tuân thủ. Ông vẫn bỏ ăn hàng ngày.
Bà Nguyễn Thị Thục (SN 1961, vợ ông) kể: “Chuyện ông ấy 2-3 ngày, thậm chí cả tuần không đụng đến cơm hay thức ăn là điều bình thường. Ban đầu gia đình vô cùng sợ hãi. Nhưng chúng tôi ép ông ấy ăn thì ông ấy lại đổ bệnh. Sau này, thấy ông ấy ăn rất ít, thậm chí ngày không ăn lại khỏe mạnh hơn nên chúng tôi đành chấp nhận. Tôi nhiều lần chứng kiến ông ấy vì ăn cơm mà thổ huyết, “chết đi sống lại”. Bây giờ, tôi cũng như các con chẳng ai dám can thiệp đến chuyện ông ấy “tuyệt thực”. Chúng tôi cứ để tùy ý ông ấy muốn ăn gì cũng được”.
Chế độ dinh dưỡng “độc nhất vô nhị”
Ông Dũng “giác” bắt đầu mắc chứng sợ cơm còn bắt đầu từ lần “thổ huyết”. Ông nhớ lại: “Hôm đó tôi đang giác hơi cho một vị khách hàng, bất ngờ máu từ miệng tôi cứ phun ra òng ọc ướt đẫm cả vị khách. Chuyện thổ huyết khiến tôi đinh ninh mình khó qua khỏi. Tôi lại được đưa đến bệnh viện. Bác sĩ kết luận tôi bị xuất huyết bao tử. Lúc này tôi mới nhớ ra việc thổ huyết hoàn toàn là do tôi có ăn cơm vào tối hôm trước. Lần khác, buổi tối tôi ăn nhiều cơm thì sáng hôm sau lại thổ huyết. Từ đó tôi gần như tuyệt đối bỏ hẳn cơm. Những lúc thèm tôi chỉ cầm đũa xêu vài miếng cho qua chuyện. Thật không thể tin nổi tôi không ăn cơm lại khỏe mạnh còn ăn cơm vào thì bị bệnh”.
Chế độ ăn uống của ông Dũng “giác” không chỉ “từ mặt cơm” mà còn kiêng khem luôn những thứ như canh (bất cứ loại canh nào), đồ ăn có dầu mỡ, bánh trái, đồ ngọt. Món lương thực khoái khẩu của “dị nhân” này chỉ đơn giản là bánh mì chấm muối trắng. Tuy nhiên, theo chia sẻ mỗi lần ăn ông chỉ sử dụng hết ¼ cái bánh mì. Ngoài ra, ông Dũng “giác” còn có “hứng thú” với bún khô.
Thấy chúng tôi có vẻ ngạc nhiên trước bản thực đơn đó, ông Dũng cười: “Các chú yên tâm, tôi khỏe lắm, lâu rồi chẳng bệnh tật gì. Khối người bằng tuổi tôi đã tìm về với ông bà rồi”.
Dù ăn ít nhưng ông Dũng chia sẻ, ông ít khi bỏ bữa ăn sáng. Mỗi buổi sáng, khi thì ông ăn bánh mì, bún, hoặc một loại thịt nướng nào đó (theo mô tả nó chỉ lớn bằng đầu ngón tay). Buổi trưa, ông có thể nhịn ăn. Đến chiều, ông uống nước cầm hơi hoặc ăn thêm chút ít đồ ăn. Chế độ ăn uống “độc nhất vô nhị” chẳng ảnh hưởng gì đến sức khỏe ông Dũng. Gần 60 tuổi, mỗi ngày ông vẫn bắt mạch, đấm bóp, giác hơi cho bà con khắp xa gần. Tính ông Dũng “giác” vui vẻ, hòa đồng nên nhà ông lúc nào cũng có khách vào ra.
Ông Dũng cho biết, để giữ gìn sức khỏe ông còn có một chế độ tập luyện thể dục khá bài bản. Ông có chút kiến thức y học cổ truyền nên ông tự mua sách về tập yoga, khí công. Ngoại trừ lúc làm việc, ông luôn ngồi trong tư thế thiền yoga. Ông còn chia sẻ, muốn cho người khỏe mạnh trước hết phải giữ cho mình cái tâm trong sạch, bớt chuyện toan tính thiệt hơn. Ông Dũng bảo: “Chuyện tôi sợ cơm chẳng phải là tài năng hay dị nhân gì, thú thật có lúc tôi thèm cơm lắm mà chẳng dám ăn vì sợ tái phát bệnh tật. Qua đây, tôi cùng muốn tìm hiểu nguyên nhân vì sao mình có thể sống mà ăn uống kiêng khem như trong gần 20 năm được”.
