Lá lốt là loại rau thơm ngon được người Việt Nam ưa chuộng. Ngoài là món ăn, lá lột cũng chính là thành phần của những liều thuốc Đông y xưa. Lá lốt nếu dùng đúng cách sẽ tốt cho sức khỏe, nhưng nếu dùng sai cách lại vô cùng hại.
Tổng quan về cây lá lốt
Theo y học cổ truyền, lá lốt hơi cay, có vị nồng, tính ấm, tác dụng làm ấm bụng, trừ lạnh và giảm đau, thường dùng để chữa đau nhức xương khớp, chứng ra nhiều mồ hôi tay chân, mụn nhọt... Còn theo nghiên cứu y học hiện đại, lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau khá tốt.
Lá lốt là loại rau gia vị quen thuộc và được dùng phổ biến trong nấu nướng. Ngoài ra, lá lốt còn được dùng làm thuốc chữa bệnh, vậy cụ thể những tác dụng của lá lốt là gì và cách sử dụng ra sao.
Ngoài làm thuốc, lá lốt có thể sử dụng để ăn sống như các loại rau thơm hoặc làm rau gia vị.
Thành phần dinh dưỡng
Trong 100g lá lốt chứa nhiều dưỡng chất quan trọng cho cơ thể, như:
- Năng lượng: 39 kcal, nước: 86,5g, protein: 4,3g, chất xơ: 2,5g,
- Canxi: 260mg, photpho: 980mg,
- Sắt: 4,1mg, vitamin C: 34mg
Rễ lá lốt chứa chất benzyl axetat, còn lá và thân chứa chất alkaloid và beta-caryophylen.
Lá lốt mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nếu sử dụng đúng cách, có nhiều bài thuốc chữa bệnh có thành phần từ lá lốt. Tuy nhiên các chuyên gia cũng khuyến cáo không nên quá lạm dụng lá lốt và học theo những mẹo chữa bệnh từ lá lốt không có nguồn chính thống.
Tác hại của lá lốt nếu sử dụng sai cách
Tuy nhiều công dụng nhưng không phải ai cũng có thể dùng. Đối với những người bị đau dạ dày thì đây chính là loại lá nên tránh xa, vì với tính nóng, lá lốt sẽ làm cho tình trạng bệnh thêm một nguy hiểm hơn.
Ăn quá nhiều lá lốt, khoảng trên 100g/ngày có thể khiến bạn gặp một số vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu, đầy bụng, ợ nóng.
Lá lốt có tính nóng nên nếu phụ nữ đang cho con bú sử dụng quá nhiều có thể bị mất sữa hoặc làm sữa bị loãng không đủ chất.
Bình luận