Nguồn: Xuân Thủy - Huy Hùng(Tuổi trẻ & Đời sống)
Thấy cơm là sợ
Ông Nguyễn Văn Hùng (SN 1960, ngụ ấp Nhân Hòa, xã Tây Hòa, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) được bà con địa phương gọi cái tên quen thuộc Dũng “giác” bởi cái nghề đấm bóp, giác hơi, bấm huyệt gắn chặt với ông từ tấm bé. Ông Hùng có dáng người mảnh khảnh, mái tóc hoa râm, giọng nói, nụ cười mộc mạc, chân chất. Ông Dũng “giác” giơ cao cánh tay rắn rỏi khoe: “Nhìn tôi gầy thế thôi nhưng còn khỏe lắm, lâu rồi chẳng còn bệnh tật gì”.
Ông Dũng kể, cuộc đời ông trải qua 3 lần “thập tử nhất sinh”, thậm chí có lúc bác sĩ trả về cho gia đình lo hậu sự. Ông từng nắm tay vợ trăng trối, gửi gắm những di nguyện cuối cùng cho người thân. Nhưng rồi mọi chuyện thay đổi nhanh chóng, ông khỏe mạnh, yêu đời trở lại. Cũng từ những lần trở về từ cõi chết đó, ông bỗng nhiên mắc chứng… sợ cơm. Chính xác là đã 17 năm, ông ít khi ăn cơm cùng gia đình. Họa hoằn lắm ông Dũng “giác” mới ăn vài muỗng cơm trắng để làm vui lòng vợ con.
Gần 20 năm qua, ông Dũng cứ thấy cơm là sợ |
Ông Dũng tâm sự, ông sinh ra và lớn lên cũng bình thường như bao người. Rồi ông lấy vợ và có 5 người con. Thường ngày, ông châm cứu, giác hơi chữa các bệnh thông thường như nhức mỏi, trật khớp để mưu sinh. Và ngay từ thuở bé, ông đã ăn cơm rất ít. Dù cha mẹ ép buộc thế nào thì mỗi bữa, ông cũng chỉ ăn nhiều nhất một chén cơm trắng.
Kể về chứng sợ cơm của mình, ông hóm hỉnh nói: “Năm 1997, trong một lần đi châm cứu cho người bệnh xa nhà, trên đường về tự nhiên tôi đau bụng dữ dội. Dù hôm đó tôi chưa ăn gì nhưng không hề có cảm giác đói bụng. Tôi càng đau đớn hơn gấp bội khi thoáng nghĩ về thứ thức ăn nào đó. Cứ thế, tôi ôm bụng đi lang thang. Đúng một tuần lễ, tôi không về nhà cũng chẳng ăn gì, chỉ uống nước cầm hơi.
Video dị nhân phóng ra điện
Một người hàng xóm phát hiện tôi bên đường nên chở về. Người tôi lúc đó đau đớn quằn quại. Nghĩ rằng mình không còn sống được bao lâu nữa, tôi gọi vợ vào căn dặn việc chăm lo cho các con. Vợ con tôi sợ hãi gào khóc thảm thiết. Trong thoáng chốc, như có ai xui khiến, tôi nhoài dậy cố lết thân ra vườn nhà ngắt 2 lá cây trinh nữ hoàng cung vào chế nước uống. Uống xong, bụng tôi sôi sùng sục. Gần như nguyên ngày tôi ngồi trong nhà vệ sinh nhưng chỉ đại tiện ra toàn nước có mùi hôi khủng khiếp. Sau đó, tôi hồi phục dần thể lực”.
Dù sức khỏe cải thiện nhưng ông Dũng “giác” chẳng chịu ăn bất cứ thứ gì. Vợ ông nấu cơm, nấu cháo nhưng ông kiên quyết không ăn. Ông chỉ uống rất nhiều nước. Mấy ngày sau, ông mới gặm được nửa ổ bánh mì không. Từ đây chế độ dinh dưỡng của ông hoàn toàn thay đổi. Mỗi ngày, ông vẫn chia làm 3 bữa, nhưng mỗi bữa chỉ có bánh mì, miếng thịt nhỏ xíu, hoặc vài cọng bún khô. Những lúc có cảm giác thèm cơm, ông cố ăn vào thế nhưng ngay lập tức lại nôn thốc nôn tháo ra. Đi bệnh viện khám, các bác sĩ kết luận ông bị chứng “chai gan, viêm dạ dày” khó ăn uống. Bác sĩ kê đơn thuốc, đưa ra chế độ dĩnh dưỡng nhưng ông Dũng “giác” chẳng hề tuân thủ. Ông vẫn bỏ ăn hàng ngày.
Người đàn ông suốt 20 năm qua mắc chứng sợ cơm |
Bà Nguyễn Thị Thục (SN 1961, vợ ông) kể: “Chuyện ông ấy 2-3 ngày, thậm chí cả tuần không đụng đến cơm hay thức ăn là điều bình thường. Ban đầu gia đình vô cùng sợ hãi. Nhưng chúng tôi ép ông ấy ăn thì ông ấy lại đổ bệnh. Sau này, thấy ông ấy ăn rất ít, thậm chí ngày không ăn lại khỏe mạnh hơn nên chúng tôi đành chấp nhận. Tôi nhiều lần chứng kiến ông ấy vì ăn cơm mà thổ huyết, “chết đi sống lại”. Bây giờ, tôi cũng như các con chẳng ai dám can thiệp đến chuyện ông ấy “tuyệt thực”. Chúng tôi cứ để tùy ý ông ấy muốn ăn gì cũng được”.
Chế độ dinh dưỡng “độc nhất vô nhị”
Ông Dũng “giác” bắt đầu mắc chứng sợ cơm còn bắt đầu từ lần “thổ huyết”. Ông nhớ lại: “Hôm đó tôi đang giác hơi cho một vị khách hàng, bất ngờ máu từ miệng tôi cứ phun ra òng ọc ướt đẫm cả vị khách. Chuyện thổ huyết khiến tôi đinh ninh mình khó qua khỏi. Tôi lại được đưa đến bệnh viện. Bác sĩ kết luận tôi bị xuất huyết bao tử. Lúc này tôi mới nhớ ra việc thổ huyết hoàn toàn là do tôi có ăn cơm vào tối hôm trước. Lần khác, buổi tối tôi ăn nhiều cơm thì sáng hôm sau lại thổ huyết. Từ đó tôi gần như tuyệt đối bỏ hẳn cơm. Những lúc thèm tôi chỉ cầm đũa xêu vài miếng cho qua chuyện. Thật không thể tin nổi tôi không ăn cơm lại khỏe mạnh còn ăn cơm vào thì bị bệnh”.
Chế độ ăn uống của ông Dũng “giác” không chỉ “từ mặt cơm” mà còn kiêng khem luôn những thứ như canh (bất cứ loại canh nào), đồ ăn có dầu mỡ, bánh trái, đồ ngọt. Món lương thực khoái khẩu của “dị nhân” này chỉ đơn giản là bánh mì chấm muối trắng. Tuy nhiên, theo chia sẻ mỗi lần ăn ông chỉ sử dụng hết ¼ cái bánh mì. Ngoài ra, ông Dũng “giác” còn có “hứng thú” với bún khô.
Hũ rượu không thể thiếu của ông Dũng “giác” |
Thấy chúng tôi có vẻ ngạc nhiên trước bản thực đơn đó, ông Dũng cười: “Các chú yên tâm, tôi khỏe lắm, lâu rồi chẳng bệnh tật gì. Khối người bằng tuổi tôi đã tìm về với ông bà rồi”.
Dù ăn ít nhưng ông Dũng chia sẻ, ông ít khi bỏ bữa ăn sáng. Mỗi buổi sáng, khi thì ông ăn bánh mì, bún, hoặc một loại thịt nướng nào đó (theo mô tả nó chỉ lớn bằng đầu ngón tay). Buổi trưa, ông có thể nhịn ăn. Đến chiều, ông uống nước cầm hơi hoặc ăn thêm chút ít đồ ăn. Chế độ ăn uống “độc nhất vô nhị” chẳng ảnh hưởng gì đến sức khỏe ông Dũng. Gần 60 tuổi, mỗi ngày ông vẫn bắt mạch, đấm bóp, giác hơi cho bà con khắp xa gần. Tính ông Dũng “giác” vui vẻ, hòa đồng nên nhà ông lúc nào cũng có khách vào ra.
Ông Dũng cho biết, để giữ gìn sức khỏe ông còn có một chế độ tập luyện thể dục khá bài bản. Ông có chút kiến thức y học cổ truyền nên ông tự mua sách về tập yoga, khí công. Ngoại trừ lúc làm việc, ông luôn ngồi trong tư thế thiền yoga. Ông còn chia sẻ, muốn cho người khỏe mạnh trước hết phải giữ cho mình cái tâm trong sạch, bớt chuyện toan tính thiệt hơn. Ông Dũng bảo: “Chuyện tôi sợ cơm chẳng phải là tài năng hay dị nhân gì, thú thật có lúc tôi thèm cơm lắm mà chẳng dám ăn vì sợ tái phát bệnh tật. Qua đây, tôi cùng muốn tìm hiểu nguyên nhân vì sao mình có thể sống mà ăn uống kiêng khem như trong gần 20 năm được”.
Nguồn: Xuân Thủy - Huy Hùng(Tuổi trẻ & Đời sống)
Bình luận